Dù người đứng đầu nước Mỹ chỉ trích giá dầu đang quá đắt, nhưng nước này lại đang tranh thủ kiếm lời khi đẩy mạnh xuất khẩu dầu sang châu Âu.
Giá dầu thô thế giới đang ở mức cao nhất trong vòng 3 năm qua. Trong phiên giao dịch chiều 24/4, giá dầu Brent trên thị trường châu Á tiếp tục duy trì trên ngưỡng 75 USD/thùng và có thời điểm chạm mức cao nhất kể từ tháng 11/2014.
Cụ thể, trên sàn giao dịch điện tử Singapore, vào lúc 14 giờ 8 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn tăng 36 xu Mỹ, hay 0,5% lên 75,07 USD/thùng.
Giá mặt hàng này đã có thời điểm chạm mức 75,27 USD/thùng, mức cao nhất kể từ phiên 27/11/2014.
Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn cũng tiến thêm 53 xu Mỹ, hay 0,8% và được giao dịch ở mức 69,17 USD/thùng. Trong phiên 19/4, giá dầu WTI cũng vọt lên 69,56 USD/thùng - mức cao nhất kể từ phiên 28/11/2014.
Đà tăng liên tục của giá dầu Brent trong suốt sáu phiên vừa qua là dài nhất kể từ tháng 12 năm ngoái, với giá mặt hàng này tăng hơn 20% so với mức thấp nhất từ đầu năm đến nay được xác lập hồi tháng 2/2018.
Thị trường dầu mỏ đã khởi sắc nhờ quyết định cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, bao gồm Nga.
Tuy nhiên, điều nghịch lý là trong khi nỗ lực cân bằng thị trường dầu của OPEC bước đầu đạt thành quả, họ lại phải chứng kiến dầu của Mỹ đang ngập tràn châu Âu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại nhà máy lọc dầu Andeavor ở bang Bắc Dakota. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, trong tháng 4, lượng dầu Mỹ xuất sang châu Âu dự kiến lập kỷ lục với khoảng 550.000 thùng dầu/ngày (khoảng 2,2 triệu tấn).
Nếu như trong năm 2017, châu Âu chiếm khoảng 7% lượng dầu thô xuất khẩu của Mỹ thì tỷ lệ này trong năm nay đạt khoảng 12%; với Anh, Ý, Hà Lan là những điểm đến hàng đầu. Hệ quả là dầu của Nga, Nigeria và nhiều loại khác gặp khó ở châu Âu.
"Dầu Mỹ đang được chào mời khắp nơi", một nhà buôn thường mua dầu thô biển Caspian và của Nga nhưng bắt đầu mua dầu của Mỹ gần đây cho biết.
Sản lượng dầu của Mỹ trong năm nay dự kiến chạm mốc 10,7 triệu thùng/ngày, cạnh tranh với các nhà sản xuất dầu hàng đầu là Nga và Ả Rập Saudi.
Có thể thấy Mỹ đang hưởng lợi từ việc OPEC, Nga và một số đồng minh khác siết chặt nguồn cung để đẩy giá dầu lên. Và việc kiếm lời này vẫn diễn ra trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên mạng xã hội Twitter chỉ trích giá dầu đang quá đắt.
“Có vẻ như OPEC lại làm vậy một lần nữa. Với lượng dầu thô kỷ lục ở tất cả mọi nơi, trong đó có cả những chiếc tàu chở đầy dầu trên biển, giá dầu đang quá cao một cách giả tạo! Không tốt và không thể chấp nhận được!”, ông Trump viết trên Twitter hôm 20/4.
Theo dữ liệu từ công ty dịch vụ mỏ dầu Baker Hughes, tổng số giàn khoan đang hoạt động của Mỹ lên tới con số 820, mức cao nhất kể từ tháng 3/2015.
Sản lượng dầu của Mỹ trong năm nay dự kiến chạm mốc 10,7 triệu thùng/ngày, cạnh tranh với các nhà sản xuất dầu hàng đầu là Nga và Ả Rập Saudi.
An Nhiên
Báo Đất Việt
Giá dầu thô thế giới đang ở mức cao nhất trong vòng 3 năm qua. Trong phiên giao dịch chiều 24/4, giá dầu Brent trên thị trường châu Á tiếp tục duy trì trên ngưỡng 75 USD/thùng và có thời điểm chạm mức cao nhất kể từ tháng 11/2014.
Cụ thể, trên sàn giao dịch điện tử Singapore, vào lúc 14 giờ 8 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn tăng 36 xu Mỹ, hay 0,5% lên 75,07 USD/thùng.
Giá mặt hàng này đã có thời điểm chạm mức 75,27 USD/thùng, mức cao nhất kể từ phiên 27/11/2014.
Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn cũng tiến thêm 53 xu Mỹ, hay 0,8% và được giao dịch ở mức 69,17 USD/thùng. Trong phiên 19/4, giá dầu WTI cũng vọt lên 69,56 USD/thùng - mức cao nhất kể từ phiên 28/11/2014.
Đà tăng liên tục của giá dầu Brent trong suốt sáu phiên vừa qua là dài nhất kể từ tháng 12 năm ngoái, với giá mặt hàng này tăng hơn 20% so với mức thấp nhất từ đầu năm đến nay được xác lập hồi tháng 2/2018.
Thị trường dầu mỏ đã khởi sắc nhờ quyết định cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, bao gồm Nga.
Tuy nhiên, điều nghịch lý là trong khi nỗ lực cân bằng thị trường dầu của OPEC bước đầu đạt thành quả, họ lại phải chứng kiến dầu của Mỹ đang ngập tràn châu Âu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại nhà máy lọc dầu Andeavor ở bang Bắc Dakota. Ảnh: Reuters
Nếu như trong năm 2017, châu Âu chiếm khoảng 7% lượng dầu thô xuất khẩu của Mỹ thì tỷ lệ này trong năm nay đạt khoảng 12%; với Anh, Ý, Hà Lan là những điểm đến hàng đầu. Hệ quả là dầu của Nga, Nigeria và nhiều loại khác gặp khó ở châu Âu.
"Dầu Mỹ đang được chào mời khắp nơi", một nhà buôn thường mua dầu thô biển Caspian và của Nga nhưng bắt đầu mua dầu của Mỹ gần đây cho biết.
Sản lượng dầu của Mỹ trong năm nay dự kiến chạm mốc 10,7 triệu thùng/ngày, cạnh tranh với các nhà sản xuất dầu hàng đầu là Nga và Ả Rập Saudi.
Có thể thấy Mỹ đang hưởng lợi từ việc OPEC, Nga và một số đồng minh khác siết chặt nguồn cung để đẩy giá dầu lên. Và việc kiếm lời này vẫn diễn ra trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên mạng xã hội Twitter chỉ trích giá dầu đang quá đắt.
“Có vẻ như OPEC lại làm vậy một lần nữa. Với lượng dầu thô kỷ lục ở tất cả mọi nơi, trong đó có cả những chiếc tàu chở đầy dầu trên biển, giá dầu đang quá cao một cách giả tạo! Không tốt và không thể chấp nhận được!”, ông Trump viết trên Twitter hôm 20/4.
Theo dữ liệu từ công ty dịch vụ mỏ dầu Baker Hughes, tổng số giàn khoan đang hoạt động của Mỹ lên tới con số 820, mức cao nhất kể từ tháng 3/2015.
Sản lượng dầu của Mỹ trong năm nay dự kiến chạm mốc 10,7 triệu thùng/ngày, cạnh tranh với các nhà sản xuất dầu hàng đầu là Nga và Ả Rập Saudi.
An Nhiên
Báo Đất Việt
Relate Threads