Giá dầu thế giới có thể xuống mức 20 USD/thùng, do những lo ngại mới về sự dư thừa nguồn cung dầu toàn cầu, nhất là sau quyết định dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu của Mỹ, theo phân tích của Goldman Sachs.
Trong lúc thế giới đang thừa dầu, sản lượng dầu toàn cầu vẫn ở ngưỡng cao kỷ lục và thậm chí, thị trường còn sắp sửa có thêm nguồn cung dầu mới từ Iran và Mỹ. Đặc biệt là Mỹ, khi nước này quyết định dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu đã tồn tại suốt 40 năm qua.
Đó là lý do khiến giá dầu Brent giao dịch tại London chiều 21.12 có thời điểm giảm 2%, còn 36,17 USD/thùng, thấp nhất trong 11 năm trở lại đây và thấp hơn mức đáy 36,2 USD/thùng thiết lập vào đêm Giáng sinh năm 2008, khi khủng hoảng tài chính toàn cầu đang ở giai đoạn cao trào.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao dịch tại thị trường Mỹ giảm 0,36 USD/thùng so với đóng cửa tuần trước, tương đương giảm hơn 1%, còn 34,37 USD/thùng. Mức giá này gần với mức thấp nhất 7 năm của dầu ngọt nhẹ thiết lập hôm thứ 6 tuần trước.
Giá dầu đã giảm tới 1/5 chỉ tính từ ngày 4.12 tới nay khi các nước OPEC quyết định không cắt giảm sản lượng sản xuất. Kể từ khi bắt đầu sụt giảm vào mùa hè năm ngoái, giá của hai loại dầu này đã giảm hơn 2/3.
Trong khi giá dầu đang giảm, thì các cường quốc xuất khẩu dầu lại tăng sản lượng. Tính từ tháng 11.2014 đến nay Iran đã tăng sản lượng tới 930.000 thùng/ngày và Ả Rập Saudi tăng 580.000 thùng/ngày.
Các Bộ trưởng Dầu khí của Qatar và Iraq đã "tự tin" rằng giá dầu có thể phục hồi trong thời gian tới, tuy nhiên các nhà phân tích cho rằng giá dầu sẽ tiếp tục giảm thấp hơn nữa trong ngắn hạn. Lý do được đưa ra là vì sự sụt giảm nhu cầu dầu từ thị trường lớn nhất thế giới là Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác.
Ole Hansen, quản lý cao cấp của Ngân hàng Saxo cho biết: "Thực sự tôi không muốn ở trong vị trí của một nước xuất khẩu dầu vào năm 2016. Tình hình không giống như nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm trong thời gian tới".
Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs thì dự đoán tình hình sẽ còn tệ hơn, trong tương lai có thể giá dầu sẽ lao dốc xuống mức "khó tin" là 20 USD/thùng.
Giá dầu thấp đã giáng một đòn chí tử vào một số nước xuất khẩu dầu như Nigeria - đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong năm nay và Venezuela - đang rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế sâu. Ngay cả các "đại gia" vùng Vịnh cũng bị ảnh hưởng. Tuần trước Ả Rập Saudi, Kuwait và Bahrain đã phải tăng lãi suất để bảo vệ đồng tiền của họ.
Trong lúc thế giới đang thừa dầu, sản lượng dầu toàn cầu vẫn ở ngưỡng cao kỷ lục và thậm chí, thị trường còn sắp sửa có thêm nguồn cung dầu mới từ Iran và Mỹ. Đặc biệt là Mỹ, khi nước này quyết định dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu đã tồn tại suốt 40 năm qua.
Đó là lý do khiến giá dầu Brent giao dịch tại London chiều 21.12 có thời điểm giảm 2%, còn 36,17 USD/thùng, thấp nhất trong 11 năm trở lại đây và thấp hơn mức đáy 36,2 USD/thùng thiết lập vào đêm Giáng sinh năm 2008, khi khủng hoảng tài chính toàn cầu đang ở giai đoạn cao trào.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao dịch tại thị trường Mỹ giảm 0,36 USD/thùng so với đóng cửa tuần trước, tương đương giảm hơn 1%, còn 34,37 USD/thùng. Mức giá này gần với mức thấp nhất 7 năm của dầu ngọt nhẹ thiết lập hôm thứ 6 tuần trước.
Giá dầu đã giảm tới 1/5 chỉ tính từ ngày 4.12 tới nay khi các nước OPEC quyết định không cắt giảm sản lượng sản xuất. Kể từ khi bắt đầu sụt giảm vào mùa hè năm ngoái, giá của hai loại dầu này đã giảm hơn 2/3.
Trong khi giá dầu đang giảm, thì các cường quốc xuất khẩu dầu lại tăng sản lượng. Tính từ tháng 11.2014 đến nay Iran đã tăng sản lượng tới 930.000 thùng/ngày và Ả Rập Saudi tăng 580.000 thùng/ngày.
Các Bộ trưởng Dầu khí của Qatar và Iraq đã "tự tin" rằng giá dầu có thể phục hồi trong thời gian tới, tuy nhiên các nhà phân tích cho rằng giá dầu sẽ tiếp tục giảm thấp hơn nữa trong ngắn hạn. Lý do được đưa ra là vì sự sụt giảm nhu cầu dầu từ thị trường lớn nhất thế giới là Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác.
Ole Hansen, quản lý cao cấp của Ngân hàng Saxo cho biết: "Thực sự tôi không muốn ở trong vị trí của một nước xuất khẩu dầu vào năm 2016. Tình hình không giống như nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm trong thời gian tới".
Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs thì dự đoán tình hình sẽ còn tệ hơn, trong tương lai có thể giá dầu sẽ lao dốc xuống mức "khó tin" là 20 USD/thùng.
Giá dầu thấp đã giáng một đòn chí tử vào một số nước xuất khẩu dầu như Nigeria - đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong năm nay và Venezuela - đang rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế sâu. Ngay cả các "đại gia" vùng Vịnh cũng bị ảnh hưởng. Tuần trước Ả Rập Saudi, Kuwait và Bahrain đã phải tăng lãi suất để bảo vệ đồng tiền của họ.
Một Thế Giới (theo The Guardian)
Relate Threads