Thái độ nghiêm túc của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) trong việc thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã giúp giá dầu thế giới đi lên trong nhiều ngày qua.
Tuy nhiên, đà tăng này đã bị “tổn thương” khi Mỹ tiếp tục đẩy mạnh sản lượng, khiến mối lo về tình trạng dư cung trên quy mô toàn cầu chưa thể dứt hẳn.
Theo thỏa thuận đã được nhất trí hồi cuối năm ngoái, OPEC và một số nước không thuộc tổ chức này, bao gồm Nga, sẽ cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm 2017.
Hãng tin Anh Reuters tuần trước cho biết OPEC có thể kéo dài thỏa thuận trên hoặc tiến hành cắt giảm sản lượng sâu hơn từ tháng 7/2017, nếu dự trữ dầu thô toàn cầu không sụt giảm với tốc độ đủ để giúp thị trường cân bằng trở lại.
Tổng Thư ký OPEC Mohammad Barkindo cho biết, cho tới nay tất cả các nước sản xuất dầu mỏ tham gia thỏa thuận đều quyết tâm trong việc duy trì cam kết cắt giảm sản lượng.
Theo ông, trong thời gian tới sẽ có nhiều nước tham gia thỏa thuận nói trên. Báo cáo về tình hình sản xuất dầu mỏ của OPEC trong tháng 1/2017 cho thấy mức độ tuân thủ thỏa thuận này của các nước là 90%.
Số liệu chính thức được công bố ngày 20/1 cho thấy lượng dầu xuất khẩu của Saudi Arabia đã giảm từ 8,258 triệu thùng/ngày hồi tháng 11/2016 xuống còn 8,014 triệu thùng/ngày trong tháng 12/2016.
Tuy nhiên, tâm lý lo ngại về sự gia tăng nguồn cung từ Mỹ khiến thị trường dầu mỏ bấp bênh. Trong phiên cuối tuần, giá “vàng đen” đi xuống sau khi công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes Inc công bố báo cáo hàng tuần cho hay lượng giàn khoan dầu đang hoạt động của nước này trong tuần qua đã tăng thêm 5 giàn so với tuần trước đó, lên 602 giàn khoan, đánh dấu tuần tăng thứ sáu liên tiếp.
So với cùng kỳ năm ngoái, lượng giàn khoan đang hoạt động của Mỹ hiện nhiều hơn 202 chiếc.
Trong khi đó, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ trong tuần trước đạt mức cao kỷ lục 1,2 triệu thùng/ngày và sản lượng đã vượt mốc 9 triệu thùng/ngày, mức cao nhất kể từ tháng 4/2016.
Theo EIA, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 600.000 thùng trong tuần kết thúc vào ngày 17/2 lên 518,7 triệu thùng, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là tuần thứ bảy liên tiếp dự trữ dầu của Mỹ tăng, tuy nhiên lần tăng mới nhất này thấp hơn dự báo của các chuyên gia phân tích.
Kết thúc phiên 24/2, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 4/2017 giảm 46 xu Mỹ, xuống 53,99 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 59 xu, xuống 55,99 USD/thùng.
Ngoài ra, xu hướng chốt lời của giới đầu tư cũng tạo thêm sức ép giảm đối với giá dầu trong phiên cuối tuần.
Tuy nhiên, đà tăng này đã bị “tổn thương” khi Mỹ tiếp tục đẩy mạnh sản lượng, khiến mối lo về tình trạng dư cung trên quy mô toàn cầu chưa thể dứt hẳn.
Theo thỏa thuận đã được nhất trí hồi cuối năm ngoái, OPEC và một số nước không thuộc tổ chức này, bao gồm Nga, sẽ cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm 2017.
Tổng Thư ký OPEC Mohammad Barkindo cho biết, cho tới nay tất cả các nước sản xuất dầu mỏ tham gia thỏa thuận đều quyết tâm trong việc duy trì cam kết cắt giảm sản lượng.
Theo ông, trong thời gian tới sẽ có nhiều nước tham gia thỏa thuận nói trên. Báo cáo về tình hình sản xuất dầu mỏ của OPEC trong tháng 1/2017 cho thấy mức độ tuân thủ thỏa thuận này của các nước là 90%.
Số liệu chính thức được công bố ngày 20/1 cho thấy lượng dầu xuất khẩu của Saudi Arabia đã giảm từ 8,258 triệu thùng/ngày hồi tháng 11/2016 xuống còn 8,014 triệu thùng/ngày trong tháng 12/2016.
Tuy nhiên, tâm lý lo ngại về sự gia tăng nguồn cung từ Mỹ khiến thị trường dầu mỏ bấp bênh. Trong phiên cuối tuần, giá “vàng đen” đi xuống sau khi công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes Inc công bố báo cáo hàng tuần cho hay lượng giàn khoan dầu đang hoạt động của nước này trong tuần qua đã tăng thêm 5 giàn so với tuần trước đó, lên 602 giàn khoan, đánh dấu tuần tăng thứ sáu liên tiếp.
So với cùng kỳ năm ngoái, lượng giàn khoan đang hoạt động của Mỹ hiện nhiều hơn 202 chiếc.
Trong khi đó, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ trong tuần trước đạt mức cao kỷ lục 1,2 triệu thùng/ngày và sản lượng đã vượt mốc 9 triệu thùng/ngày, mức cao nhất kể từ tháng 4/2016.
Theo EIA, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 600.000 thùng trong tuần kết thúc vào ngày 17/2 lên 518,7 triệu thùng, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là tuần thứ bảy liên tiếp dự trữ dầu của Mỹ tăng, tuy nhiên lần tăng mới nhất này thấp hơn dự báo của các chuyên gia phân tích.
Kết thúc phiên 24/2, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 4/2017 giảm 46 xu Mỹ, xuống 53,99 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 59 xu, xuống 55,99 USD/thùng.
Ngoài ra, xu hướng chốt lời của giới đầu tư cũng tạo thêm sức ép giảm đối với giá dầu trong phiên cuối tuần.
Minh Trang (Theo Reuters, Marketwatch)
Relate Threads