Tổng thống Moldova Igor Dodon mới đây đã lên tiếng chỉ trích những tuyên bố của Chủ tịch Quốc hội các nước Moldova, Ukraine, Lithuania, Latvia và Ba Lan tẩy chay dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2.
Chủ tịch Quốc hội Moldova Andrian Candu và Chủ tịch Quốc hội các nước đã ký bức thư ngỏ gửi người đứng đầu nghị viện các nước châu Âu (EU) về việc các nước này đánh giá dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là một yếu tố gây bất ổn.
Trong đó khẳng định rằng dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là "một công cụ chính trị nhằm buộc EU phụ thuộc vào một nguồn năng lượng".
Theo Tổng thống Dodon, những phát biểu như vậy và tương tự - một biểu hiện của sự ám ảnh từ phía các chế độ cầm quyền ở các nước này, “trong đó, có lãnh đạo Quốc hội Moldova”.
"Nhân tố gây mất ổn định không phải là đường ống (Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc), mà là việc mở rộng NATO, việc mở các văn phòng của tổ chức này ở một quốc gia trung lập, gia tăng các nhóm và diễn tập quân sự của khối NATO, việc triển khai các tên lửa đánh chặn gần biên giới của Moldova", nhà lãnh đạo Moldova nói.
Đọc thêm Hoa Kỳ “bó tay” với dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2
Theo ông Dodon, "ngày nay nhiều người muốn bức màn sắt xuất hiện lại trên biên giới giữa phương Tây và phương Đông". Ông gọi cách tiếp cận/phương pháp này là cực kỳ nguy hiểm và phá hoại.
"Quan điểm của tôi vẫn không thay đổi: trong toàn bộ không gian từ Lisbon đến Vladivostok nên có rào cản đối với sự hợp tác và thương mại tự do. Mỗi quốc gia cần xuất phát từ lợi ích của mình, đồng ý để xây dựng Dòng chảy phương Bắc 2 dựa trên lợi ích của đất nước và người dân của mình, không nên đổ lỗi cho điều gì", Tổng thống Dodon nói thêm.
Ông lưu ý rằng lợi ích của Moldova là đảm bảo việc cung cấp năng lượng không bị gián đoạn và với giá cả phải chăng.
"Hiện nay chúng tôi nhận khí đốt từ tập đoàn Gazprom và phụ thuộc trực tiếp vào quá cảnh qua Ukraine, nếu trong tương lai có thể nhận được khí đốt qua đường ống thay thế, không có rủi ro quá cảnh, đối với Moldova đó là để giảm thiểu rủi ro và tăng cường an ninh năng lượng", Tổng thống Dodon khẳng định.
Tổng thống Moldova bày tỏ hy vọng rằng điều này sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Chisinau và Moscow.
Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án xây dựng hai đường ống dẫn khí với tổng công suất lên đến 55 tỷ m3 khí/1 năm từ bờ biển của Nga qua biển Baltic đến Đức, bỏ qua Ukraine. Dự án này dự kiến xây dựng song song, và sử dụng 86% đường ống của dự án Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) hiện tại trước khi rẽ nhánh.
Nhiều quốc gia đã phản đối dự án này, trong đó có Ukraine do sợ mất nguồn thu từ việc trung chuyển khí đốt của Nga, và Mỹ với kế hoạch xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu đầy tham vọng.
Ba Lan và các nước khác trong khu vực, vốn phụ thuộc vào khí đốt của Nga, đã phản đối mạnh mẽ dự án này. Theo lập luận của các nước này, dự án của Đức và Nga đi ngược lại với chính sách của châu Âu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như đem lại "những tổn thất nghiêm trọng về địa chính trị cho châu Âu".
Tổng giá trị đầu tự xây dựng dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là 9,5 tỷ euro.
Chủ tịch Quốc hội Moldova Andrian Candu và Chủ tịch Quốc hội các nước đã ký bức thư ngỏ gửi người đứng đầu nghị viện các nước châu Âu (EU) về việc các nước này đánh giá dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là một yếu tố gây bất ổn.
Trong đó khẳng định rằng dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là "một công cụ chính trị nhằm buộc EU phụ thuộc vào một nguồn năng lượng".
Theo Tổng thống Dodon, những phát biểu như vậy và tương tự - một biểu hiện của sự ám ảnh từ phía các chế độ cầm quyền ở các nước này, “trong đó, có lãnh đạo Quốc hội Moldova”.
"Nhân tố gây mất ổn định không phải là đường ống (Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc), mà là việc mở rộng NATO, việc mở các văn phòng của tổ chức này ở một quốc gia trung lập, gia tăng các nhóm và diễn tập quân sự của khối NATO, việc triển khai các tên lửa đánh chặn gần biên giới của Moldova", nhà lãnh đạo Moldova nói.
Đọc thêm Hoa Kỳ “bó tay” với dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2
Theo ông Dodon, "ngày nay nhiều người muốn bức màn sắt xuất hiện lại trên biên giới giữa phương Tây và phương Đông". Ông gọi cách tiếp cận/phương pháp này là cực kỳ nguy hiểm và phá hoại.
"Quan điểm của tôi vẫn không thay đổi: trong toàn bộ không gian từ Lisbon đến Vladivostok nên có rào cản đối với sự hợp tác và thương mại tự do. Mỗi quốc gia cần xuất phát từ lợi ích của mình, đồng ý để xây dựng Dòng chảy phương Bắc 2 dựa trên lợi ích của đất nước và người dân của mình, không nên đổ lỗi cho điều gì", Tổng thống Dodon nói thêm.
Ông lưu ý rằng lợi ích của Moldova là đảm bảo việc cung cấp năng lượng không bị gián đoạn và với giá cả phải chăng.
"Hiện nay chúng tôi nhận khí đốt từ tập đoàn Gazprom và phụ thuộc trực tiếp vào quá cảnh qua Ukraine, nếu trong tương lai có thể nhận được khí đốt qua đường ống thay thế, không có rủi ro quá cảnh, đối với Moldova đó là để giảm thiểu rủi ro và tăng cường an ninh năng lượng", Tổng thống Dodon khẳng định.
Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án xây dựng hai đường ống dẫn khí với tổng công suất lên đến 55 tỷ m3 khí/1 năm từ bờ biển của Nga qua biển Baltic đến Đức, bỏ qua Ukraine. Dự án này dự kiến xây dựng song song, và sử dụng 86% đường ống của dự án Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) hiện tại trước khi rẽ nhánh.
Nhiều quốc gia đã phản đối dự án này, trong đó có Ukraine do sợ mất nguồn thu từ việc trung chuyển khí đốt của Nga, và Mỹ với kế hoạch xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu đầy tham vọng.
Ba Lan và các nước khác trong khu vực, vốn phụ thuộc vào khí đốt của Nga, đã phản đối mạnh mẽ dự án này. Theo lập luận của các nước này, dự án của Đức và Nga đi ngược lại với chính sách của châu Âu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như đem lại "những tổn thất nghiêm trọng về địa chính trị cho châu Âu".
Tổng giá trị đầu tự xây dựng dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là 9,5 tỷ euro.
Infonet.vn
Relate Threads