Vì lo ngại Ả Rập Saudi bán thẳng cổ phần của tập đoàn dầu mỏ nhà nước Ả Rập Aramco, quan chức Mỹ-Nhật Bản đang thuyết phục Ả Rập Saudi xem xét niêm yết cổ phiếu lần đầu phát hành ra công chúng (IPO) của Aramco tại một sàn cổ phiếu quốc tế. Động thái này xuất phát từ lo ngại chính quyền Riyadh sẽ trực tiếp bán thẳng cổ phần Aramco cho Trung Quốc thay vì phát hành IPO.
Báo The Wall Street Journal dẫn lời một số nguồn tin nội bộ cũng tiết lộ ngay từ khi thông tin Trung Quốc muốn mua trực tiếp, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã tổ chức nhiều cuộc gặp với quan chức phía Ả Rập Saudi. Chính quyền Mỹ vài tháng qua cũng tỏ ý quan tâm và thuyết phục Riyadh niêm yếu IPO tại sàn chứng khoán New York.
Là một phần trong nỗ lực cải cách kinh tế, Ả Rập Saudi từ năm 2016 đã lên kế hoạch niêm yết 5% (ước tính trị giá khoảng 75 tỉ USD) cổ phần của Aramco, tập đoàn dầu mỏ lớn nhất thế giới, dưới hình thức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Các nguồn tin biết rõ kế hoạch IPO cho biết do tình hình chính trị trong nước mà cụ thể là việc Thái tử Mohammed bin Salman đang tập trung củng cố quyền lực, nên kế hoạch không thể thực hiện trong năm 2017 này mà sẽ dời đến năm 2018.
Theo đó, số IPO sẽ được niêm yết trên sàn chứng khoán Tadawul của Ả Rập Saudi và một sàn chứng khoán quốc tế. Hiện các sàn ở Hồng Kông, Luân Đôn và New York đang cạnh tranh nhau.
Tuy nhiên, các đối tác Trung Quốc vào giữa tháng 10.2017 bất ngờ ra đề nghị mua trực tiếp cổ phần của Aramco mà không cần chờ tới đợt IPO. Hiện chính quyền Riyadh đang xem xét đề nghị này, theo các nguồn tin.
Vào ngày 4.11, Tổng thống Mỹ Donald Trump trên trang Twitter cá nhân viết: “Sẽ đánh giá cao nếu Ả Rập Saudi niêm yếu IPO của Aramco trên sàn chứng khoán New York. Rất quan trọng đối với Mỹ”.
Trong tuần qua, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết: “Một vụ niêm yết IPO ở Mỹ sẽ là một biểu tượng quan trọng cho quan hệ năng lượng Mỹ-Ả Rập Saudi ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu”.
Hiện Bộ Năng lượng Ả Rập Saudi chưa đưa ra bình luận gì về chuyện này, The Wall Street Journal cho hay.
Theo một trong các nguồn tin, Mỹ lo rằng một khi đã nắm được cổ phần trong Aramco, Trung Quốc sẽ củng cố vị thế là quốc gia tiêu thụ dầu lớn và ổn định của Ả Rập Saudi, qua đó lập được mối quan hệ chặt chẽ với quốc gia Hồi giáo vốn là đồng minh lâu năm này của Mỹ.
Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới và đang tìm cách đảm bảo nguồn cung dầu thô ổn định để nền kinh tế tiếp tục phát triển, còn Aramco nắm giữ khoảng 16% trữ lượng dầu của thế giới và là một trong những nhà xuất khẩu dầu lớn nhất, theo The Wall Street Journal.
Theo một nguồn tin khác, bất cứ động thái nào có khả năng cho phép Trung Quốc tiếp cận với dầu mỏ của Ả Rập Saudi đều đáng báo động, vì Tokyo phụ thuộc vào nguồn cung này.
Trung Quốc có khả năng sở hữu cổ phần Aramco
Các nguồn tin đánh giá thậm chí khi kế hoạch IPO được giữ nguyên chứ không bán trực tiếp, thì Aramco vẫn sẽ bán một phần cổ phần cho Trung Quốc. Trong các vụ phát hành IPO lớn, các công ty để đảm bảo có đủ nhu cầu thường sẽ bán một lượng cổ phần lớn cho những nhà đầu tư chủ chốt (cornerstone investors).
Vì vụ IPO của Aramco là thương vụ lớn nhất từ trước đến nay, nên tập đoàn này sẽ cần một hoặc vài nhà đầu tư chủ chốt. Aramco hy vọng một quỹ của chính phủ Trung Quốc sẽ nằm trong danh sách nhà đầu tư loại này, các nguồn tin cho biết.
Theo một nguồn tin, những cuộc đàm phán với Trung Quốc vẫn mới ở giai đoạn đầu, và để thương vụ được thúc đẩy thì các quan chức cấp cao nhất, hay thậm chí là lãnh đạo hai nước, phải tham gia bàn bạc.
The Wall Street Journal cho biết để đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, Trung Quốc đang mua dầu và là nhà tiêu thụ dầu lớn của Iran, đối thủ của Ả Rập Saudi trong khu vực. Do đó, Riyadh muốn dùng Aramco để khiến Bắc Kinh chấm dứt với Iran. Theo bà Amy Myers Jaffe, chuyên gia về năng lượng và môi trường của tổ chức Hội đồng Quan hệ quốc tế (CFR): “Không có nghi ngờ gì việc Ả Rập Saudi dùng dầu mỏ như một công cụ để Trung Quốc ra khỏi Iran”.
Hiện Ả Rập Saudi đang phải chật vật giữ thị phần của mình trong thị trường dầu mỏ Trung Quốc. Quốc gia Trung Đông này đã phải cắt giảm sản lượng nhằm thực hiện nỗ lực đẩy giá dầu tăng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Vào tháng 3 vừa qua, Quốc vương Ả Rập Saudi Salman đã sang thăm Trung Quốc. Quan chức hai bên đã bàn bạc về đầu tư của Ả Rập Saudi vào ngành lọc hóa dầu Trung Quốc. Đây được xem là một cách để đảm bảo Bắc Kinh sẽ mua dầu thô của Riyadh.
Tuy nhiên, nỗ lực mở rộng ảnh hưởng ngoại giao và chính trị của Trung Quốc sẽ vấp phải lực cản lớn từ hai cường quốc Mỹ và Nga. Ả Rập Saudi và Mỹ đang cùng tỏ ra ngày càng đối nghịch với Iran. Tổng thống Trump từng đe dọa hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và các cường quốc quốc tế.
Ả Rập Saudi là quốc gia đầu tiên mà ông Trump đến thăm sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ. Vào tháng 10, Quốc vương Salman lần đầu tiên đến thăm Nga bàn về hợp tác quốc phòng, về hợp tác sản xuất dầu mỏ và cả tình hình ở Syria, Iran.
Báo The Wall Street Journal dẫn lời một số nguồn tin nội bộ cũng tiết lộ ngay từ khi thông tin Trung Quốc muốn mua trực tiếp, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã tổ chức nhiều cuộc gặp với quan chức phía Ả Rập Saudi. Chính quyền Mỹ vài tháng qua cũng tỏ ý quan tâm và thuyết phục Riyadh niêm yếu IPO tại sàn chứng khoán New York.
Là một phần trong nỗ lực cải cách kinh tế, Ả Rập Saudi từ năm 2016 đã lên kế hoạch niêm yết 5% (ước tính trị giá khoảng 75 tỉ USD) cổ phần của Aramco, tập đoàn dầu mỏ lớn nhất thế giới, dưới hình thức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Theo đó, số IPO sẽ được niêm yết trên sàn chứng khoán Tadawul của Ả Rập Saudi và một sàn chứng khoán quốc tế. Hiện các sàn ở Hồng Kông, Luân Đôn và New York đang cạnh tranh nhau.
Tuy nhiên, các đối tác Trung Quốc vào giữa tháng 10.2017 bất ngờ ra đề nghị mua trực tiếp cổ phần của Aramco mà không cần chờ tới đợt IPO. Hiện chính quyền Riyadh đang xem xét đề nghị này, theo các nguồn tin.
Vào ngày 4.11, Tổng thống Mỹ Donald Trump trên trang Twitter cá nhân viết: “Sẽ đánh giá cao nếu Ả Rập Saudi niêm yếu IPO của Aramco trên sàn chứng khoán New York. Rất quan trọng đối với Mỹ”.
Trong tuần qua, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết: “Một vụ niêm yết IPO ở Mỹ sẽ là một biểu tượng quan trọng cho quan hệ năng lượng Mỹ-Ả Rập Saudi ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu”.
Hiện Bộ Năng lượng Ả Rập Saudi chưa đưa ra bình luận gì về chuyện này, The Wall Street Journal cho hay.
Theo một trong các nguồn tin, Mỹ lo rằng một khi đã nắm được cổ phần trong Aramco, Trung Quốc sẽ củng cố vị thế là quốc gia tiêu thụ dầu lớn và ổn định của Ả Rập Saudi, qua đó lập được mối quan hệ chặt chẽ với quốc gia Hồi giáo vốn là đồng minh lâu năm này của Mỹ.
Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới và đang tìm cách đảm bảo nguồn cung dầu thô ổn định để nền kinh tế tiếp tục phát triển, còn Aramco nắm giữ khoảng 16% trữ lượng dầu của thế giới và là một trong những nhà xuất khẩu dầu lớn nhất, theo The Wall Street Journal.
Theo một nguồn tin khác, bất cứ động thái nào có khả năng cho phép Trung Quốc tiếp cận với dầu mỏ của Ả Rập Saudi đều đáng báo động, vì Tokyo phụ thuộc vào nguồn cung này.
Trung Quốc có khả năng sở hữu cổ phần Aramco
Các nguồn tin đánh giá thậm chí khi kế hoạch IPO được giữ nguyên chứ không bán trực tiếp, thì Aramco vẫn sẽ bán một phần cổ phần cho Trung Quốc. Trong các vụ phát hành IPO lớn, các công ty để đảm bảo có đủ nhu cầu thường sẽ bán một lượng cổ phần lớn cho những nhà đầu tư chủ chốt (cornerstone investors).
Vì vụ IPO của Aramco là thương vụ lớn nhất từ trước đến nay, nên tập đoàn này sẽ cần một hoặc vài nhà đầu tư chủ chốt. Aramco hy vọng một quỹ của chính phủ Trung Quốc sẽ nằm trong danh sách nhà đầu tư loại này, các nguồn tin cho biết.
Theo một nguồn tin, những cuộc đàm phán với Trung Quốc vẫn mới ở giai đoạn đầu, và để thương vụ được thúc đẩy thì các quan chức cấp cao nhất, hay thậm chí là lãnh đạo hai nước, phải tham gia bàn bạc.
The Wall Street Journal cho biết để đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, Trung Quốc đang mua dầu và là nhà tiêu thụ dầu lớn của Iran, đối thủ của Ả Rập Saudi trong khu vực. Do đó, Riyadh muốn dùng Aramco để khiến Bắc Kinh chấm dứt với Iran. Theo bà Amy Myers Jaffe, chuyên gia về năng lượng và môi trường của tổ chức Hội đồng Quan hệ quốc tế (CFR): “Không có nghi ngờ gì việc Ả Rập Saudi dùng dầu mỏ như một công cụ để Trung Quốc ra khỏi Iran”.
Hiện Ả Rập Saudi đang phải chật vật giữ thị phần của mình trong thị trường dầu mỏ Trung Quốc. Quốc gia Trung Đông này đã phải cắt giảm sản lượng nhằm thực hiện nỗ lực đẩy giá dầu tăng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Vào tháng 3 vừa qua, Quốc vương Ả Rập Saudi Salman đã sang thăm Trung Quốc. Quan chức hai bên đã bàn bạc về đầu tư của Ả Rập Saudi vào ngành lọc hóa dầu Trung Quốc. Đây được xem là một cách để đảm bảo Bắc Kinh sẽ mua dầu thô của Riyadh.
Tuy nhiên, nỗ lực mở rộng ảnh hưởng ngoại giao và chính trị của Trung Quốc sẽ vấp phải lực cản lớn từ hai cường quốc Mỹ và Nga. Ả Rập Saudi và Mỹ đang cùng tỏ ra ngày càng đối nghịch với Iran. Tổng thống Trump từng đe dọa hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và các cường quốc quốc tế.
Ả Rập Saudi là quốc gia đầu tiên mà ông Trump đến thăm sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ. Vào tháng 10, Quốc vương Salman lần đầu tiên đến thăm Nga bàn về hợp tác quốc phòng, về hợp tác sản xuất dầu mỏ và cả tình hình ở Syria, Iran.
Cẩm Bình (theo The Wall Street Journal)
Một Thế Giới
Một Thế Giới
Relate Threads