Đơn vị quản lý Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất là Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đang tiến hành triển khai dự án nâng cấp, mở rộng (NCMR) nhà máy chính là thực hiện kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt cách đây 20 năm khi thiết kế tổng thể nhà máy này được phê duyệt.
Tại sao phải nâng cấp?
NMLD Dung Quất, được xây dựng với một cấu hình phù hợp với nguồn dầu thô được khai thác từ mỏ Bạch Hổ của nước ta. Dầu thô Bạch Hổ dễ lọc, gọi là “dầu ngọt”, vì chứa ít chất lưu huỳnh, tác hại mài mòn các chi tiết của nhà máy rất thấp.
Lúc mới đi vào hoạt động, NMLD Dung Quất chế biến 100% dầu thô Bạch Hổ. Tuy nhiên, nếu phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn dầu thô khai thác từ mỏ Bạch Hổ, chẳng khác gì đi vào “ngõ cụt”.
Phân xưởng thu hồi lưu huỳnh thứ 2 (SRU2) được xây dựng tại NMLD Dung Quất
Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất trên thềm lục địa nước ta, nằm cách thành phố Vũng Tàu 120km về phía Đông Nam. Các chuyên gia ước tính trữ lượng của mỏ vào khoảng 300 triệu tấn, được khai thác thương mại từ giữa năm 1986. Sau hơn 30 năm khai thác, sản lượng dầu thô Bạch Hổ đang giảm mạnh.
Lại có ý kiến hỏi rằng, biết “bất lợi” như vậy, tại sao ngay từ đầu không xây dựng nhà máy có cấu hình phù hợp với các chủng loại dầu thô khác nhau. Giải thích câu hỏi có lý này bằng các cứ liệu khoa học thì rất dài. Chỉ xin nói ngắn gọn thế này: Nước ta gia nhập “sân chơi” lọc dầu khi chưa hề có kinh nghiệm. Nếu lựa chọn cấu hình như ý kiến trên thì có hai điều vượt quá khả năng lúc bấy giờ, đấy là: vốn đầu tư lớn; công nghệ phức tạp.
Lựa chọn cấu hình lọc “dầu ngọt” là phù hợp nhất, vừa phù hợp với “túi tiền”; vừa có sẵn nguồn dầu thô dễ lọc trong nước. Và điều được coi là “cấp bách” của thời điểm đó là bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, vừa không lệ thuộc vào nước ngoài; vừa không tốn ngoại tệ để nhập khẩu. Việc tiếp thu, chuyển giao công nghệ cũng không quá phức tạp.
NCMR nhà máy sẽ giải quyết vấn đề gì?
Có 3 vấn đề lớn, hay nói cách khác, sau khi NCMR sẽ mang lại 3 lợi ích lớn sau đây: Trước hết là để đa dạng hóa “đầu vào”, có nghĩa là nhà máy có đủ năng lực chế biến các loại “dầu chua” nhập khẩu từ Trung Đông và nước ngoài với giá rẻ hơn nhiều loại “dầu ngọt” của mỏ Bạch Hổ, nhưng lại cho ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, mà thuật ngữ kỹ thuật gọi là “Euro” (hiện nay NMLD Dung Quất sản xuất ra các sản phẩm xăng dầu mới đạt tiêu chuẩn Euro 2, Euro 3. Sau khi NCMR, các loại sản phẩm sẽ đạt tiêu chuẩn Euro 5).
Lợi ích thứ hai, sau khi NCMR, sản lượng sản xuất sẽ được nâng từ 6,5 triệu tấn dầu thô/năm tại thời điểm này lên 8,5 triệu tấn dầu thô/năm, với phẩm chất tốt, giá thành hạ (do đa dạng nguồn nguyên liệu đầu vào), là một lợi thế so sánh hết sức thuận lợi.
Theo tính toán của các nhà quản lý BSR: dầu thô hiện nay tại NMLD Dung Quất chiếm khoảng 90% tổng chi phí. Trong khi đó các nhà máy trên thế giới dùng dầu thô là dầu chua, nặng, chi phí giảm xuống chỉ còn 80%. Sau khi NCMR có thêm lợi thế cạnh tranh, lợi nhuận sẽ gia tăng đáng kể, giá thành xăng dầu cung cấp ra thị trường sẽ hợp lý hơn.
Lợi ích thứ ba là, nhà máy có thêm những sản phẩm hóa dầu rất cần thiết cho nền kinh tế quốc dân như: nhựa đường; các sản phẩm về nhựa; sơ sợi… Nói như Chủ tịch Hội đồng Thành viên BSR Nguyễn Hoài Giang: Đây mới là con gà đẻ trứng vàng.
NCMR NMLD Dung Quất, vừa cần thiết, vừa mang lại những lợi ích kinh tế to lớn. Không chỉ nhằm gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường, mà còn tạo ra động lực để BSR tiếp tục đào tạo ra đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đủ sức làm “chuyên gia” cho các nhà máy mới trong tương lai.
Mấy điều nói thêm
Từ rất sớm (tháng 8-2010), BSR đã chế biến thử nghiệm thành công lô dầu thô nhập khẩu đầu tiên từ Azerbaijan, Địa Trung Hải phối trộn với dầu thô mỏ Bạch Hổ. Đây là sự chủ động trong việc đánh giá loại dầu thô có thể chế biến tại NMLD Dung Quất, nhằm đa dạng hóa, đảm bảo nguồn cung dầu thô cho cả trước mắt và sau này.
Để có thể tiếp nhận những nguồn dầu thô mới mà hàm lượng chua, nặng cao, năm 2015, BSR đầu tư dự án Phân xưởng thu hồi lưu huỳnh, nâng tỷ lệ phối trộn của các loại dầu thô lên cao đáng kể. Hiện NMLD Dung Quất có thể lọc, phối trộn được 67 loại dầu. Nhà máy cũng đã chế biến thành công 15 loại dầu thô từ các khu vực khác nhau trên thế giới.
Nhờ chủ động, linh hoạt và đầu tư lớn cho công tác nghiên cứu, nên NMLD Dung Quất đã tiếp nhận nguồn nguyên liệu đầu vào khá phong phú, luôn vận hành ổn định ở mức 105-107% công suất thiết kế, mặc dù sản lượng dầu thô Bạch Hổ hiện nay chỉ còn chiếm khoảng 58% nhu cầu sử dụng.
Tại sao phải nâng cấp?
NMLD Dung Quất, được xây dựng với một cấu hình phù hợp với nguồn dầu thô được khai thác từ mỏ Bạch Hổ của nước ta. Dầu thô Bạch Hổ dễ lọc, gọi là “dầu ngọt”, vì chứa ít chất lưu huỳnh, tác hại mài mòn các chi tiết của nhà máy rất thấp.
Lúc mới đi vào hoạt động, NMLD Dung Quất chế biến 100% dầu thô Bạch Hổ. Tuy nhiên, nếu phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn dầu thô khai thác từ mỏ Bạch Hổ, chẳng khác gì đi vào “ngõ cụt”.
Phân xưởng thu hồi lưu huỳnh thứ 2 (SRU2) được xây dựng tại NMLD Dung Quất
Lại có ý kiến hỏi rằng, biết “bất lợi” như vậy, tại sao ngay từ đầu không xây dựng nhà máy có cấu hình phù hợp với các chủng loại dầu thô khác nhau. Giải thích câu hỏi có lý này bằng các cứ liệu khoa học thì rất dài. Chỉ xin nói ngắn gọn thế này: Nước ta gia nhập “sân chơi” lọc dầu khi chưa hề có kinh nghiệm. Nếu lựa chọn cấu hình như ý kiến trên thì có hai điều vượt quá khả năng lúc bấy giờ, đấy là: vốn đầu tư lớn; công nghệ phức tạp.
Lựa chọn cấu hình lọc “dầu ngọt” là phù hợp nhất, vừa phù hợp với “túi tiền”; vừa có sẵn nguồn dầu thô dễ lọc trong nước. Và điều được coi là “cấp bách” của thời điểm đó là bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, vừa không lệ thuộc vào nước ngoài; vừa không tốn ngoại tệ để nhập khẩu. Việc tiếp thu, chuyển giao công nghệ cũng không quá phức tạp.
NCMR nhà máy sẽ giải quyết vấn đề gì?
Có 3 vấn đề lớn, hay nói cách khác, sau khi NCMR sẽ mang lại 3 lợi ích lớn sau đây: Trước hết là để đa dạng hóa “đầu vào”, có nghĩa là nhà máy có đủ năng lực chế biến các loại “dầu chua” nhập khẩu từ Trung Đông và nước ngoài với giá rẻ hơn nhiều loại “dầu ngọt” của mỏ Bạch Hổ, nhưng lại cho ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, mà thuật ngữ kỹ thuật gọi là “Euro” (hiện nay NMLD Dung Quất sản xuất ra các sản phẩm xăng dầu mới đạt tiêu chuẩn Euro 2, Euro 3. Sau khi NCMR, các loại sản phẩm sẽ đạt tiêu chuẩn Euro 5).
Lợi ích thứ hai, sau khi NCMR, sản lượng sản xuất sẽ được nâng từ 6,5 triệu tấn dầu thô/năm tại thời điểm này lên 8,5 triệu tấn dầu thô/năm, với phẩm chất tốt, giá thành hạ (do đa dạng nguồn nguyên liệu đầu vào), là một lợi thế so sánh hết sức thuận lợi.
Theo tính toán của các nhà quản lý BSR: dầu thô hiện nay tại NMLD Dung Quất chiếm khoảng 90% tổng chi phí. Trong khi đó các nhà máy trên thế giới dùng dầu thô là dầu chua, nặng, chi phí giảm xuống chỉ còn 80%. Sau khi NCMR có thêm lợi thế cạnh tranh, lợi nhuận sẽ gia tăng đáng kể, giá thành xăng dầu cung cấp ra thị trường sẽ hợp lý hơn.
Lợi ích thứ ba là, nhà máy có thêm những sản phẩm hóa dầu rất cần thiết cho nền kinh tế quốc dân như: nhựa đường; các sản phẩm về nhựa; sơ sợi… Nói như Chủ tịch Hội đồng Thành viên BSR Nguyễn Hoài Giang: Đây mới là con gà đẻ trứng vàng.
NCMR NMLD Dung Quất, vừa cần thiết, vừa mang lại những lợi ích kinh tế to lớn. Không chỉ nhằm gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường, mà còn tạo ra động lực để BSR tiếp tục đào tạo ra đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đủ sức làm “chuyên gia” cho các nhà máy mới trong tương lai.
Mấy điều nói thêm
Từ rất sớm (tháng 8-2010), BSR đã chế biến thử nghiệm thành công lô dầu thô nhập khẩu đầu tiên từ Azerbaijan, Địa Trung Hải phối trộn với dầu thô mỏ Bạch Hổ. Đây là sự chủ động trong việc đánh giá loại dầu thô có thể chế biến tại NMLD Dung Quất, nhằm đa dạng hóa, đảm bảo nguồn cung dầu thô cho cả trước mắt và sau này.
Để có thể tiếp nhận những nguồn dầu thô mới mà hàm lượng chua, nặng cao, năm 2015, BSR đầu tư dự án Phân xưởng thu hồi lưu huỳnh, nâng tỷ lệ phối trộn của các loại dầu thô lên cao đáng kể. Hiện NMLD Dung Quất có thể lọc, phối trộn được 67 loại dầu. Nhà máy cũng đã chế biến thành công 15 loại dầu thô từ các khu vực khác nhau trên thế giới.
Nhờ chủ động, linh hoạt và đầu tư lớn cho công tác nghiên cứu, nên NMLD Dung Quất đã tiếp nhận nguồn nguyên liệu đầu vào khá phong phú, luôn vận hành ổn định ở mức 105-107% công suất thiết kế, mặc dù sản lượng dầu thô Bạch Hổ hiện nay chỉ còn chiếm khoảng 58% nhu cầu sử dụng.
Hiện nay, BSR đang hoàn tất việc thiết kế tổng thể Dự án NCMR NMLD Dung Quất, có quy mô vốn đầu tư lên tới 1,806 tỉ USD. Dự án dự kiến hoàn thành ngày 31-3-2022. Trong đó dự kiến gói thầu EPC sẽ được ký hợp đồng vào tháng 4-2018 với mốc khởi động nhà máy (ready for start-up) là 18-12-2021.
Với các thông tin cập nhật mới nhất từ dự toán xây dựng công trình của Nhà thầu Amec Foster Wheeler (AFW) - Vương quốc Anh, cơ chế thuế hiện hành (Nhà nước không thu điều tiết và không cấp bù) và bộ giá dầu thô, sản phẩm do Tư vấn Nexant cập nhật với giá dầu thô cơ sở 50-70USD, thì hiệu quả kinh tế dự án dự kiến với IRR là trên 10%.
Để củng cố cho việc cung cấp dầu thô cho NMLD Dung Quất trước và sau khi NCMR, BSR đã và đang phối hợp cùng PVOIL xúc tiến đàm phán với các nhà sản xuất, nhà cung cấp để ký kết các Biên bản ghi nhớ (MOU), Thỏa thuận khu (FA) và Hợp đồng khung (COSA) cung cấp dài hạn các loại dầu thô nhập khẩu chiến lược đến năm 2040. Đối với dầu Murban đã ký kết các biên bản ghi nhớ (MOU) với Total. Đối với dầu thô ESPO đã ký kết Hợp đồng khung (COSA) cung cấp dầu ESPO với các nhà cung cấp dầu ESPO là Rosneft và Gazpromneft, Thỏa thuận khung (FA) cung cấp rổ dầu với đối tác Glencore, Biên bản ghi nhớ (MOU) cung cấp dầu thô Azeri/rổ dầu với nhà cung cấp SOCAR.
Lâm Quý
PVN
PVN
Relate Threads