Nền kinh tế lớn thứ ba châu Phi vừa gửi thông điệp đến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đề nghị được cứu trợ.
Theo CNN, Angola mới đây đề nghị sự trợ giúp từ IMF, trong đó có một “chương trình kinh tế cần được hỗ trợ tài chính”. Nói cách khác, nền kinh tế lớn thứ ba châu Phi đang tìm kiếm một gói cứu trợ.
Angola, nhà sản xuất dầu thô lớn thứ hai ở châu lục này, hết tiền mặt kể từ đợt lao dốc giá dầu bắt đầu từ năm 2014. Dầu thô chiếm khoảng 75% nguồn thu của chính phủ Angola, và chiếm 95% doanh thu từ xuất khẩu.
Tiền tệ Angola là đồng kwanza đã giảm đến 16% trong năm nay và nước này ngày càng khó trả nợ bằng đồng đô la Mỹ. Hồi năm ngoái, Angola phát hành khoảng 1,5 tỉ USD giá trị trái phiếu 10 năm với mức lợi suất là 9,5%.
Quốc gia Nam Phi còn phải vay mượn từ Trung Quốc và đảm bảo bằng dầu thô. Những khoản vay này đang vắt kiệt khả năng tài chính của đất nước. Cân đối ngân sách là một thách thức với Angola và họ đang phải giảm chi tiêu đến 20% trong năm 2016.
Angola là một trong những quốc gia giàu nhất châu Phi và dồi dào nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí thiên nhiên, kim cương và nhiều loại khoáng sản. Dù thế, phần lớn dân số nước này vẫn đang sống trong nghèo đói.
Như nhiều nước sản xuất dầu khác ở châu Phi, kinh tế Angola không đủ đa dạng để vượt qua các tác động của tình hình giá dầu thấp. Quốc gia vùng cận Sahara cũng cung cấp các khoản trợ cấp nhiên liệu và đây là điều mà IMF đã từng cảnh báo. Năm 2013, Angola chi 4% ngân sách cho việc trợ cấp nhiên liệu.
Cuộc đàm phán giữa IMF và Angola sẽ diễn ra trong cuộc họp mùa xuân của IMF, tổ chức vào tuần tới ở Washington (Mỹ). Hồi năm 2009, Angola từng nhận được chương trình hỗ trợ 1,4 tỉ USD từ IMF sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.
Theo CNN, Angola mới đây đề nghị sự trợ giúp từ IMF, trong đó có một “chương trình kinh tế cần được hỗ trợ tài chính”. Nói cách khác, nền kinh tế lớn thứ ba châu Phi đang tìm kiếm một gói cứu trợ.
Angola, nhà sản xuất dầu thô lớn thứ hai ở châu lục này, hết tiền mặt kể từ đợt lao dốc giá dầu bắt đầu từ năm 2014. Dầu thô chiếm khoảng 75% nguồn thu của chính phủ Angola, và chiếm 95% doanh thu từ xuất khẩu.
Tiền tệ Angola là đồng kwanza đã giảm đến 16% trong năm nay và nước này ngày càng khó trả nợ bằng đồng đô la Mỹ. Hồi năm ngoái, Angola phát hành khoảng 1,5 tỉ USD giá trị trái phiếu 10 năm với mức lợi suất là 9,5%.
Angola là một trong những quốc gia giàu nhất châu Phi và dồi dào nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí thiên nhiên, kim cương và nhiều loại khoáng sản. Dù thế, phần lớn dân số nước này vẫn đang sống trong nghèo đói.
Như nhiều nước sản xuất dầu khác ở châu Phi, kinh tế Angola không đủ đa dạng để vượt qua các tác động của tình hình giá dầu thấp. Quốc gia vùng cận Sahara cũng cung cấp các khoản trợ cấp nhiên liệu và đây là điều mà IMF đã từng cảnh báo. Năm 2013, Angola chi 4% ngân sách cho việc trợ cấp nhiên liệu.
Cuộc đàm phán giữa IMF và Angola sẽ diễn ra trong cuộc họp mùa xuân của IMF, tổ chức vào tuần tới ở Washington (Mỹ). Hồi năm 2009, Angola từng nhận được chương trình hỗ trợ 1,4 tỉ USD từ IMF sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.
Thu Thảo - Báo Thanh Niên
Relate Threads