Chuyên gia về ngành công nghiệp dầu khí thuộc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho hay Nga và Ả Rập Xê Út sẽ tiếp tục “bơm dầu càng nhiều càng tốt” trong thời gian tới.
Trước cuộc đàm phán về sản lượng ở Doha (Qatar) cuối tuần trước, Nga và Ả Rập Xê Út nói rằng họ sẵn sàng thảo luận đóng băng sản lượng dầu. Song chưa đầy một tuần sau cuộc họp, cả hai đều đe dọa sẽ nâng hạn ngạch. Hôm 22.4, chuyên gia Neil Atkinson về ngành công nghiệp dầu khí IEA nhận định Nga và Ả Rập Xê Út sẽ tích cực bơm dầu trong thời gian tới.
“Trong thế giới hậu Doha, khi chúng ta vẫn còn trong một thị trường tự do thực sự cho dầu mỏ, họ (người Nga) sẽ bơm càng nhiều càng tốt vì thị trường sẽ hấp thụ, còn Ả Rập Xê Út cũng đã nói điều tương tự như thế”, ông Atkinson nói trên kênh CNBC.
“Chúng ta đang trở lại nơi chúng ta đã từng trước cuộc đàm phán ở Doha, khi các nước sản xuất càng nhiều càng tốt, bán bất cứ thứ gì có thể bán với mọi mức giá họ có thể đạt được, và thị trường sẽ từ từ lo phần dầu dư thừa”, ông Atkinson cho biết thêm.
Chuyên gia IEA đưa ra ý kiến chưa đầy một tuần sau khi cuộc đàm phán ở Qatar kết thúc, đánh tan hy vọng đóng băng sản lượng và lạc quan hóa giá cả. Ả Rập Xê Út đã tuyên bố họ không đóng băng hạn ngạch, trừ khi đối thủ trong khu vực là Iran cũng làm tương tự. Song Iran lại từ chối vì nước này đang háo hức phục hồi ngành công nghiệp dầu khí sau nhiều năm tuột lại phía sau vì lệnh trừng phạt kinh tế.
Giữa lúc căng thẳng giữa các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tăng lên, giới phân tích dầu thô không ngừng suy đoán về những gì có thể diễn ra tại cuộc họp tiếp theo của nhóm 13 nước vào ngày 2.6 sắp tới.
Quan chức OPEC hôm 21.4 cho hay họ có thể thảo luận về thỏa thuận đóng băng sản lượng trong phiên họp tới. Song thị trường dầu thô giờ đây, sau nhiều lần kỳ vọng rồi thất vọng, không mấy ấn tượng hay có nhiều phản ứng trước các tin tức như trên. Đầu tuần này, Ả Rập Xê Út, Nga và Iran đều đồng loạt đe dọa gia tăng sản lượng.
Ông Atkinson cho rằng thị trường thế giới sẽ đạt đến gần sự cân bằng trong nửa sau năm 2016, với sản lượng dầu đá phiến Mỹ dự kiến tiếp tục giảm trong năm nay. Dù vậy, vẫn có khả năng Mỹ quay trở lại cuộc chơi một cách dễ dàng trong tương lai. Chuyên gia IEA lưu ý rằng Mỹ có thể là chìa khóa để cân bằng thị trường dầu thô.
“Trong thế giới hậu Doha, khi chúng ta vẫn còn trong một thị trường tự do thực sự cho dầu mỏ, họ (người Nga) sẽ bơm càng nhiều càng tốt vì thị trường sẽ hấp thụ, còn Ả Rập Xê Út cũng đã nói điều tương tự như thế”, ông Atkinson nói trên kênh CNBC.
“Chúng ta đang trở lại nơi chúng ta đã từng trước cuộc đàm phán ở Doha, khi các nước sản xuất càng nhiều càng tốt, bán bất cứ thứ gì có thể bán với mọi mức giá họ có thể đạt được, và thị trường sẽ từ từ lo phần dầu dư thừa”, ông Atkinson cho biết thêm.
Chuyên gia IEA đưa ra ý kiến chưa đầy một tuần sau khi cuộc đàm phán ở Qatar kết thúc, đánh tan hy vọng đóng băng sản lượng và lạc quan hóa giá cả. Ả Rập Xê Út đã tuyên bố họ không đóng băng hạn ngạch, trừ khi đối thủ trong khu vực là Iran cũng làm tương tự. Song Iran lại từ chối vì nước này đang háo hức phục hồi ngành công nghiệp dầu khí sau nhiều năm tuột lại phía sau vì lệnh trừng phạt kinh tế.
Giữa lúc căng thẳng giữa các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tăng lên, giới phân tích dầu thô không ngừng suy đoán về những gì có thể diễn ra tại cuộc họp tiếp theo của nhóm 13 nước vào ngày 2.6 sắp tới.
Quan chức OPEC hôm 21.4 cho hay họ có thể thảo luận về thỏa thuận đóng băng sản lượng trong phiên họp tới. Song thị trường dầu thô giờ đây, sau nhiều lần kỳ vọng rồi thất vọng, không mấy ấn tượng hay có nhiều phản ứng trước các tin tức như trên. Đầu tuần này, Ả Rập Xê Út, Nga và Iran đều đồng loạt đe dọa gia tăng sản lượng.
Ông Atkinson cho rằng thị trường thế giới sẽ đạt đến gần sự cân bằng trong nửa sau năm 2016, với sản lượng dầu đá phiến Mỹ dự kiến tiếp tục giảm trong năm nay. Dù vậy, vẫn có khả năng Mỹ quay trở lại cuộc chơi một cách dễ dàng trong tương lai. Chuyên gia IEA lưu ý rằng Mỹ có thể là chìa khóa để cân bằng thị trường dầu thô.
Thu Thảo - Báo Thanh Niên
Relate Threads