Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định từ năm 2010 đến năm 2025 sản lượng dầu mỏ của Hoa Kỳ sẽ tăng với tốc độ chưa từng có trong lịch sử.
Khi Mỹ bắt đầu khởi xướng cuộc cách mạng dầu đá phiến ở Bắc Mỹ, thì Mỹ đã định hình trở thành một nước xuất khẩu dầu mỏ trong vòng 10 năm tới.
Động lực của Mỹ
Từ năm 1950 đến năm 1953, Mỹ xuất khẩu dầu mỏ nhiều hơn nhập khẩu. Kể từ đó, Mỹ đã đưa ra lệnh cấm xuất khẩu dầu và lệnh cấm này mới được dỡ bỏ cách đây 2 năm, vào năm 2015.
Ngày nay, sự phát triển của công nghệ thuỷ lực trong khai thác dầu đá phiến đã mở ra một cuộc cách mạng mới về nguồn nguyên liệu khí đốt và dầu mỏ mới. Điều này đã giúp nguồn nhiên liệu hoá thạch dồi dào hơn trước.
Nhờ có nguồn năng lượng từ dầu đá phiến Bắc Mỹ mà Mỹ đã giảm bớt đáng kể lượng dầu nhập khẩu. Điều này vô tình đã tác động đến khả năng kiểm soát giá dầu của OPEC và đẩy giá dầu xuống mức đáy như hiện nay.
Giám đốc điều hành của IEA, ông Fatih Birol cho biết: “Mỹ đang trên tiến trình trở thành một nước dẫn đầu về hoạt động sản xuất nhiên liệu và khí đốt trên thế giới. Đây là một phần trong toan tính của Mỹ trong thế giới năng lượng”.
Một báo cáo mới đây của IEA cho thấy, Mỹ đang giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu dầu mỏ từ bên ngoài, đồng thời dần dần sẽ tăng vị trí của mình trong thương mại quốc tế về hoạt động năng lượng.
Cũng theo IEA, việc mở rộng quy mô này đang có những tác động to lớn đối với khu vực Bắc Mỹ, đồng thời thúc đẩy phần lớn các khoản đầu tư vào ngành lọc hoá dầu và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng khác. Ngoài ra, kế hoạch này cũng làm thay đổi thương mại quốc tế và đặt ra nhiều thách thức đối với các nhà cung cấp dầu mỏ cũng như các mô hình kinh doanh dầu mỏ hiện tại.
Thách thức trở thành người dẫn đầu
Ngày nay, sản lượng dầu toàn cầu đang được thống trị bởi Nga, Hoa Kỳ và các nước thành viên xuất khẩu dầu mỏ OPEC, trong đó chủ yếu là Saudi Arabia. Nga đứng thứ hai sau Mỹ về sản lượng khí đốt. Tiếp đó là Iran và Qatar, nước đứng đầu thế giới về khai thác và xuất khẩu khí dầu mỏ hoá lỏng tự nhiên (LNG).
Tuy nhiên, Mỹ dự kiến sẽ “vượt mặt” Qatar để trở thành nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới vào giữa những năm 2020. Trước dự tính này của Mỹ, IEA cho rằng thời điểm tốt nhất để Mỹ trở thành nước xuất khẩu dầu thô là vào năm 2027, chậm hơn một chút so với dự báo của chính phủ Mỹ là năm 2026.
Quan điểm của Tổng thống Mỹ “nước Mỹ là trên hết” cũng đang được hiện thực hoá trong lĩnh vực năng lượng nhằm giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ của nước ngoài. Tuy nhiên, IEA lưu ý rằng, Mỹ không thể trở thành một nước xuất khẩu dầu thô nếu thiếu các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu đối với các phương tiện như dưới thời của người tiền nhiệm Barack Obama.
Theo dự báo của IEA, Trung Quốc đang trên đà phát triển và dự kiến Trung Quốc sẽ soán ngôi Mỹ trở thành nước tiêu dầu lớn nhất thế giới. Ngoài ra, tại khu vực châu Á nói chung, nhu cầu về nguyên liệu khí đốt sẽ tăng lên 30% vào năm 2040.
Khi Mỹ bắt đầu khởi xướng cuộc cách mạng dầu đá phiến ở Bắc Mỹ, thì Mỹ đã định hình trở thành một nước xuất khẩu dầu mỏ trong vòng 10 năm tới.
Động lực của Mỹ
Từ năm 1950 đến năm 1953, Mỹ xuất khẩu dầu mỏ nhiều hơn nhập khẩu. Kể từ đó, Mỹ đã đưa ra lệnh cấm xuất khẩu dầu và lệnh cấm này mới được dỡ bỏ cách đây 2 năm, vào năm 2015.
Ngày nay, sự phát triển của công nghệ thuỷ lực trong khai thác dầu đá phiến đã mở ra một cuộc cách mạng mới về nguồn nguyên liệu khí đốt và dầu mỏ mới. Điều này đã giúp nguồn nhiên liệu hoá thạch dồi dào hơn trước.
Nhờ có nguồn năng lượng từ dầu đá phiến Bắc Mỹ mà Mỹ đã giảm bớt đáng kể lượng dầu nhập khẩu. Điều này vô tình đã tác động đến khả năng kiểm soát giá dầu của OPEC và đẩy giá dầu xuống mức đáy như hiện nay.
Một báo cáo mới đây của IEA cho thấy, Mỹ đang giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu dầu mỏ từ bên ngoài, đồng thời dần dần sẽ tăng vị trí của mình trong thương mại quốc tế về hoạt động năng lượng.
Cũng theo IEA, việc mở rộng quy mô này đang có những tác động to lớn đối với khu vực Bắc Mỹ, đồng thời thúc đẩy phần lớn các khoản đầu tư vào ngành lọc hoá dầu và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng khác. Ngoài ra, kế hoạch này cũng làm thay đổi thương mại quốc tế và đặt ra nhiều thách thức đối với các nhà cung cấp dầu mỏ cũng như các mô hình kinh doanh dầu mỏ hiện tại.
Thách thức trở thành người dẫn đầu
Ngày nay, sản lượng dầu toàn cầu đang được thống trị bởi Nga, Hoa Kỳ và các nước thành viên xuất khẩu dầu mỏ OPEC, trong đó chủ yếu là Saudi Arabia. Nga đứng thứ hai sau Mỹ về sản lượng khí đốt. Tiếp đó là Iran và Qatar, nước đứng đầu thế giới về khai thác và xuất khẩu khí dầu mỏ hoá lỏng tự nhiên (LNG).
Tuy nhiên, Mỹ dự kiến sẽ “vượt mặt” Qatar để trở thành nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới vào giữa những năm 2020. Trước dự tính này của Mỹ, IEA cho rằng thời điểm tốt nhất để Mỹ trở thành nước xuất khẩu dầu thô là vào năm 2027, chậm hơn một chút so với dự báo của chính phủ Mỹ là năm 2026.
Quan điểm của Tổng thống Mỹ “nước Mỹ là trên hết” cũng đang được hiện thực hoá trong lĩnh vực năng lượng nhằm giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ của nước ngoài. Tuy nhiên, IEA lưu ý rằng, Mỹ không thể trở thành một nước xuất khẩu dầu thô nếu thiếu các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu đối với các phương tiện như dưới thời của người tiền nhiệm Barack Obama.
Theo dự báo của IEA, Trung Quốc đang trên đà phát triển và dự kiến Trung Quốc sẽ soán ngôi Mỹ trở thành nước tiêu dầu lớn nhất thế giới. Ngoài ra, tại khu vực châu Á nói chung, nhu cầu về nguyên liệu khí đốt sẽ tăng lên 30% vào năm 2040.
Ngọc Hà
enternews.vn/
enternews.vn/
Relate Threads