Nâng cấp Nhà máy Lọc dầu Dung Quất: Phải vay thêm 1,26 tỷ USD

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Theo nguồn tin của Dân trí, Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn chuẩn bị nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Tuy nhiên, do số vốn đầu tư dự kiến khá lớn (trên 1,8 tỷ USD) nên Công ty này sẽ phải vay thêm khoảng 1,26 tỷ USD.

Cụ thể, theo văn bản mà Bộ Công Thương vừa gửi các bộ ngành liên quan: Tài chính, kế hoạch và Đầu tư..., UBND tỉnh Quảng Ngãi và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Bộ này đê nghị các cơ quan trên nêu ý kiến về thiết kế và dự toán xây dựng công trình Dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

5a1.jpg

Một góc công trường bảo dưỡng tại phân xưởng CDU.
Trước đó, Công ty TNHH MTV Lọc hoá dầu Bình Sơn- chủ đầu tư dự án cũng đã có báo cáo Bộ Công Thương về thiết kế tổng thể và dự toán Dự án nâng cấp mở rộng nhà máy này.

Theo Bộ Công Thương là dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí nên việc nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách hiện nay nhằm đảm bảo cho nhà máy vận hành linh hoạt, ổn định, hiệu quả, có thể chế biến được các loại dầu thô khác nhau, đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và môi trường hiện tại và tương lai.

Theo Công ty Lọc hoá dầu Bình, Dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ có tổng vốn đầu tư 1,806 tỷ USD, trong đó vốn chủ sở hữu/vốn vay tối thiểu là 30%/70%, tương ứng phải vay thêm khoảng 1,26 tỷ USD. Trong đó, vốn chủ sở hữu cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cấp, vốn vay thì từ các nguồn tín dụng xuất khẩu, vay thương mại từ các ngân hàng trong và ngoài nước.

Công ty này cũng cho biết, Nhà thầu thiết kế và dự toán xây dựng là Công ty Amec Foster Weecler (AFW) đến từ Vương quốc Anh, là nhà thầu đã tư vấn thiết kế tổng thể cho giai đoạn 1 của Lọc dầu Dung Quất.

Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn cũng báo cáo: AFW có hơn 40.000 nhân viên kinh doanh trên 25 quốc gia, trong vòng 2011-2015 đã thiết kế tổng thể cho các dự án trên thế giới với tổng mức đầu tư 80 tỷ USD. AFW đã thiết kế nhiều công trình lọc hoá dầu cho Thái Lna, Nghi Sơn, Hàn Quốc…

Hiện, Bộ Công Thương đã thành lập Hội đồng thẩm định thiết kế tổng thể và dự toán xây dựng của Dự án trên. Bộ Công Thương cho biết hiện nay Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn vẫn chưa có đơn vị thẩm tra thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và dự toán xây dựng của AFW nên Bộ này đã yêu cầu Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn tiếp tục bổ sung để xét duyệt.

Ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch Công ty TNHH Lọc hoá dầu Bình Sơn cũng cho biết việc mở rộng sẽ giúp nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động hiệu quả hơn, giúp sản lượng tổng thể tăng khoảng 30%, cũng như cắt giảm chi phí sản xuất.

Theo ông Giang, khi hoàn thành vào năm 2021, nhà máy lọc dầu Dung Quất mở rộng có thể đáp ứng một nửa nhu cầu nhiên liệu của Việt Nam. Hiện công suất hiện tại của nhà máy là 148.000 thùng/ngày, đáp ứng khoảng 1/3 nhu cầu trong nước.

Hà Anh - Báo Dân Trí​
 

Việc làm nổi bật

Top