Nga có thể cắt giảm dầu thô xuất khẩu khoảng 6%

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Công ty vận tải dầu thô độc quyền Transneft nói rằng các công ty dầu Nga đang nộp đơn để xuất khẩu 215 triệu tấn dầu thô trong năm 2016. Con số này ít hơn 6.4% so với năm ngoái, theo nhật báo kinh tế Vedomosti.

Trong năm 2015, tình huống này đã ngược lại với Transneft, tập đoàn kiểm soát gần 90% hoạt động vận chuyển dầu của Nga. Công ty này đã vận chuyển lượng dầu thô cao hơn 7% so với năm 2014.

Giám đốc dầu khí Denis Borisov của EY (Ernst & Young) cho rằng rất khó để nói rằng điều gì đã gây ra sự sụt giảm của số đơn hàng xuất khẩu vì không có bằng chứng cho thấy sản lượng khai thác dầu thô giảm xuống ở Nga.

Transneft_Pipeline_March_28__2011_EDM.jpg

Năm 2015 đã được đánh dấu bởi sự cạnh tranh ở thị trường dầu mỏ châu Âu. Năm ngoái, Saudi Aramco đã chủ động giảm giá dầu và đã bắt đầu xuất khẩu đến Ba Lan, vốn là một khách hàng truyền thống của Nga.

Điều này cho thấy sự quay lại thị trường châu Âu của Saudi Arabia một thị trường chủ chốt mà nước này đã bị mất trong vài thập niên gần đây. Vào năm 1986 Saudi đã xuất khẩu 34% dầu thô của nước này đến khu vực Tây Âu. Xuất khẩu đã giảm còn 18% vào năm 1990 vào còn 10% vào năm 2010.

Bộ trưởng Năng lượng Nga Aleksandr Novak đã liên tiếp nhắc lại rằng Moscow không hề có ý định cắt giảm sản xuất trong nước, trong khi các công ty dầu không muốn mất đi thị phần toàn cầu của mình.

Điều này được xác nhận bở CEO Igor Sechin của Rosneft. “Rosneft sẽ linh hoạt và thông thái, và sẽ chiến đấu để duy trì thị phần của mình ở các khu vực truyền thống của công ty.”

Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng xuất khẩu của Nga giảm có thể chỉ ra xu hướng giá trong hoạt động sản xuất. “Với mức giá thấp hiện nay, mức sản xuất cao kỉ lục trong năm 2015 sẽ không tiếp tục được trong tương lai gần,” chuyên gia Aleksandr Kornilov nhận xét.

Cuộc chiến tranh giành thị trường châu Âu thậm chí có thể tăng cường hơn nữa, một khi cấm vận chống lại Iran được bãi bỏ và nước này phục hồi lại hoạt động xuất khẩu dầu. Châu Âu là một thị trường quan trọng đối với Tehran, và nếu Iran giảm giá bán thì các công ty của Nga có thể mất nhiều thị phần hơn nữa.

Sự sẵn sàng cắt giảm sản lượng dầu của Nga cũng có thể là một tín hiệu cho Saudi Arabia. Moscow có thể được thử nghiệm để xem liệu OPEC có thể đồng ý làm tương tự để ổn định lại đà suy thoái của giá dầu thô. Tại thời điểm này, Riyadh đang không sẵn sàng cắt giảm sản lượng bất chấp lời kêu gọi từ các thành viên OPEC khác.

Nguồn: xangdau.net​
 

Việc làm nổi bật

Top