Một nguồn tin ngoại giao ngày 21/1 cho biết, Mỹ đã vận động Trung Quốc và các nước khác cấm xuất khẩu dầu mỏ sang Triều Tiên trong khuôn khổ lệnh trừng phạt mới của Liên hợp quốc liên quan đến việc Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ tư hôm 6/1 vừa qua.
Theo nguồn tin, Mỹ cũng đề xuất với các nước trên cấm nhập khẩu khoáng sản từ Triều Tiên, cũng như không cho các máy bay của hãng hàng không Air Koryo của Triều Tiên quá cảnh qua không phận các nước này.
Trong số các biện pháp trừng phạt được xem xét, Washington cũng ủng hộ việc áp đặt lệnh cấm một số tàu của Triều Tiên cập bến bất kỳ cảng nào trên thế giới, đồng thời bổ sung thêm 30 cá nhân và tổ chức của Triều Tiên vào danh sách chịu lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, hiện bao gồm 12 cá nhân và 20 tổ chức.
Quặng sắt và than anthracite là các nguồn tài nguyên mang lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho Triều Tiên. Cho dù các biện pháp trừng phạt trên được Hội đồng Bảo an thông qua nhưng vẫn chưa có hiệu lực trừ phi được phía Trung Quốc thực thi.
Sau khi tổ chức một số vòng đàm phán với Trung Quốc, Mỹ dự kiến sẽ chuyển bản dự thảo nghị quyết trừng phạt Triều Tiên cho các Ủy viên thường trực và không thường trực Hội đồng Bảo an.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dự kiến sẽ thảo luận vấn đề này với các quan chức Trung Quốc trong chuyến công du nước này từ ngày 20/1. Tuy nhiên, Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ không ủng hộ biện pháp do Washington đề xuất vì điều đó tương đương với việc phong tỏa kinh tế Bình Nhưỡng.
Trung Quốc thừa nhận sự cần thiết phải có một nghị quyết mới trừng phạt Triều Tiên, nhưng tỏ ra thận trọng vì việc áp đặt đòn trừng phạt mạnh tay có thể gây bất ổn quốc gia láng giềng này.
Theo các chuyên gia về quan hệ Trung-Triều, ưu tiên của Trung Quốc là tránh gây mất ổn định Triều Tiên, vốn được coi là "vùng đệm chiến lược" để ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ ở Đông Bắc Á./.
Theo nguồn tin, Mỹ cũng đề xuất với các nước trên cấm nhập khẩu khoáng sản từ Triều Tiên, cũng như không cho các máy bay của hãng hàng không Air Koryo của Triều Tiên quá cảnh qua không phận các nước này.
Quặng sắt và than anthracite là các nguồn tài nguyên mang lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho Triều Tiên. Cho dù các biện pháp trừng phạt trên được Hội đồng Bảo an thông qua nhưng vẫn chưa có hiệu lực trừ phi được phía Trung Quốc thực thi.
Sau khi tổ chức một số vòng đàm phán với Trung Quốc, Mỹ dự kiến sẽ chuyển bản dự thảo nghị quyết trừng phạt Triều Tiên cho các Ủy viên thường trực và không thường trực Hội đồng Bảo an.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dự kiến sẽ thảo luận vấn đề này với các quan chức Trung Quốc trong chuyến công du nước này từ ngày 20/1. Tuy nhiên, Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ không ủng hộ biện pháp do Washington đề xuất vì điều đó tương đương với việc phong tỏa kinh tế Bình Nhưỡng.
Trung Quốc thừa nhận sự cần thiết phải có một nghị quyết mới trừng phạt Triều Tiên, nhưng tỏ ra thận trọng vì việc áp đặt đòn trừng phạt mạnh tay có thể gây bất ổn quốc gia láng giềng này.
Theo các chuyên gia về quan hệ Trung-Triều, ưu tiên của Trung Quốc là tránh gây mất ổn định Triều Tiên, vốn được coi là "vùng đệm chiến lược" để ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ ở Đông Bắc Á./.
Theo: Vietnam+
Relate Threads