Tổng thư ký Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt, ông Mohammad Hossein Adeli nói rằng khí hóa lỏng của Hoa Kỳ cung cấp cho châu Âu sẽ không thể thay thế khí đốt tự nhiên Nga cho người tiêu dùng châu Âu.
Ông nói về điều này khi trả lời phỏng vấn tờ Handelsblatt của Đức.
"Tôi không hiểu sự hoài nghi của Liên minh châu Âu đối với "Dòng chảy phương Bắc-2". Châu Âu sẽ vẫn tiếp tục cần khí đốt của Nga. Ảnh hưởng của Mỹ đối với thị trường khí đốt châu Âu vẫn còn rất nhỏ. Và do cơ hội xuất khẩu hạn chế, Hoa Kỳ sẽ không bao giờ có thể thay thế nguồn cung cấp khí đốt từ Nga cho châu Âu".
Ông Francis Perrin, chuyên gia Trung tâm Chính sách (l'OCP Policy Center) ở Rabat kiêm giám đốc nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Paris (l'Institut de Relations Internationales et Stratégiques — IRIS), nói với hãng Sputnik rằng, về lâu dài, Nga sẽ vẫn là nhà cung cấp khí đốt lớn cho châu Âu:
"Thứ nhất, bây giờ Nga là nhà cung cấp khí đốt quan trọng nhất cho Liên minh châu Âu với khoảng 1/3 tổng số lượng cung cấp. Thứ hai, trong 10 năm tới Nga vẫn là nhà cung cấp chính trong số các cường quốc châu Âu xuất khẩu khí đốt cho châu Âu. Thứ ba, Nga có trữ lượng khí đốt khổng lồ. Theo các nguồn tin khác nhau, Nga chiếm vị trí thứ hai về nguồn dự trữ khí đốt, tức là đứng trước Iran hoặc ngay sau Iran. Và điều này sẽ còn tiếp tục trong một thời gian dài. Thứ tư, trong nhiều năm liền Nga có mạng lưới các đường ống dẫn khí được điều hành bởi Nga và châu Âu, cho phép Gazprom có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu bổ sung của Liên minh châu Âu".
Chuyên gia cho rằng, như vậy, Tổng thư ký Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt, trong đó Nga là thành viên, đã có lý khi nói rằng châu Âu sẽ cần khí đốt của Nga.
"Rõ ràng là ông Adely đã đưa ra tuyên bố mạnh dạn, khi đánh giá thấp triển vọng gia tăng xuất khẩu khí tự nhiên hoá lỏng từ Hoa Kỳ. Hiện nay, các nguồn cung cấp đó chỉ mới bắt đầu từ năm 2016, không phải là đáng kể lắm. Nhưng trong những năm tới, Mỹ sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc lưu thông khí đốt toàn cầu, trong thập niên tiếp theo, Mỹ sẽ lọt vào Top-3 các nhà xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất, cùng với Qatar và Australia. Tuy nhiên, ngay cả khi Mỹ mở rộng xuất khẩu trong những năm tới (một phần xuất khẩu đi châu Âu, một phần sang châu Á và phần thứ ba — tới châu Mỹ Latinh), trong thời gian dài, Nga sẽ vẫn là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho châu Âu, bất kể Brussels có quyết định như thế nào đối với "Dòng chảy phương Bắc-2" đi nữa. Brussels, Paris, hoặc London, Berlin hay Rome không phải nghi ngờ gì về điều này", — ông Francis Perrin kết luận.
Ông nói về điều này khi trả lời phỏng vấn tờ Handelsblatt của Đức.
"Tôi không hiểu sự hoài nghi của Liên minh châu Âu đối với "Dòng chảy phương Bắc-2". Châu Âu sẽ vẫn tiếp tục cần khí đốt của Nga. Ảnh hưởng của Mỹ đối với thị trường khí đốt châu Âu vẫn còn rất nhỏ. Và do cơ hội xuất khẩu hạn chế, Hoa Kỳ sẽ không bao giờ có thể thay thế nguồn cung cấp khí đốt từ Nga cho châu Âu".
"Thứ nhất, bây giờ Nga là nhà cung cấp khí đốt quan trọng nhất cho Liên minh châu Âu với khoảng 1/3 tổng số lượng cung cấp. Thứ hai, trong 10 năm tới Nga vẫn là nhà cung cấp chính trong số các cường quốc châu Âu xuất khẩu khí đốt cho châu Âu. Thứ ba, Nga có trữ lượng khí đốt khổng lồ. Theo các nguồn tin khác nhau, Nga chiếm vị trí thứ hai về nguồn dự trữ khí đốt, tức là đứng trước Iran hoặc ngay sau Iran. Và điều này sẽ còn tiếp tục trong một thời gian dài. Thứ tư, trong nhiều năm liền Nga có mạng lưới các đường ống dẫn khí được điều hành bởi Nga và châu Âu, cho phép Gazprom có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu bổ sung của Liên minh châu Âu".
Chuyên gia cho rằng, như vậy, Tổng thư ký Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt, trong đó Nga là thành viên, đã có lý khi nói rằng châu Âu sẽ cần khí đốt của Nga.
"Rõ ràng là ông Adely đã đưa ra tuyên bố mạnh dạn, khi đánh giá thấp triển vọng gia tăng xuất khẩu khí tự nhiên hoá lỏng từ Hoa Kỳ. Hiện nay, các nguồn cung cấp đó chỉ mới bắt đầu từ năm 2016, không phải là đáng kể lắm. Nhưng trong những năm tới, Mỹ sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc lưu thông khí đốt toàn cầu, trong thập niên tiếp theo, Mỹ sẽ lọt vào Top-3 các nhà xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất, cùng với Qatar và Australia. Tuy nhiên, ngay cả khi Mỹ mở rộng xuất khẩu trong những năm tới (một phần xuất khẩu đi châu Âu, một phần sang châu Á và phần thứ ba — tới châu Mỹ Latinh), trong thời gian dài, Nga sẽ vẫn là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho châu Âu, bất kể Brussels có quyết định như thế nào đối với "Dòng chảy phương Bắc-2" đi nữa. Brussels, Paris, hoặc London, Berlin hay Rome không phải nghi ngờ gì về điều này", — ông Francis Perrin kết luận.
sputniknews.com
Relate Threads