Dự án mỏ khí Cá Voi Xanh nằm tại lô 117, 118, 119 và 120 thuộc thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Luật Biển Quốc tế. Việt Nam đã cấp phép thăm dò cho cho Tập đoàn Exxon Mobil (Hoa Kỳ) theo đúng quy định. Tập đoàn Exxon Mobil đã đầu tư 600 triệu USD vào dự án và hiện nay, đang cùng các bên liên quan tập trung đẩy nhanh các hạng mục để đến năm 2023 sẽ đưa dòng khí đầu tiên vào bờ theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Ông Đỗ Xuân Diện, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế (BQL KKT) mở Chu Lai cho biết: Đến thời điểm này, mọi việc đang được triển khai vượt kế hoạch đề ra, nhà đầu tư đang chuẩn bị tiến hành khoan địa chất và mở 7 gói thầu liên quan đến đánh giá tác động môi trường, đền bù giải phóng mặt bằng, khoan thăm dò địa chất,…. Đặc biệt, với những diễn biến mới nhất về tình hình trên biển Đông, chúng tôi rất lo cho việc triển khai dự án nhưng Tập đoàn Exxon Mobil cho biết tất cả mọi hoạt động liên quan đến dự án mỏ khí Cá Voi Xanh đều được Tập đoàn này thông báo cho toàn thế giới biết và không có gì phải lo ngại.
Đối với dự án này, về phía Việt Nam sẽ có 3 đối tác tham gia là tỉnh Quảng Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng cục năng lượng thuộc Bộ Công Thương.
Quảng Nam được Chính phủ giao lo mặt bằng và hạ tầng giao thông kết nối cũng như những điều kiện phục vụ hậu cần cho dự án. Đến thời điểm này, Quảng Nam đã hoàn thành việc quy hoạch 1.000ha mặt bằng phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án. Chuẩn bị xong mặt bằng tái định cư để phục vụ cho việc giải phóng mặt bằng và chỉ chờ khi nhà đầu tư công bố quy hoạch là sẽ giải toả và giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư.
Về phía Tập đoàn Exxon Mobil, hiện nay đã tiến hành điều tra xã hội học đến từng người dân và yêu cầu địa phương khi tiến hàng giải toả phải đưa ra được bài toán an sinh: người dân sẽ làm việc gì, thu nhập đến từ đâu, người dân ở tại khu vực cũ trước khi bị giải toả thì họ làm việc gì để sống và dự án của Exxon Mobil có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của họ hay không?...
Với nhiệm vụ được phân công, Tổng cục năng lượng – Bộ Công thương trong năm nay phải hoàn thiện hợp đồng bảo lãnh Chính phủ về mua khí của dự án mỏ khí Cá Voi Xanh. Dự kiến, bên lề Hội nghị APEC vào tháng 11/2017 sẽ tổ chức lễ công bố hợp đồng bảo lãnh Chính phủ tại Quảng Nam với sự chứng kiến của Chính phủ hai nước.
Theo kế hoạch, đến năm 2023 dự án mỏ khí Cá Voi Xanh sẽ đưa dòng khí đầu tiên vào bờ. Theo tính toán thì mỗi năm sẽ khai thác khoảng 9-11 tỷ khối/năm, ngân sách của tỉnh Quảng Nam sẽ thu thêm xấp xỉ 1 tỷ USD. Dự án sẽ giải quyết được 3.000-4.000 lao động trình độ cao. Đồng thời với các sản phẩm sau khí sẽ thúc đẩy nhanh một số ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ, ngành dịch vụ và sẽ thúc đẩy nhanh đến phát triển sân bay Chu Lai.
Ông Đỗ Xuân Diện, Trưởng BQL KKT mở Chu Lai cho biết: Cùng với chuẩn bị mặt bằng cho dự án điện khí từ mỏ Cá Voi Xanh, BQL KKT mở Chu Lai đang tiến hành các bước quy hoạch thuận lợi nhất cho việc đưa khí sạch từ nhà máy khí đến các KCN nhằm xúc tiến các dự án sử dụng sản phẩm khí sau khi đã được đưa vào bờ để sản xuất vật liệu xây dựng, các sản phẩm sử dụng nhiên liệu từ nguồn nhiên liệu khí làm sao đó để các sản phẩm từ các nhà máy này khi sản xuất ra có giá thành cạnh tranh toàn cầu.
Theo kế hoạch, sẽ xây dựng các hệ thống đường ống để kéo đến các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam như Bắc Chu Lai, Tam Hiệp, Tam Anh…dự kiến sẽ dành 1 tỷ m3 khí làm nguồn năng lượng để sản xuất công nghiệp như sản xuất kính, sản xuất nước giải khát Number One, phục vụ cho nhà máy ô tô…Nguồn khí này có giá thành rẻ hơn sử dụng điện và điều này đã thu hút nhiều nhà đầu tư đăng ký đầu tư vào Quảng Nam.
Đối với dự án này, về phía Việt Nam sẽ có 3 đối tác tham gia là tỉnh Quảng Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng cục năng lượng thuộc Bộ Công Thương.
Quảng Nam được Chính phủ giao lo mặt bằng và hạ tầng giao thông kết nối cũng như những điều kiện phục vụ hậu cần cho dự án. Đến thời điểm này, Quảng Nam đã hoàn thành việc quy hoạch 1.000ha mặt bằng phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án. Chuẩn bị xong mặt bằng tái định cư để phục vụ cho việc giải phóng mặt bằng và chỉ chờ khi nhà đầu tư công bố quy hoạch là sẽ giải toả và giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư.
Về phía Tập đoàn Exxon Mobil, hiện nay đã tiến hành điều tra xã hội học đến từng người dân và yêu cầu địa phương khi tiến hàng giải toả phải đưa ra được bài toán an sinh: người dân sẽ làm việc gì, thu nhập đến từ đâu, người dân ở tại khu vực cũ trước khi bị giải toả thì họ làm việc gì để sống và dự án của Exxon Mobil có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của họ hay không?...
Với nhiệm vụ được phân công, Tổng cục năng lượng – Bộ Công thương trong năm nay phải hoàn thiện hợp đồng bảo lãnh Chính phủ về mua khí của dự án mỏ khí Cá Voi Xanh. Dự kiến, bên lề Hội nghị APEC vào tháng 11/2017 sẽ tổ chức lễ công bố hợp đồng bảo lãnh Chính phủ tại Quảng Nam với sự chứng kiến của Chính phủ hai nước.
Theo kế hoạch, đến năm 2023 dự án mỏ khí Cá Voi Xanh sẽ đưa dòng khí đầu tiên vào bờ. Theo tính toán thì mỗi năm sẽ khai thác khoảng 9-11 tỷ khối/năm, ngân sách của tỉnh Quảng Nam sẽ thu thêm xấp xỉ 1 tỷ USD. Dự án sẽ giải quyết được 3.000-4.000 lao động trình độ cao. Đồng thời với các sản phẩm sau khí sẽ thúc đẩy nhanh một số ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ, ngành dịch vụ và sẽ thúc đẩy nhanh đến phát triển sân bay Chu Lai.
Ông Đỗ Xuân Diện, Trưởng BQL KKT mở Chu Lai cho biết: Cùng với chuẩn bị mặt bằng cho dự án điện khí từ mỏ Cá Voi Xanh, BQL KKT mở Chu Lai đang tiến hành các bước quy hoạch thuận lợi nhất cho việc đưa khí sạch từ nhà máy khí đến các KCN nhằm xúc tiến các dự án sử dụng sản phẩm khí sau khi đã được đưa vào bờ để sản xuất vật liệu xây dựng, các sản phẩm sử dụng nhiên liệu từ nguồn nhiên liệu khí làm sao đó để các sản phẩm từ các nhà máy này khi sản xuất ra có giá thành cạnh tranh toàn cầu.
Theo kế hoạch, sẽ xây dựng các hệ thống đường ống để kéo đến các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam như Bắc Chu Lai, Tam Hiệp, Tam Anh…dự kiến sẽ dành 1 tỷ m3 khí làm nguồn năng lượng để sản xuất công nghiệp như sản xuất kính, sản xuất nước giải khát Number One, phục vụ cho nhà máy ô tô…Nguồn khí này có giá thành rẻ hơn sử dụng điện và điều này đã thu hút nhiều nhà đầu tư đăng ký đầu tư vào Quảng Nam.
Nguyễn Vũ - Báo Xây dựng
Relate Threads