Giá dầu kết phiên thứ Sáu (2/6) ở mức thấp nhất trong vòng hơn 3 tuần, và có tuần giảm mạnh nhất trong vòng 1 tháng trong bối cảnh sản lượng dầu ở Mỹ tăng và Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút nước Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu.
Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng 7 tại thị trường New York giảm 70 cent, tương đương 1,5%, xuống 47,66 USD/thùng, đánh dấu mức đóng cửa thấp nhất kể từ 10/5. Tính cả tuần, giá dầu này bốc hơi 4,3% và là tuần giảm mạnh nhất kể từ tuần đầu tháng 5.
Tương tự, giá dầu Brent giao tháng 8 giảm 68 cent, tương đương 1,3%, xuống 49,95 USD/thùng. Tính cả tuần, giá dầu này giảm khoảng 4,9%.
Giá dầu giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump tuyên bố rút nước Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris, gây quan ngại về tình trạng dư cung dầu sẽ tiếp tục diễn ra trên toàn cầu, chuyên gia phân tích Enrico Chiorando tại công tư tư vấn năng lượng Love Energy, nhận định.
Chuyên gia này cho rằng với hơn nửa sản lượng do OPEC cắt giảm được bù đắp bằng hoạt động khai thác ở Mỹ, việc Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris sẽ dẫn tới ngành khai thác dầu đá phiến tăng cường hoạt động và gây trì hoãn quá trình cân bằng cung-cầu trên thị trường.
Tuy vậy, ngay cả khi nguồn cung từ Mỹ tiếp tục tăng, có dấu hiệu cho thấy thị trường đang thắt chặt. Giá dầu giảm hôm thứ Sáu có thể là phản ứng đối với việc ông Trump rút khỏi Thỏa thuận Paris và giá dầu có thể bị điều chỉnh trong những phiên tới, Choriando dự báo.
Nhiều khả năng Mỹ sẽ ngày càng tăng thị phần trên thị trường dầu mỏ quốc tế và sẽ dần trở thành nước xuất khẩu ròng dầu, theo Jay Hatfield, Giám đốc danh mục tại quỹ MLP thuộc InfraCap.
Số liệu từ Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ hôm thứ Năm cho thấy tồn kho cả dầu thô và xăng giảm mạnh trong tuần trước. Ngược lại, sản lượng dầu thô ở nước này tiếp tục tăng và hoạt động khai thác tăng đáng kể, báo hiệu tình trạng dư cung dầu thành phẩm sẽ tiếp diễn, theo Robbie Fraser, chuyên gia phân tích hàng hóa tại Scheneider Electric.
Số liệu của Baker Hughes hôm thứ Sáu cho thấy số lượng giàn khoan đang hoạt động ở Mỹ tăng thêm 11 lên 733 giàn trong tuần này. Đây là tuần tăng thứ 20 liên tiếp và tháng tăng thứ năm liên tục.
Mức giảm giá hôm thứ Sáu tiếp nối đà giảm mạnh trong tuần trước khi giới đầu tư thất vọng trước việc OPEC không cắt giảm sâu sản lượng như kỳ vọng.
Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng 7 tại thị trường New York giảm 70 cent, tương đương 1,5%, xuống 47,66 USD/thùng, đánh dấu mức đóng cửa thấp nhất kể từ 10/5. Tính cả tuần, giá dầu này bốc hơi 4,3% và là tuần giảm mạnh nhất kể từ tuần đầu tháng 5.
Tương tự, giá dầu Brent giao tháng 8 giảm 68 cent, tương đương 1,3%, xuống 49,95 USD/thùng. Tính cả tuần, giá dầu này giảm khoảng 4,9%.
Giá dầu giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump tuyên bố rút nước Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris, gây quan ngại về tình trạng dư cung dầu sẽ tiếp tục diễn ra trên toàn cầu, chuyên gia phân tích Enrico Chiorando tại công tư tư vấn năng lượng Love Energy, nhận định.
Tuy vậy, ngay cả khi nguồn cung từ Mỹ tiếp tục tăng, có dấu hiệu cho thấy thị trường đang thắt chặt. Giá dầu giảm hôm thứ Sáu có thể là phản ứng đối với việc ông Trump rút khỏi Thỏa thuận Paris và giá dầu có thể bị điều chỉnh trong những phiên tới, Choriando dự báo.
Nhiều khả năng Mỹ sẽ ngày càng tăng thị phần trên thị trường dầu mỏ quốc tế và sẽ dần trở thành nước xuất khẩu ròng dầu, theo Jay Hatfield, Giám đốc danh mục tại quỹ MLP thuộc InfraCap.
Số liệu từ Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ hôm thứ Năm cho thấy tồn kho cả dầu thô và xăng giảm mạnh trong tuần trước. Ngược lại, sản lượng dầu thô ở nước này tiếp tục tăng và hoạt động khai thác tăng đáng kể, báo hiệu tình trạng dư cung dầu thành phẩm sẽ tiếp diễn, theo Robbie Fraser, chuyên gia phân tích hàng hóa tại Scheneider Electric.
Số liệu của Baker Hughes hôm thứ Sáu cho thấy số lượng giàn khoan đang hoạt động ở Mỹ tăng thêm 11 lên 733 giàn trong tuần này. Đây là tuần tăng thứ 20 liên tiếp và tháng tăng thứ năm liên tục.
Mức giảm giá hôm thứ Sáu tiếp nối đà giảm mạnh trong tuần trước khi giới đầu tư thất vọng trước việc OPEC không cắt giảm sâu sản lượng như kỳ vọng.
MINH TUẤN - Bizlive.vn
Relate Threads