Chiến lược không giảm sản lượng để đẩy giá cả hạ, gây sức ép lên các nhà sản xuất khác của Ả Rập Xê Út đến nay vẫn thất bại. Mỹ sản xuất với mức cao nhất kể từ năm 1972, tăng 89% kể từ năm 2008.
Các nhà sản xuất Mỹ bơm trung bình 9,43 triệu thùng dầu mỗi ngày trong năm ngoái, theo con số báo cáo mới nhất từ chính phủ nước này. Đây là mức cao nhất kể từ năm 1972, tăng 89% kể từ năm 2008.
Theo CNN, chuyện dầu giảm giá đã khiến sản xuất “vàng đen” chậm lại một chút trong những tháng gần đây, song các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ vẫn trụ vững, tốt hơn nhiều người dự báo.
“Ngành công nghiệp dầu của Mỹ đã chứng minh khả năng phục hồi đáng kể”, Giáo sư Jason Bordoff tại Đại học Columbia kiêm cựu cố vấn năng lượng của Tổng thống Mỹ Barack Obama nói.
Cuộc cách mạng dầu đá phiến đã đem đến lợi ích cho người tiêu dùng thông qua xăng giá rẻ, mặt hàng đang có giá dưới 2 USD/gallon trên toàn nước Mỹ. Cuộc cách mạng trên cũng biến Mỹ trở thành một trong những người chơi lớn nhất trên thị trường dầu mỏ, sau Ả Rập Xê Út và Nga, dẫn đến quyết định không giảm sản lượng dầu của quốc gia Trung Đông hồi tháng 11.2014 dù thế giới dư thừa nguồn cung.
Giá cả đã hạ, thậm chí hạ nhiều hơn mức mà các thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) chuẩn bị. Dầu chạm ngưỡng 26 USD/thùng trong tháng trước, giảm 75% từ mức đỉnh năm 2014.
Dù vậy, ít nhất là cho đến nay, chiến lược của Ả Rập không giết chết sự bùng nổ dầu thô của Mỹ. Giá hạ nhưng sản xuất trong nước vẫn tăng 8% trong năm ngoái và tăng 45% kể từ năm 2012.
Hạn ngạch lớn của Mỹ được thúc đẩy bởi làn sóng đổi mới, cải thiện năng suất và hiệu quả của các doanh nghiệp năng lượng. Các hãng dầu cũng hưởng lợi từ chi phí dịch vụ thấp hơn vì kinh tế suy yếu.
“Sản xuất dầu đá phiến sét đang diễn biến khả quan hơn mọi người nghĩ. Các công ty đang đầu tư vào tài sản cốt lõi, nơi họ có thể kiếm được nhiều tiền”, nhà phân tích Brian Youngberg tại hãng Edward Jones nói.
Tuy nhiên, không phải là các nhà sản xuất Mỹ không hề hấn gì trước cuộc chiến giá cả hiện tại. Chi phí và hàng nghìn việc làm đã bị cắt giảm, số công ty dầu nhỏ nặng nợ nộp đơn xin phá sản tăng 379% trong năm qua. Áp lực tài chính trên khiến sản lượng dầu Mỹ chùn lại một chút vào tháng 4.2015.
Các nhà sản xuất Mỹ bơm trung bình 9,43 triệu thùng dầu mỗi ngày trong năm ngoái, theo con số báo cáo mới nhất từ chính phủ nước này. Đây là mức cao nhất kể từ năm 1972, tăng 89% kể từ năm 2008.
Theo CNN, chuyện dầu giảm giá đã khiến sản xuất “vàng đen” chậm lại một chút trong những tháng gần đây, song các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ vẫn trụ vững, tốt hơn nhiều người dự báo.
“Ngành công nghiệp dầu của Mỹ đã chứng minh khả năng phục hồi đáng kể”, Giáo sư Jason Bordoff tại Đại học Columbia kiêm cựu cố vấn năng lượng của Tổng thống Mỹ Barack Obama nói.
Cuộc cách mạng dầu đá phiến đã đem đến lợi ích cho người tiêu dùng thông qua xăng giá rẻ, mặt hàng đang có giá dưới 2 USD/gallon trên toàn nước Mỹ. Cuộc cách mạng trên cũng biến Mỹ trở thành một trong những người chơi lớn nhất trên thị trường dầu mỏ, sau Ả Rập Xê Út và Nga, dẫn đến quyết định không giảm sản lượng dầu của quốc gia Trung Đông hồi tháng 11.2014 dù thế giới dư thừa nguồn cung.
Giá cả đã hạ, thậm chí hạ nhiều hơn mức mà các thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) chuẩn bị. Dầu chạm ngưỡng 26 USD/thùng trong tháng trước, giảm 75% từ mức đỉnh năm 2014.
Dù vậy, ít nhất là cho đến nay, chiến lược của Ả Rập không giết chết sự bùng nổ dầu thô của Mỹ. Giá hạ nhưng sản xuất trong nước vẫn tăng 8% trong năm ngoái và tăng 45% kể từ năm 2012.
Hạn ngạch lớn của Mỹ được thúc đẩy bởi làn sóng đổi mới, cải thiện năng suất và hiệu quả của các doanh nghiệp năng lượng. Các hãng dầu cũng hưởng lợi từ chi phí dịch vụ thấp hơn vì kinh tế suy yếu.
“Sản xuất dầu đá phiến sét đang diễn biến khả quan hơn mọi người nghĩ. Các công ty đang đầu tư vào tài sản cốt lõi, nơi họ có thể kiếm được nhiều tiền”, nhà phân tích Brian Youngberg tại hãng Edward Jones nói.
Tuy nhiên, không phải là các nhà sản xuất Mỹ không hề hấn gì trước cuộc chiến giá cả hiện tại. Chi phí và hàng nghìn việc làm đã bị cắt giảm, số công ty dầu nhỏ nặng nợ nộp đơn xin phá sản tăng 379% trong năm qua. Áp lực tài chính trên khiến sản lượng dầu Mỹ chùn lại một chút vào tháng 4.2015.
Thu Thảo - Báo Thanh Niên
Relate Threads