10 năm gần đây xuất hiện 3 cú sốc lớn về giá dầu (2008, 2011, 2014). Trung bình thời gian diễn ra các cú sốc kéo dài khoảng 3 năm nếu tính ở các vùng đỉnh với vùng đáy của 2 cú sốc giá dầu liên tiếp. Giá dầu đã có giai đoạn sụt giảm mạnh nhất vào đầu năm 2016, sau đó hồi phục.
Dù có những đợt sụt giảm trong ngắn hạn, nhưng giá dầu vẫn đang trên đà hồi phục nên những tháng cuối năm, nhiều doanh nghiệp sẽ có kết quả kinh doanh khả quan hơn. Báo Đầu tư Chứng khoán xin giới thiệu bài viết của ông Lê Đức Khánh - Giám đốc Chiến lược, Công ty Chứng khoán Maritime (MSI).
Trong vòng 40 năm trở lại đây có nhiều cuộc khủng hoảng liên quan đến dầu mỏ, khi giá dầu có giai đoạn tăng mạnh lên 140 USD/thùng, có giai đoạn giảm sâu dưới 30 USD/thùng. Số lượng các cuộc khủng hoảng liên quan đến giá dầu ngày càng trở lên ngắn hơn bởi các yếu tố vĩ mô, yếu tố chính trị đã và đang trở lên phức hợp hơn bao giờ hết.
Nhìn chung, qua nghiên cứu các cuộc khủng hoảng dầu mỏ gần đây, chúng ta có thể thống kê được các nguyên nhân khiến giá dầu biến động mạnh như tình trạng hay động thái tăng, giảm sản lượng của các nước xuất khẩu dầu mỏ, yếu tố chính trị tại từng nước hay một nhóm nước trên nhiều khu vực, lợi ích nhóm của các nước xuất nhập khẩu dầu. Bên cạnh đó là yếu tố cung cầu dầu thô thế giới biến động.
Thực tế cho thấy, tình hình chính trị tại các quốc gia xuất khẩu dầu lớn như Iran, Iraq, Libya…, động thái của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), sự phát triển khoa học kỹ thuật (sử dụng công nghệ khai thác dầu khí đá phiến) ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu trên thế giới. Trong khi đó, tốc độ phát triển GDP của từng nước hay nhóm nước trong mỗi khu vực, hoạt động đầu cơ hay biến động giá của các sản phẩm thay thế có ảnh hưởng đến nhu cầu dầu thô.
Các cú sốc lớn về dầu mỏ
Chỉ riêng 10 năm gần đây đã xuất hiện 3 cú sốc lớn về dầu mỏ (2008, 2011, 2014), ảnh hưởng trực tiếp nến nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Trung bình thời gian diễn ra các cú sốc kéo dài khoảng 3 năm nếu tính ở các vùng đỉnh với vùng đáy của 2 cú sốc giá dầu liên tiếp.
Giá dầu tăng hoặc giảm mạnh đều kèm theo các hệ lụy cho các nước, khu vực có liên quan như suy thoái kinh tế, thâm hụt ngân sách cũng như tác động đến dự trữ ngoại hối. Những cuộc khủng hoảng này không chỉ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng, dây chuyền sản xuất dầu khí, mà còn ảnh hưởng tới các doanh nghiệp khác của nền kinh tế.
Trước đó, cuộc khủng hoảng dầu lửa Trung Đông (1973 - 1975) bắt nguồn từ việc OPEC quyết định ngừng xuất khẩu dầu lửa sang Mỹ, Nhật Bản và châu Âu phản đối việc các nước này ủng hộ Israel đối với liên quân Syria - Ai Cập, khiến giá dầu tăng mạnh, gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Có thể nói, đây là nguyên nhân chính trị khu vực, nhóm các quốc gia.
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ và cách mạng Iran năm 1979 có nguyên nhân chính trị nội bộ của một nước. Những năm 1990 diễn ra cơn sốt dầu mỏ khi chiến tranh vùng Vịnh nổ ra giữa Iraq và liên quân hơn 30 quốc gia, bên cạnh đó là lệnh cấm nhập khẩu dầu xuất xứ từ Iraq và Kuwait, khiến giá dầu tăng mạnh. Cú sốc dầu lửa năm 2011 khởi nguồn từ xung đột ở Trung Đông, Libya.
Từ quý III/2014 đến nay là giai đoạn giảm sốc của giá dầu thế giới, xuất phát từ sự phát triển công nghệ kỹ thuật khai thác dầu khí đá phiến ở Mỹ, làm sản lượng dầu tăng mạnh, khiến Mỹ trở thành một thế lực sản xuất dầu hùng mạnh. Trong khi đó, các nước xuất khẩu dầu khác không cắt giảm sản lượng khai thác, nền kinh tế thế giới phục hồi chậm kéo theo nhu cầu về dầu mỏ giảm mạnh, nhất là ở khu vực châu Âu và một số nước trong khu vực này có xu hướng gia tăng sử dụng các nguồn năng lượng thay thế. Giá dầu giảm mạnh còn xuất phát từ mối quan hệ giữa 3 đối trọng xuất khẩu dầu lớn nhất hiện nay là Nga, Mỹ và OPEC.
Triển vọng giá dầu và lợi nhuận của các doanh nghiệp
Việt Nam là một nước xuất khẩu dầu thô, chiếm tỷ trọng 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến dầu mỏ. Do đó, giá dầu ở mức thấp có những bất lợi, nhưng cũng có mặt thuận lợi. Đối với các doanh nghiệp, giá dầu giảm khiến các doanh nghiệp dầu khí cũng như các doanh nghiệp liên quan đến chuỗi giá trị sản xuất - khai thác dầu mỏ gặp bất lợi đáng kể và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh (các doanh nghiệp niêm yết có thể kể đến là PVD, PVS, PXS…).
Ngược lại, không ít doanh nghiệp khác được hưởng lợi, chẳng hạn các doanh nghiệp trong lĩnh vực sắt thép, vật liệu xây dựng, vận tải (trong đó có vận tải biển)…, do giá các sản phẩm đầu vào liên quan đến dầu mỏ, khí đốt giảm xuống.
Cùng với việc các chi phí đầu vào giảm, các doanh nghiệp như nhiệt điện than, xây dựng, xây dựng hạ tầng cũng có sự khởi sắc về hoạt động kinh doanh. Cụ thể, đầu năm nay, các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành xây dựng, thép… đạt kết quả kinh doanh đột biến. Các cổ phiếu như HSG, HPG, PVT… thu hút sự quan tâm lớn từ phía các nhà đầu tư.
Giá dầu đã có giai đoạn sụt giảm mạnh nhất và chạm đáy vào đầu năm 2016, sau đó có dấu hiệu hồi phục mạnh, nhưng xen kẽ là các đợt giảm ngắn hạn. Qua đánh giá diễn biến giá dầu cũng như phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng thì việc giá dầu quay trở lại mức cao hơn chỉ là vấn đề thời gian. Dự báo, giá dầu từ nay đến cuối năm 2016 nhiều khả năng sẽ dao động chủ yếu trong vùng 50 - 55 USD/thùng. Đây là cơ sở cho nhận định nhiều doanh nghiệp trong ngành dầu khí sẽ đạt kết quả kinh doanh khả quan.
Tính đến đầu tháng 8/2016, trên thị trường chứng khoán Việt Nam có 33 doanh nghiệp “họ” dầu khí, trong số đó có nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn mà việc tăng giảm giá cổ phiếu ảnh hưởng mạnh đến chỉ số VN-Index như GAS, PVD…
Giá dầu sụt giảm tất nhiên sẽ gây khó khăn và tác động lớn đến doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp dầu khí, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong mảng khoan, khai thác và thăm dò dầu khí. Tuy nhiên, dưới tác động của giá dầu thì chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng, thời điểm khó khăn nhất - tức là giá dầu giảm ở mức kỷ lục đã trôi qua và giá dầu đang trên đà hồi phục. Các doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp dầu khí nói riêng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều như giai đoạn 6 tháng đầu năm 2016.
Quá trình phục hồi của giá dầu trong thời gian tới sẽ có tác động tích cực đến diễn biến của thị trường chứng khoán, nhất là trong bối cảnh VN-Index ở trong kênh tăng giá dài hạn. Cổ phiếu dầu khí được xếp vào nhóm cổ phiếu thích hợp cho các nhà đầu tư giá trị, nên khi thị trường phục hồi, các cổ phiếu sẽ được thị trường nhìn nhận lại và VN-Index tăng điểm sẽ có đóng góp không nhỏ từ đà tăng giá của các cổ phiếu này.
Đáng chú ý, ngành dầu khí có sự chuyển hướng khai thác các mỏ dầu và khí nước nông chuyển sang các mỏ dầu và khí nước sâu ở khu vực biển Hải Phòng, Thái Bình… Sự chuyển hướng này cũng như giá dầu hồi phục sẽ giúp ngành dầu khí nói chung, các doanh nghiệp trong ngành nói riêng chuyển sang giai đoạn phát triển mới.
Dù có những đợt sụt giảm trong ngắn hạn, nhưng giá dầu vẫn đang trên đà hồi phục nên những tháng cuối năm, nhiều doanh nghiệp sẽ có kết quả kinh doanh khả quan hơn. Báo Đầu tư Chứng khoán xin giới thiệu bài viết của ông Lê Đức Khánh - Giám đốc Chiến lược, Công ty Chứng khoán Maritime (MSI).
Nhìn chung, qua nghiên cứu các cuộc khủng hoảng dầu mỏ gần đây, chúng ta có thể thống kê được các nguyên nhân khiến giá dầu biến động mạnh như tình trạng hay động thái tăng, giảm sản lượng của các nước xuất khẩu dầu mỏ, yếu tố chính trị tại từng nước hay một nhóm nước trên nhiều khu vực, lợi ích nhóm của các nước xuất nhập khẩu dầu. Bên cạnh đó là yếu tố cung cầu dầu thô thế giới biến động.
Thực tế cho thấy, tình hình chính trị tại các quốc gia xuất khẩu dầu lớn như Iran, Iraq, Libya…, động thái của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), sự phát triển khoa học kỹ thuật (sử dụng công nghệ khai thác dầu khí đá phiến) ảnh hưởng lớn đến nguồn cung dầu trên thế giới. Trong khi đó, tốc độ phát triển GDP của từng nước hay nhóm nước trong mỗi khu vực, hoạt động đầu cơ hay biến động giá của các sản phẩm thay thế có ảnh hưởng đến nhu cầu dầu thô.
Các cú sốc lớn về dầu mỏ
Chỉ riêng 10 năm gần đây đã xuất hiện 3 cú sốc lớn về dầu mỏ (2008, 2011, 2014), ảnh hưởng trực tiếp nến nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Trung bình thời gian diễn ra các cú sốc kéo dài khoảng 3 năm nếu tính ở các vùng đỉnh với vùng đáy của 2 cú sốc giá dầu liên tiếp.
Giá dầu tăng hoặc giảm mạnh đều kèm theo các hệ lụy cho các nước, khu vực có liên quan như suy thoái kinh tế, thâm hụt ngân sách cũng như tác động đến dự trữ ngoại hối. Những cuộc khủng hoảng này không chỉ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng, dây chuyền sản xuất dầu khí, mà còn ảnh hưởng tới các doanh nghiệp khác của nền kinh tế.
Trước đó, cuộc khủng hoảng dầu lửa Trung Đông (1973 - 1975) bắt nguồn từ việc OPEC quyết định ngừng xuất khẩu dầu lửa sang Mỹ, Nhật Bản và châu Âu phản đối việc các nước này ủng hộ Israel đối với liên quân Syria - Ai Cập, khiến giá dầu tăng mạnh, gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Có thể nói, đây là nguyên nhân chính trị khu vực, nhóm các quốc gia.
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ và cách mạng Iran năm 1979 có nguyên nhân chính trị nội bộ của một nước. Những năm 1990 diễn ra cơn sốt dầu mỏ khi chiến tranh vùng Vịnh nổ ra giữa Iraq và liên quân hơn 30 quốc gia, bên cạnh đó là lệnh cấm nhập khẩu dầu xuất xứ từ Iraq và Kuwait, khiến giá dầu tăng mạnh. Cú sốc dầu lửa năm 2011 khởi nguồn từ xung đột ở Trung Đông, Libya.
Từ quý III/2014 đến nay là giai đoạn giảm sốc của giá dầu thế giới, xuất phát từ sự phát triển công nghệ kỹ thuật khai thác dầu khí đá phiến ở Mỹ, làm sản lượng dầu tăng mạnh, khiến Mỹ trở thành một thế lực sản xuất dầu hùng mạnh. Trong khi đó, các nước xuất khẩu dầu khác không cắt giảm sản lượng khai thác, nền kinh tế thế giới phục hồi chậm kéo theo nhu cầu về dầu mỏ giảm mạnh, nhất là ở khu vực châu Âu và một số nước trong khu vực này có xu hướng gia tăng sử dụng các nguồn năng lượng thay thế. Giá dầu giảm mạnh còn xuất phát từ mối quan hệ giữa 3 đối trọng xuất khẩu dầu lớn nhất hiện nay là Nga, Mỹ và OPEC.
Triển vọng giá dầu và lợi nhuận của các doanh nghiệp
Việt Nam là một nước xuất khẩu dầu thô, chiếm tỷ trọng 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến dầu mỏ. Do đó, giá dầu ở mức thấp có những bất lợi, nhưng cũng có mặt thuận lợi. Đối với các doanh nghiệp, giá dầu giảm khiến các doanh nghiệp dầu khí cũng như các doanh nghiệp liên quan đến chuỗi giá trị sản xuất - khai thác dầu mỏ gặp bất lợi đáng kể và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh (các doanh nghiệp niêm yết có thể kể đến là PVD, PVS, PXS…).
Ngược lại, không ít doanh nghiệp khác được hưởng lợi, chẳng hạn các doanh nghiệp trong lĩnh vực sắt thép, vật liệu xây dựng, vận tải (trong đó có vận tải biển)…, do giá các sản phẩm đầu vào liên quan đến dầu mỏ, khí đốt giảm xuống.
Cùng với việc các chi phí đầu vào giảm, các doanh nghiệp như nhiệt điện than, xây dựng, xây dựng hạ tầng cũng có sự khởi sắc về hoạt động kinh doanh. Cụ thể, đầu năm nay, các doanh nghiệp niêm yết nhóm ngành xây dựng, thép… đạt kết quả kinh doanh đột biến. Các cổ phiếu như HSG, HPG, PVT… thu hút sự quan tâm lớn từ phía các nhà đầu tư.
Giá dầu đã có giai đoạn sụt giảm mạnh nhất và chạm đáy vào đầu năm 2016, sau đó có dấu hiệu hồi phục mạnh, nhưng xen kẽ là các đợt giảm ngắn hạn. Qua đánh giá diễn biến giá dầu cũng như phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng thì việc giá dầu quay trở lại mức cao hơn chỉ là vấn đề thời gian. Dự báo, giá dầu từ nay đến cuối năm 2016 nhiều khả năng sẽ dao động chủ yếu trong vùng 50 - 55 USD/thùng. Đây là cơ sở cho nhận định nhiều doanh nghiệp trong ngành dầu khí sẽ đạt kết quả kinh doanh khả quan.
Tính đến đầu tháng 8/2016, trên thị trường chứng khoán Việt Nam có 33 doanh nghiệp “họ” dầu khí, trong số đó có nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn mà việc tăng giảm giá cổ phiếu ảnh hưởng mạnh đến chỉ số VN-Index như GAS, PVD…
Giá dầu sụt giảm tất nhiên sẽ gây khó khăn và tác động lớn đến doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp dầu khí, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong mảng khoan, khai thác và thăm dò dầu khí. Tuy nhiên, dưới tác động của giá dầu thì chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng, thời điểm khó khăn nhất - tức là giá dầu giảm ở mức kỷ lục đã trôi qua và giá dầu đang trên đà hồi phục. Các doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp dầu khí nói riêng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều như giai đoạn 6 tháng đầu năm 2016.
Quá trình phục hồi của giá dầu trong thời gian tới sẽ có tác động tích cực đến diễn biến của thị trường chứng khoán, nhất là trong bối cảnh VN-Index ở trong kênh tăng giá dài hạn. Cổ phiếu dầu khí được xếp vào nhóm cổ phiếu thích hợp cho các nhà đầu tư giá trị, nên khi thị trường phục hồi, các cổ phiếu sẽ được thị trường nhìn nhận lại và VN-Index tăng điểm sẽ có đóng góp không nhỏ từ đà tăng giá của các cổ phiếu này.
Đáng chú ý, ngành dầu khí có sự chuyển hướng khai thác các mỏ dầu và khí nước nông chuyển sang các mỏ dầu và khí nước sâu ở khu vực biển Hải Phòng, Thái Bình… Sự chuyển hướng này cũng như giá dầu hồi phục sẽ giúp ngành dầu khí nói chung, các doanh nghiệp trong ngành nói riêng chuyển sang giai đoạn phát triển mới.
Lê Đức Khánh - tinnhanhchungkhoan.vn/
Relate Threads