Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 28/5 cho biết, không có sự đồng thuận trong NATO về dự án Dòng chảy phương Bắc 2.
Phát biểu đưa ra tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Ba Lan Andrzei Duda ở thủ đô Warsaw, địa điểm đang diễn ra cuộc họp mùa Xuân của Hội đồng Nghị viện NATO.
NATO bất đồng về dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2. Ảnh: AP
Theo ông Stoltenberg, có những quan điểm khác nhau giữa các nước đồng minh liên quan dự án này và một số đã bày tỏ quan điểm phản đối “rất mạnh mẽ”. Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng, đây là một dự án thuần túy về thương mại, chứ không phải là chính trị và vì thế các chính trị gia không nên đưa ra quyết định liên quan đến một dự án như vậy.
Ông Stoltenberg cũng nói thêm, NATO là một tổ chức hoạt động dựa trên sự đồng thuận và hiện rất khó để đưa ra quyết định bởi vì vấn đề tới nay vẫn chưa nhận được sự nhất trí của các nước thành viên và thứ 2 là NATO không có công cụ để làm bất kỳ điều gì với dự án năng lượng này.
Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 được kỳ vọng một khi được triển khai sẽ mở đường cho việc triển khai thêm đường ống vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu mà không cần trung chuyển qua lãnh thổ Ukraine.
Tuy nhiên, Mỹ và một số nước Ðông Âu lại phản đối mạnh mẽ do lo ngại dự án sẽ làm gia tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn năng lượng từ Nga. Song mặt khác, việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt trực tiếp từ Nga lại giúp châu Âu có nguồn cung ổn định với mức giá hợp lý, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng cho khu vực./.
Phát biểu đưa ra tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Ba Lan Andrzei Duda ở thủ đô Warsaw, địa điểm đang diễn ra cuộc họp mùa Xuân của Hội đồng Nghị viện NATO.
NATO bất đồng về dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2. Ảnh: AP
Ông Stoltenberg cũng nói thêm, NATO là một tổ chức hoạt động dựa trên sự đồng thuận và hiện rất khó để đưa ra quyết định bởi vì vấn đề tới nay vẫn chưa nhận được sự nhất trí của các nước thành viên và thứ 2 là NATO không có công cụ để làm bất kỳ điều gì với dự án năng lượng này.
Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 được kỳ vọng một khi được triển khai sẽ mở đường cho việc triển khai thêm đường ống vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu mà không cần trung chuyển qua lãnh thổ Ukraine.
Tuy nhiên, Mỹ và một số nước Ðông Âu lại phản đối mạnh mẽ do lo ngại dự án sẽ làm gia tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn năng lượng từ Nga. Song mặt khác, việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt trực tiếp từ Nga lại giúp châu Âu có nguồn cung ổn định với mức giá hợp lý, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng cho khu vực./.
Thu Hoài/VOV1
Theo RT
Theo RT
Relate Threads