Mỹ mở dự án mới với Ukraine thay thế Nord Stream-2

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Không ngăn được Nga cấp khí đốt sang châu Âu, Mỹ tuyên bố giúp Ukraine chuyển LNG sang châu Âu.

Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Sandra Oudkirk phát biểu trong cuộc thảo luận tại Hội đồng Atlantic hôm 13/3 đã nhắc tới một chương trình mới với Ukraine mà từ đó có thể chuyển thẳng nhiên liệu tới châu Âu thay vì khí đốt Nga.

Theo đó, bà Sandra Oudkirk cho rằng, Mỹ không tin tưởng việc ngăn cản dự án Nord Stream-2 sẽ thay đổi hành vi của Nga trong việc hướng tới thị trường châu Âu.

Thay vào việc trừng phạt dự án xây dựng đường ống chạy dưới biển Baltic, Mỹ sẽ hướng tới việc giúp đỡ Ukraine có bước đi mang tính chiến lược, vì tương lai đa dạng hóa nguồn năng lượng của châu Âu.

"Không ai ở Bộ Ngoại giao Mỹ tin rằng việc ngăn cản dự án Nord Stream-2 được thực hiện có thể thay đổi các quan điểm của Nga. Tuy nhiên, chúng ta có thể hỗ trợ Ukraine trên con đường hướng tới tương lai châu Âu" - bà Oudkirk tuyên bố, đồng thời khẳng định dư án gây tranh cãi này có một "ý nghĩa chiến lược quy mô lớn" ảnh hưởng tới nhiều thế hệ ở châu Âu.

my-up-mo-du-an-moi-voi-ukraine-thay-the-nord-stream2_14634634.jpg

Bà Oudkirk giới thiệu, các công ty kinh doanh khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) ở Mỹ có thể cạnh tranh với nguồn cung khí đốt từ Nga.

"Mỹ đang cạnh tranh với Nga như một nước xuất khẩu LNG và dầu thô cho thị trường toàn cầu và chúng tôi đã sẵn sàng để cạnh tranh với Nga ở thị trường Liên minh châu Âu" - bà Oudkirk nói.

Vị quan chức Ngoại giao Mỹ thừa nhận lượng cung cấp có sẵn của Mỹ ở thị trường châu Âu là nhỏ hơn nhiều so với nguồn cung của Nga.

"Chúng tôi muốn bán nhiên liệu mà mình có ra toàn thế giới, bất kể giá cả cạnh tranh thế nào" - bà Oudkirk nhấn mạnh.

Tuyên bố mới nhất của Mỹ về dự án đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu chạy dưới biển Baltic đã bớt nặng nề hơn so với trước đây.

Mỹ luôn cho rằng tuyến đường ống dẫn khí mới nhất sẽ càng giúp Nga có được lợi thế độc quyền trên thị trường châu Âu và đe dọa an ninh năng lượng ở thị trường này trong bối cảnh mối đe dọa về an ninh biên giới giáp Nga cũng đang được cảnh báo.

Đáng chú ý là ở đây, bà Sandra Oudkirk có nhắc tới một dự án mà Mỹ sẽ hỗ trợ Ukraine thay thế Nga làm nhà cung cấp nhiên liệu cho châu Âu. Sản phẩm này là khí tự nhiên hóa lỏng.

Dẫu các khâu chuẩn bị cơ sở hạ tầng đang được thực hiện ở nơi tiếp nhận là Ba Lan, Ukraine hoàn toàn có được sự ủng hộ của Mỹ trở thành nhà vận chuyển khí hóa lỏng trung gian sang châu Âu thông qua Ba Lan.

Thực tế là việc quá cảnh qua Ukraine là tiết kiệm hơn nhiều so với việc Nga kêu gọi các nhà đầu tư châu Âu chung tay xây dựng vào đường ống dẫn khí mới.

Tận dụng lợi thế Ukraine, trước đó là Ba Lan, Mỹ đang tìm cách nhẹ nhàng hơn là đe dọa EU về sự độc quyền của Nga ở khu vực chiến lược này.

Châu Âu không chắc chắn về Ukraine

Trong khi đó, Hội đồng châu Âu (EC) có tiếng nói hòa giải hơn là đồng thuận về bất cứ bên nào trong tranh cãi về dự án đặt đường ống dẫn khí dưới biển Baltic.

my-up-mo-du-an-moi-voi-ukraine-thay-the-nord-stream2_14638253.jpg

Phó Chủ tịch EC Maros Sefcovic hôm qua trả lời tờ Die Presse của Áo cho rằng dự án đường ống dẫn khí Nord Stream-2 là một dự án chính trị nhưng thay vì kêu gọi trừng phạt dự án thì ông cho rằng EU nên tập trung vào đàm phán về dự án này.

"Trong trường hợp của Nord Stream-2, đó không chỉ là về kinh tế. Đây là một dự án chính trị và gây chia rẽ" - ông Sefcovic nói. "May mắn thay là chúng ta có một sự đồng thuận trong khối EU và việc quá cảnh khí đốt qua Ukraine cũng sẽ là ưu tiên của EU sau năm 2019. Đương nhiên là quá cảnh qua Áo hay Đức cũng nên được hiểu theo cách đó".

Theo ông Sefcovic, ngay cả ở Nga, sự lắng nghe các phản hồi về dự án dẫn khí này cũng vẫn nên được duy trì.

Ông Sefcovic nhấn mạnh, nhiều công ty của EU đã sẵn sàng tiếp nhận truyền khí, đảm bảo giao hàng với giá hợp lý và phù hợp với các quy định của EC.

"EC đã sẵn sàng đàm phán Nord Stream-2, nhưng bất kỳ dự án nào cũng phải tuân theo luật của EU" - ông Sefcovic tái khẳng định. "Chúng tôi sẽ đưa ra các cuộc đàm phán, do đó sẽ có ít nhất là an ninh pháp lý".

Phó Chủ tịch EC cho biết thêm: "Theo phân tích của chúng tôi, vào năm 2030, EU sẽ cần tới 400 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên. Điều này ít nhiều cũng tương đương như hiện nay, nhưng một lượng nhiều hơn thì sẽ cần phải được nhập khẩu từ các nước thứ ba. Nga sẽ vẫn là nhà cung cấp lớn nhất. Nếu không thì Na Uy, Algeria là đợt phân phối khí hoá lỏng đầu tiên cho EU hoặc khí đốt đến từ Síp và Israel".

Cuối tuần qua, một lá thư phản đối việc xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream-2 đã được gửi đến EU sau khi được ký kết bởi Lãnh đạo Quốc hội 5 nước Đông Âu: Latvia, Lithuania, Ba Lan, Ukraine và Moldova.

Bức thư nêu rõ các cảnh báo về những mối đe doạ do dự án Nord Stream-2 mang lại cho liên minh các quốc gia EU, ví rằng đây là một "công cụ của Nga" để chi phối và làm sâu sắc thêm sự phụ thuộc vào năng lượng của EU vào Moscow.

Bức thư cũng đưa ra lời khuyên rằng Nord Stream-2 nên được xem xét trong một ngữ cảnh rộng hơn về "sự thù địch của tấn công mạng và sự xâm lăng của quân đội Nga".

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko kêu gọi Ukraine và EU nên cùng nhau hành động để đảm bảo an ninh năng lượng chống lại "cuộc khủng hoảng khí đốt mới" được gây ra bởi Nga.

Ông Poroshenko nhấn mạnh, các tranh chấp gần đây giữa Naftogaz và Gazprom cho thấy Nga là nhà cung cấp khí không đáng tin cậy không chỉ cho Ukraine, mà còn cho EU.

Đông Phong
Báo Đất Việt
 
Sửa lần cuối:

Việc làm nổi bật

Top