Theo một số chuyên gia, việc doanh nghiệp khai thác dầu đá phiến Mỹ cắt giảm sản lượng thể hiện sự linh hoạt trước sự sụt giảm của giá dầu.
Sàng lọc tự nhiên
Truyền thông Mỹ vừa đưa tin, giá dầu giảm sâu đang đặt ra nguy cơ phá sản cho hàng loạt công ty trong ngành dầu lửa Mỹ. Nghiên cứu của công ty tư vấn Alix Partners cho thấy, với mức giá quanh ngưỡng 30 USD/thùng như hiện nay, các công ty hoạt động trong lĩnh vực năng lượng ở khu vực Bắc Mỹ mất khoảng 2 tỷ USD mỗi tuần. Trong khi đó, theo dự báo của công ty phân tích Wolfe Research, sẽ có tới 1/3 số công ty khai thác dầu khí của Mỹ đối mặt nguy cơ lâm vào cảnh phá sản và tái cơ cấu trong thời gian từ nay đến giữa năm 2017.
Bình luận về tình trạng của các công ty dầu lửa Mỹ, TS Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Phát triển quan hệ quốc tế, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mexico, Thuỵ Điển cho rằng đây là sự sàng lọc tự nhiên. Theo quy luật kinh tế thị trường, doanh nghiệp nào có vốn mạnh, địa điểm khai thác thuận lợi, chi phí thấp thì tiếp tục tồn tại. Ngược lại, doanh nghiệp nào vốn ít, địa điểm khai thác khó thì phải đóng cửa, chuyển sang ngành khác.
"Mỹ đã tự túc được dầu lửa và cần đẩy mạnh xuất khẩu để mở rộng thị phần, có như thế các doanh nghiệp dầu lửa của nước này mới tồn tại được. Đây cũng là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Mỹ nên trong bối cảnh giá dầu lao dốc, Mỹ quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận xuất khẩu dầu thô đã tồn tại 4 thập kỷ qua.
Cuộc chiến giá dầu hiện nay là cuộc chiến đấu bảo vệ thị phần. Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ IMF, Arabia Saudi và các nước Vùng Vịnh bị hụt thu khoảng 300 tỷ USD từ dầu nhưng các nước này vẫn phải giữ nguyên sản lượng khai thác, thậm chí tăng lên để giữ thị phần.
Mới đây nhất, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã xác nhận Iran đáp ứng các cam kết thu hẹp chương trình hạt nhân theo thỏa thuận mà nước này ký kết với nhóm P5 +1 (Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, Mỹ + Đức) vào năm ngoái. Các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đối với Iran bao gồm lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ sẽ tự động được dỡ bỏ sau xác nhận của IAEA. Các quan chức Iran cho biết, họ chuẩn bị xuất khẩu sang châu Á và châu Âu 500.000 thùng dầu/ngày trong những tuần tới và 1 triệu thùng dầu/ngày vào cuối năm nay.
Như vậy, với việc Iran tham gia vào thị trường xuất khẩu dầu thì tình hình sẽ còn khó khăn hơn nữa bởi giá dầu có thể giảm thêm", TS Nguyễn Ngọc Trường phân tích.
Dù cho rằng giá dầu thế giới sẽ còn tiếp tục giảm và nhiều công ty dầu lửa Mỹ có thể phải đóng cửa nhưng TS Nguyễn Ngọc Trường vẫn tin rằng điều đó không ảnh hưởng quá nhiều đến nền kinh tế Mỹ.
"Kinh tế Mỹ vẫn hoạt động bình thường. Giá dầu ở Mỹ vẫn thấp để đảm bảo năng suất lao động và lợi nhuận của các tập đoàn kinh tế Mỹ. Tôi cho rằng thị trường dầu lửa và ngành sản xuất dầu lửa của Mỹ sẽ phải tự điều chỉnh, tái cơ cấu, doanh nghiệp nào mạnh, giữ được lợi nhuận thì tiếp tục, còn không sẽ bị đào thải, khi nào giá dầu thuận lợi họ sẽ lại vực dậy", ông nói.
Ths Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới cũng cho rằng, với tình hình giá dầu giảm mạnh như hiện nay đương nhiên sẽ phải có một số doanh nghiệp dầu lửa Mỹ mất vốn, phá sản nhưng tính trên tổng thể, nền kinh tế Mỹ vẫn được lợi.
"Nước Mỹ là thế, cái gì không hiệu quả nữa thì sẽ vứt bỏ, chuyển sang cái khác, đó là triết lý đào thải tự nhiên. Khi khủng hoảng tài chính xảy ra vào năm 2008-2009, Mỹ đóng cửa cả trăm ngân hàng cũng là điều hết sức bình thường, khi ấy họ lại chuyển tài nguyên sang lĩnh vực khác để làm ra của cải chứ không ngồi đợi.
Về tổng thể Mỹ vẫn được lợi vì đây là sử dụng nhiều năng lượng, chỉ cần bớt được một khoản tiền cho tiêu hao năng lượng thì họ có thể dùng vào việc khác có lợi hơn. Theo ước tính của IMF, giá dầu giảm có thể giúp các nước tiết kiệm khoảng 2.000 tỷ USD từ cắt giảm trợ cấp năng lượng để đầu tư cho tăng trưởng, tạo việc làm và an sinh xã hội. Do đó Mỹ không việc gì phải sợ.
Giá dầu giảm đã nằm trong dự tính của Mỹ nên trong nền kinh tế mới cấu trúc ra các nhà kinh tế để dự báo, có thị trường tương lai ... Những thứ đó đã san bù rủi ro cho tất cả", ông Sơn chỉ rõ.
Ưu điểm của dầu đá phiến
Việc Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) dự báo sản lượng dầu đá phiến của Mỹ có thể sẽ giảm tháng thứ bảy liên tiếp trong tháng 2/2016 khi các nhà sản xuất dầu mỏ có xu hướng khai thác ít đi từ các giếng dầu mới cũng được ông Nguyễn Ngọc Trường nhìn nhận là một tín hiệu hoàn toàn bình thường và thể hiện sự linh hoạt của Mỹ: có lãi thì làm, không có lãi thì đóng lại ngay để tránh thiệt hại lớn.
"Vốn trường, tín dụng dồi dào, khi cần thì doanh nghiệp Mỹ vay vốn để khoan dầu, còn khi giá dầu hạ xuống mức không có lãi thì họ dừng lại, Mỹ vẫn là nền kinh tế ổn định nhất thế giới hiện nay. Tỷ lệ doanh nghiệp đóng cửa không tác động lớn đến GDP của Mỹ bởi như các doanh nghiệp sẽ chuyển đổi. Trong điều kiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế hậu khủng hoảng nhiều nước đều phải như thế, không riêng gì Mỹ.
Dĩ nhiên khi các công ty khai thác đá phiến đóng cửa sẽ thải ra một lực lượng lao động nhất định nhưng nhìn tổng thể thị trường lao động Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Trong thời gian từ tháng 11/2014 đến tháng 11/2015, nước Mỹ đã kiến tạo trung bình 210.000 việc làm mỗi tháng, đưa chỉ số thất nghiệp xuống mức thấp nhất của bảy năm trong hai tháng liên tiếp.
Đây là nền kinh tế thị trường nên người ta cứ để thế, doanh nghiệp nào sống được thì cứ sống, còn không thì phá sản, chuyển sang lĩnh vực khác. Kinh tế Mỹ sẽ chuyển sang công nghệ mới, sử dụng năng lượng xanh, đặc biệt là dịch vụ nên về tổng thể kinh tế Mỹ vẫn phát triển.
Mỹ có các cơ quan tài quản lý kinh tế tài chính, các công ty tư nhân phân tích, dự báo nên họ nắm được xu hướng giá dầu trong nhiều năm nhưng thị trường lao động, thị trường sản xuất thì phải theo quy luật cung cầu", TS Nguyễn Ngọc Trường nhấn mạnh.
Còn Ths Bùi Ngọc Sơn khẳng định, bên cạnh chi phí khai thác thấp, ưu điểm của công nghệ khai thác dầu đá phiến Mỹ là phản ứng nhanh - giá dầu thấp thì đóng giếng dầu lại, giảm bớt công nhân chuyển sang làm việc khác, khi giá lên cao thì mở lại, hút dầu lên đem bán.
"Tại sao dầu phiến đá sa thải lao động mà tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vẫn giảm? Đó là vì lao động chuyển sang làm ngành nghề khác. Chưa kể khi giá dầu giảm, Mỹ tiết kiệm được chi phí năng lượng, lại mở rộng sản xuất và lao động dầu lửa chuyển sang đó làm", ông nói
Sàng lọc tự nhiên
Truyền thông Mỹ vừa đưa tin, giá dầu giảm sâu đang đặt ra nguy cơ phá sản cho hàng loạt công ty trong ngành dầu lửa Mỹ. Nghiên cứu của công ty tư vấn Alix Partners cho thấy, với mức giá quanh ngưỡng 30 USD/thùng như hiện nay, các công ty hoạt động trong lĩnh vực năng lượng ở khu vực Bắc Mỹ mất khoảng 2 tỷ USD mỗi tuần. Trong khi đó, theo dự báo của công ty phân tích Wolfe Research, sẽ có tới 1/3 số công ty khai thác dầu khí của Mỹ đối mặt nguy cơ lâm vào cảnh phá sản và tái cơ cấu trong thời gian từ nay đến giữa năm 2017.
"Mỹ đã tự túc được dầu lửa và cần đẩy mạnh xuất khẩu để mở rộng thị phần, có như thế các doanh nghiệp dầu lửa của nước này mới tồn tại được. Đây cũng là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Mỹ nên trong bối cảnh giá dầu lao dốc, Mỹ quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận xuất khẩu dầu thô đã tồn tại 4 thập kỷ qua.
Cuộc chiến giá dầu hiện nay là cuộc chiến đấu bảo vệ thị phần. Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ IMF, Arabia Saudi và các nước Vùng Vịnh bị hụt thu khoảng 300 tỷ USD từ dầu nhưng các nước này vẫn phải giữ nguyên sản lượng khai thác, thậm chí tăng lên để giữ thị phần.
Mới đây nhất, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã xác nhận Iran đáp ứng các cam kết thu hẹp chương trình hạt nhân theo thỏa thuận mà nước này ký kết với nhóm P5 +1 (Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, Mỹ + Đức) vào năm ngoái. Các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đối với Iran bao gồm lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ sẽ tự động được dỡ bỏ sau xác nhận của IAEA. Các quan chức Iran cho biết, họ chuẩn bị xuất khẩu sang châu Á và châu Âu 500.000 thùng dầu/ngày trong những tuần tới và 1 triệu thùng dầu/ngày vào cuối năm nay.
Như vậy, với việc Iran tham gia vào thị trường xuất khẩu dầu thì tình hình sẽ còn khó khăn hơn nữa bởi giá dầu có thể giảm thêm", TS Nguyễn Ngọc Trường phân tích.
Dù cho rằng giá dầu thế giới sẽ còn tiếp tục giảm và nhiều công ty dầu lửa Mỹ có thể phải đóng cửa nhưng TS Nguyễn Ngọc Trường vẫn tin rằng điều đó không ảnh hưởng quá nhiều đến nền kinh tế Mỹ.
"Kinh tế Mỹ vẫn hoạt động bình thường. Giá dầu ở Mỹ vẫn thấp để đảm bảo năng suất lao động và lợi nhuận của các tập đoàn kinh tế Mỹ. Tôi cho rằng thị trường dầu lửa và ngành sản xuất dầu lửa của Mỹ sẽ phải tự điều chỉnh, tái cơ cấu, doanh nghiệp nào mạnh, giữ được lợi nhuận thì tiếp tục, còn không sẽ bị đào thải, khi nào giá dầu thuận lợi họ sẽ lại vực dậy", ông nói.
Ths Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới cũng cho rằng, với tình hình giá dầu giảm mạnh như hiện nay đương nhiên sẽ phải có một số doanh nghiệp dầu lửa Mỹ mất vốn, phá sản nhưng tính trên tổng thể, nền kinh tế Mỹ vẫn được lợi.
"Nước Mỹ là thế, cái gì không hiệu quả nữa thì sẽ vứt bỏ, chuyển sang cái khác, đó là triết lý đào thải tự nhiên. Khi khủng hoảng tài chính xảy ra vào năm 2008-2009, Mỹ đóng cửa cả trăm ngân hàng cũng là điều hết sức bình thường, khi ấy họ lại chuyển tài nguyên sang lĩnh vực khác để làm ra của cải chứ không ngồi đợi.
Về tổng thể Mỹ vẫn được lợi vì đây là sử dụng nhiều năng lượng, chỉ cần bớt được một khoản tiền cho tiêu hao năng lượng thì họ có thể dùng vào việc khác có lợi hơn. Theo ước tính của IMF, giá dầu giảm có thể giúp các nước tiết kiệm khoảng 2.000 tỷ USD từ cắt giảm trợ cấp năng lượng để đầu tư cho tăng trưởng, tạo việc làm và an sinh xã hội. Do đó Mỹ không việc gì phải sợ.
Giá dầu giảm đã nằm trong dự tính của Mỹ nên trong nền kinh tế mới cấu trúc ra các nhà kinh tế để dự báo, có thị trường tương lai ... Những thứ đó đã san bù rủi ro cho tất cả", ông Sơn chỉ rõ.
Ưu điểm của dầu đá phiến
Việc Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) dự báo sản lượng dầu đá phiến của Mỹ có thể sẽ giảm tháng thứ bảy liên tiếp trong tháng 2/2016 khi các nhà sản xuất dầu mỏ có xu hướng khai thác ít đi từ các giếng dầu mới cũng được ông Nguyễn Ngọc Trường nhìn nhận là một tín hiệu hoàn toàn bình thường và thể hiện sự linh hoạt của Mỹ: có lãi thì làm, không có lãi thì đóng lại ngay để tránh thiệt hại lớn.
"Vốn trường, tín dụng dồi dào, khi cần thì doanh nghiệp Mỹ vay vốn để khoan dầu, còn khi giá dầu hạ xuống mức không có lãi thì họ dừng lại, Mỹ vẫn là nền kinh tế ổn định nhất thế giới hiện nay. Tỷ lệ doanh nghiệp đóng cửa không tác động lớn đến GDP của Mỹ bởi như các doanh nghiệp sẽ chuyển đổi. Trong điều kiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế hậu khủng hoảng nhiều nước đều phải như thế, không riêng gì Mỹ.
Dĩ nhiên khi các công ty khai thác đá phiến đóng cửa sẽ thải ra một lực lượng lao động nhất định nhưng nhìn tổng thể thị trường lao động Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Trong thời gian từ tháng 11/2014 đến tháng 11/2015, nước Mỹ đã kiến tạo trung bình 210.000 việc làm mỗi tháng, đưa chỉ số thất nghiệp xuống mức thấp nhất của bảy năm trong hai tháng liên tiếp.
Đây là nền kinh tế thị trường nên người ta cứ để thế, doanh nghiệp nào sống được thì cứ sống, còn không thì phá sản, chuyển sang lĩnh vực khác. Kinh tế Mỹ sẽ chuyển sang công nghệ mới, sử dụng năng lượng xanh, đặc biệt là dịch vụ nên về tổng thể kinh tế Mỹ vẫn phát triển.
Mỹ có các cơ quan tài quản lý kinh tế tài chính, các công ty tư nhân phân tích, dự báo nên họ nắm được xu hướng giá dầu trong nhiều năm nhưng thị trường lao động, thị trường sản xuất thì phải theo quy luật cung cầu", TS Nguyễn Ngọc Trường nhấn mạnh.
Còn Ths Bùi Ngọc Sơn khẳng định, bên cạnh chi phí khai thác thấp, ưu điểm của công nghệ khai thác dầu đá phiến Mỹ là phản ứng nhanh - giá dầu thấp thì đóng giếng dầu lại, giảm bớt công nhân chuyển sang làm việc khác, khi giá lên cao thì mở lại, hút dầu lên đem bán.
"Tại sao dầu phiến đá sa thải lao động mà tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vẫn giảm? Đó là vì lao động chuyển sang làm ngành nghề khác. Chưa kể khi giá dầu giảm, Mỹ tiết kiệm được chi phí năng lượng, lại mở rộng sản xuất và lao động dầu lửa chuyển sang đó làm", ông nói
Theo: Báo Đất Việt
Relate Threads