Nga, nước xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới, giờ đây sẵn sàng xem xét hỗ trợ Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đóng băng hoặc thậm chí cắt giảm sản lượng dầu thô.
"Điều gì gây ra dư thừa nguồn cung nhiên liệu hiện nay? Câu trả lời quá rõ ràng: giá dầu cao trong suốt mười năm qua đã dẫn đến sự đầu tư chưa từng có vào lĩnh vực năng lượng. Cải thiện phương pháp để sản xuất dầu khó khai thác, kết hợp với sự tiếp cận đơn giản để cấp vốn cho phép khai thác các mỏ mới trước đó không kinh tế", — ông Putin nói.
Tổng thống Nga cho biết thêm thời đại dầu thô, khí đốt sẽ không đến hồi kết trong thời gian gần. “Nhu cầu năng lượng truyền thống không chỉ được hỗ trợ bởi cơ giới hóa, điện khí hóa ở các nước và nền kinh tế lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, mà còn được hỗ trợ bởi sự tham gia liên tục của các sản phẩm từ dầu mỏ, khí đốt trong những lĩnh vực đa dạng nhất của cuộc sống con người hay trong quá trình công nghiệp”, ông Putin nói.
Ông nói thêm rằng "tất cả điều này đã giúp một số nước nhập khẩu xây dựng nguồn dầu mỏ tự khai thác, và kết quả là thị trường đã phải đối mặt với những yếu tố quan trọng của việc sản xuất dư thừa dầu và giảm mạnh về giá."
Giá dầu tăng sau tuyên bố của Tổng thống Nga. Dầu Brent hiện được giao dịch ở mức 52,61 USD/thùng, tăng 68 cent còn dầu WTI thì giao dịch ở mức 50,36 USD/thùng, tăng 55 cent.
Các nước sản xuất dầu mỏ muốn giảm dư cung toàn cầu vốn được ước tính vào khoảng 1 triệu đến 1,5 triệu thùng/ngày. Chi tiết về việc sản lượng giảm đi sẽ được chia sẻ ra sao giữa các nước vẫn là vấn đề cần được bàn đến trong cuộc họp kế tiếp của OPEC tại Vienna (Áo) hôm 30.11. OPEC còn cần thuyết phục các nhà sản xuất khác ngoài nhóm này tham gia vào thỏa thuận.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Aleksandr Novak trước đó cho hay Moscow ủng hộ ý tưởng giới hạn hạn ngạch dầu thô thế giới, song đóng băng sản xuất ở mức của tháng 9 là có lợi cho nước Nga. Tháng trước, Nga bơm dầu với mức kỷ lục, vượt ngưỡng 11 triệu thùng/ngày.
Tổng thống Nga cho biết thêm thời đại dầu thô, khí đốt sẽ không đến hồi kết trong thời gian gần. “Nhu cầu năng lượng truyền thống không chỉ được hỗ trợ bởi cơ giới hóa, điện khí hóa ở các nước và nền kinh tế lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, mà còn được hỗ trợ bởi sự tham gia liên tục của các sản phẩm từ dầu mỏ, khí đốt trong những lĩnh vực đa dạng nhất của cuộc sống con người hay trong quá trình công nghiệp”, ông Putin nói.
Ông nói thêm rằng "tất cả điều này đã giúp một số nước nhập khẩu xây dựng nguồn dầu mỏ tự khai thác, và kết quả là thị trường đã phải đối mặt với những yếu tố quan trọng của việc sản xuất dư thừa dầu và giảm mạnh về giá."
Giá dầu tăng sau tuyên bố của Tổng thống Nga. Dầu Brent hiện được giao dịch ở mức 52,61 USD/thùng, tăng 68 cent còn dầu WTI thì giao dịch ở mức 50,36 USD/thùng, tăng 55 cent.
Các nước sản xuất dầu mỏ muốn giảm dư cung toàn cầu vốn được ước tính vào khoảng 1 triệu đến 1,5 triệu thùng/ngày. Chi tiết về việc sản lượng giảm đi sẽ được chia sẻ ra sao giữa các nước vẫn là vấn đề cần được bàn đến trong cuộc họp kế tiếp của OPEC tại Vienna (Áo) hôm 30.11. OPEC còn cần thuyết phục các nhà sản xuất khác ngoài nhóm này tham gia vào thỏa thuận.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Aleksandr Novak trước đó cho hay Moscow ủng hộ ý tưởng giới hạn hạn ngạch dầu thô thế giới, song đóng băng sản xuất ở mức của tháng 9 là có lợi cho nước Nga. Tháng trước, Nga bơm dầu với mức kỷ lục, vượt ngưỡng 11 triệu thùng/ngày.
sputniknews.com
Sửa lần cuối:
Relate Threads