Na Uy đã để dành hầu hết tiền bán dầu kể từ những năm 1990, nhờ đó có được Quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới để đối phó với những tác động khi giá dầu giảm.
Được đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản, Quỹ đầu tư quốc gia của Na Uy hiện có giá trị khoảng 6.960 tỷ kroner (734 tỷ euro), tương đương với khoản ngân sách cho sáu năm hay hơn 137.000 euro cho mỗi một người trong tổng số 5,2 triệu dân.
Na Uy nghiêm cấm việc chi tiền để dành trong quỹ dầu mỏ và quỹ lương hưu, chỉ cho phép sử dụng lợi nhuận đầu tư, ước tính khoảng 4%.
Theo Giáo sư kinh tế Ragnar Torvik thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy, nước này đã bán được khá nhiều dầu ở thời kỳ giá dầu mức cao và tiết kiệm phần lớn tiền thu được. Nhờ đó, nền kinh tế đối phó tốt với sự sụt giảm của giá dầu, khi tác động đến tài chính công là nhỏ. Nhà kinh tế Knut Anton Mork ở Handelsbanken giải thích đó không phải là quỹ đối phó với khủng hoảng mà là một nguồn thu đều đặn cho ngân sách quốc gia, đóng góp 1/8 khoản chi ngân sách ở Na Uy.
Giá dầu đã giảm từ mức trên 110 USD/thùng vào mùa Hè năm 2014 xuống 30 USD/thùng hiện nay, nhưng tác động duy nhất về tài chính đến Na Uy là mức tăng trưởng của Quỹ đầu tư quốc gia chậm hơn. Trong khi tài chính công của Na Uy không chỉ tác động của việc giá dầu giảm, tình hình kinh tế nước này lại là câu chuyện hoàn toàn khác: đầu tư vào dầu mỏ giảm, tăng trưởng chậm và tỷ lệ thất nghiệp cao, ở mức 4,6%, dù vẫn là điều đáng ghen tị với nhiều nước.
Kể từ đầu năm 2014, gần 30.000 việc làm bị cắt giảm trong lĩnh vực dầu mỏ, trong đó có tập đoàn dầu khí Statoil. Để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, Chính phủ Na Uy đã phải tăng ngân sách và Ngân hàng trung ương đã hạ lãi suất. Bù lại cho việc nguồn thu từ dầu mỏ giảm, việc đồng krone xuống giá đáng kể đã làm tăng khả năng cạnh tranh trong những lĩnh vực khác.
Theo Bộ trưởng Tài chính Siv Jensen ngày 25/1, kinh tế Na Uy không bị khủng hoảng, mà chỉ có khủng hoảng ở các khu vực, các lĩnh vực, các doanh nghiệp và các gia đình bị ảnh hưởng bởi việc chuyển đổi lâu dài về cơ cấu kinh tế. Nhận thức được rằng trữ lượng dầu khí đang suy giảm và việc khai thác thường tốn kém, nước này muốn thoát khỏi sự phụ thuộc vào "vàng đen".
Được đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản, Quỹ đầu tư quốc gia của Na Uy hiện có giá trị khoảng 6.960 tỷ kroner (734 tỷ euro), tương đương với khoản ngân sách cho sáu năm hay hơn 137.000 euro cho mỗi một người trong tổng số 5,2 triệu dân.
Na Uy nghiêm cấm việc chi tiền để dành trong quỹ dầu mỏ và quỹ lương hưu, chỉ cho phép sử dụng lợi nhuận đầu tư, ước tính khoảng 4%.
Giá dầu đã giảm từ mức trên 110 USD/thùng vào mùa Hè năm 2014 xuống 30 USD/thùng hiện nay, nhưng tác động duy nhất về tài chính đến Na Uy là mức tăng trưởng của Quỹ đầu tư quốc gia chậm hơn. Trong khi tài chính công của Na Uy không chỉ tác động của việc giá dầu giảm, tình hình kinh tế nước này lại là câu chuyện hoàn toàn khác: đầu tư vào dầu mỏ giảm, tăng trưởng chậm và tỷ lệ thất nghiệp cao, ở mức 4,6%, dù vẫn là điều đáng ghen tị với nhiều nước.
Kể từ đầu năm 2014, gần 30.000 việc làm bị cắt giảm trong lĩnh vực dầu mỏ, trong đó có tập đoàn dầu khí Statoil. Để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, Chính phủ Na Uy đã phải tăng ngân sách và Ngân hàng trung ương đã hạ lãi suất. Bù lại cho việc nguồn thu từ dầu mỏ giảm, việc đồng krone xuống giá đáng kể đã làm tăng khả năng cạnh tranh trong những lĩnh vực khác.
Theo Bộ trưởng Tài chính Siv Jensen ngày 25/1, kinh tế Na Uy không bị khủng hoảng, mà chỉ có khủng hoảng ở các khu vực, các lĩnh vực, các doanh nghiệp và các gia đình bị ảnh hưởng bởi việc chuyển đổi lâu dài về cơ cấu kinh tế. Nhận thức được rằng trữ lượng dầu khí đang suy giảm và việc khai thác thường tốn kém, nước này muốn thoát khỏi sự phụ thuộc vào "vàng đen".
Theo: Vietnam+/Bnews.vn
Relate Threads