Thêm nấc thang căng thẳng mới trong quan hệ đang nhiều sóng gió giữa Mỹ và Nga, ngày 29/9, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố các biện pháp siết chặt trừng phạt tài chính nhằm vào các ngân hàng và các công ty năng lượng của Nga với lý do Moskva tiếp tục can thiệp vào cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 29/9, Bộ Tài chính Mỹ quyết định cắt giảm thời hạn phát hành trái phiếu do các công ty mà các cá nhân và tổ chức ở Mỹ được phép giao dịch ban hành.
Đối với các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác của Nga nằm trong danh sách trừng phạt, sau ngày 28/11, chỉ có các khoản nợ không quá 14 ngày được phép giao dịch, thay vì 30 ngày như trước đây. Đối với các công ty dầu khí trong danh sách trừng phạt, kỳ hạn nợ mới bị cắt giảm từ 90 ngày như trước đây xuống còn 60 ngày.
Lệnh trừng phạt mới của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến các ngân hàng lớn của Nga như Sberbank, Vnesheconombank, Ngân hàng Xuất - nhập khẩu Nga và VTB Bank, cũng như các tập đoàn năng lượng khổng lồ như Gazprom, Lukoil và Transneft. Sắc lệnh trừng phạt mới cũng tái khẳng định việc cấm mua bán tài sản cầm cố của các công ty bị trừng phạt.
Theo các chuyên gia, các biện pháp siết chặt trừng phạt này của Bộ Tài chính Mỹ nhằm gây khó khăn cho các thể chế tài chính và các công ty dầu khí hàng đầu của Nga trong việc huy động vốn dài hạn.
Mỹ và các nước đồng minh ở châu Âu bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga với cáo buộc Moskva liên quan đến tình hình khủng hoảng tại miền Đông Nam Ukraine, vấn đề bán đảo Crimea sáp nhập trở lại Nga hồi năm 2014. Hàng loạt ngân hàng và công ty Nga, cũng như nhiều công chức nước này đã bị ảnh hưởng do lệnh trừng phạt trên của Mỹ.
Các hoạt động đầu tư, xuất khẩu hàng hóa, công nghệ và dịch vụ của Mỹ vào Crimea cũng bị đình chỉ.Tuy nhiên, điều đáng nói là chính các nước này đang chịu thiệt hại vật chất nặng nề từ các biện pháp hạn chế thương mại với Moskva.
Theo báo cáo đặc biệt của Liên hợp quốc (LHQ) về vấn đề tác động tiêu cực của những biện pháp cưỡng bức đơn phương đối với việc thực hiện các quyền của con người, công bố ngày 15/9 vừa qua, kể từ khi áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga, nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) mỗi tháng thiệt hại 3,2 tỷ USD, có nghĩa là đến nay số tiền này đã lên tới hơn 100 tỷ USD, trong khi đó tổng số thiệt hại của nền kinh tế Nga chỉ ở mức 55 tỷ USD.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 29/9, Bộ Tài chính Mỹ quyết định cắt giảm thời hạn phát hành trái phiếu do các công ty mà các cá nhân và tổ chức ở Mỹ được phép giao dịch ban hành.
Lệnh trừng phạt mới của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến các ngân hàng lớn của Nga như Sberbank, Vnesheconombank, Ngân hàng Xuất - nhập khẩu Nga và VTB Bank, cũng như các tập đoàn năng lượng khổng lồ như Gazprom, Lukoil và Transneft. Sắc lệnh trừng phạt mới cũng tái khẳng định việc cấm mua bán tài sản cầm cố của các công ty bị trừng phạt.
Theo các chuyên gia, các biện pháp siết chặt trừng phạt này của Bộ Tài chính Mỹ nhằm gây khó khăn cho các thể chế tài chính và các công ty dầu khí hàng đầu của Nga trong việc huy động vốn dài hạn.
Mỹ và các nước đồng minh ở châu Âu bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga với cáo buộc Moskva liên quan đến tình hình khủng hoảng tại miền Đông Nam Ukraine, vấn đề bán đảo Crimea sáp nhập trở lại Nga hồi năm 2014. Hàng loạt ngân hàng và công ty Nga, cũng như nhiều công chức nước này đã bị ảnh hưởng do lệnh trừng phạt trên của Mỹ.
Các hoạt động đầu tư, xuất khẩu hàng hóa, công nghệ và dịch vụ của Mỹ vào Crimea cũng bị đình chỉ.Tuy nhiên, điều đáng nói là chính các nước này đang chịu thiệt hại vật chất nặng nề từ các biện pháp hạn chế thương mại với Moskva.
Theo báo cáo đặc biệt của Liên hợp quốc (LHQ) về vấn đề tác động tiêu cực của những biện pháp cưỡng bức đơn phương đối với việc thực hiện các quyền của con người, công bố ngày 15/9 vừa qua, kể từ khi áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga, nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) mỗi tháng thiệt hại 3,2 tỷ USD, có nghĩa là đến nay số tiền này đã lên tới hơn 100 tỷ USD, trong khi đó tổng số thiệt hại của nền kinh tế Nga chỉ ở mức 55 tỷ USD.
TTXVN/Báo Tin Tức
Relate Threads