Theo trang tin Business Insider, thỏa thuận giảm khai thác dầu mỏ của OPEC đã chính thức được ký kết, khiến giá dầu vượt ngưỡng 50 USD/thùng, và các chuyên gia tin rằng giá dầu sẽ còn tăng trong năm tới.
Giám đốc điều hành ngân hàng VTB (Nga) Andrey Kostin cho biết, điều này đồng nghĩa với việc Nga sẽ là quốc gia được lợi nhiều nhất. Nguyên nhân là bởi thỏa thuận trên sẽ khiến giá dầu tăng lên, giúp lợi nhuận xuất khẩu của Nga được cải thiện, đồng thời giá đồng ruble cũng sẽ tăng lên.
Điều đáng chú ý là Nga không cần phải giảm bớt quá nhiều số thùng dầu được sản xuất. Tuần trước, các quan chức Nga tuyên bố tổng sản lượng dầu mỏ của Nga đã đạt mức 11,231 triệu thùng, mức cao nhất kể từ sau khi Liên Xô tan rã. Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga Kirill Molodtsov cho biết, Nga chỉ phải giảm bớt 300.000 thùng/ngày mà họ đã thống nhất để giúp OPEC bình ổn thị trường dầu mỏ.
Trong khi đó, Iran được phép tăng số lượng thùng dầu được khai thác thêm 107.000 thùng/ngày, qua đó cho phép nước này có tổng sản lượng dầu mỏ đạt 4 triệu thùng/ngày.
Theo nhà kinh tế học người Nga Natalia Orlova, bản dự thảo ngân sách năm 2017 của Nga khẳng định rằng giá dầu ít nhất sẽ đạt mức 40USD/thùng trong năm tới, và cứ 1USD cao hơn ngưỡng này đồng nghĩa với việc Nga sẽ thu về khoảng 2 tỉ USD.
Trước đó, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết, tỉ lệ thâm hụt ngân sách của Nga trong năm 2016 ước tính sẽ vào khoảng trên 3% trong trường hợp giá dầu giảm xuống dưới 50USD/thùng. Điều này có rất ít khả năng xảy ra, do đó tỉ lệ thâm hụt ngân sách gần như chắc chắn sẽ vào khoảng dưới 3%.
Ngược lại, Ả Rập Xê út đang có tỉ lệ thâm hụt ngân sách lên đến 20% so với GDP của đất nước mặc dù đã giảm chi tiêu triệt để. Iraq cũng có tỉ lệ tương tự, còn Kuwait có tỉ lệ thâm hụt là 12% và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là 9%. Bốn quốc gia này sẽ là những nước chính buộc phải giảm số lượng thùng dầu có thể khai thác.
Cụ thể, Ả Rập Xê út có sản lượng dầu mỏ đạt 10,6 triệu thùng/ngày vào tháng 11 vừa qua, song trong thời gian tới họ sẽ phải cắt 486.000 thùng mỗi ngày. Các quốc gia khác gồm Iraq, Kuwait, Qatar và UAE tổng cộng sẽ phải cắt 510.000 thùng mỗi ngày.
Có thể thấy rằng Nga và Iran đang là hai quốc gia được hưởng lọi nhiều nhất từ thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ của OPEC, khi vẫn có thể khai thác với số lượng lớn trong bối cảnh giá dầu đang tăng lên, qua đó cho phép họ mở rộng thị phần dầu mỏ trên toàn thế giới.
Giám đốc điều hành ngân hàng VTB (Nga) Andrey Kostin cho biết, điều này đồng nghĩa với việc Nga sẽ là quốc gia được lợi nhiều nhất. Nguyên nhân là bởi thỏa thuận trên sẽ khiến giá dầu tăng lên, giúp lợi nhuận xuất khẩu của Nga được cải thiện, đồng thời giá đồng ruble cũng sẽ tăng lên.
Điều đáng chú ý là Nga không cần phải giảm bớt quá nhiều số thùng dầu được sản xuất. Tuần trước, các quan chức Nga tuyên bố tổng sản lượng dầu mỏ của Nga đã đạt mức 11,231 triệu thùng, mức cao nhất kể từ sau khi Liên Xô tan rã. Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga Kirill Molodtsov cho biết, Nga chỉ phải giảm bớt 300.000 thùng/ngày mà họ đã thống nhất để giúp OPEC bình ổn thị trường dầu mỏ.
Trong khi đó, Iran được phép tăng số lượng thùng dầu được khai thác thêm 107.000 thùng/ngày, qua đó cho phép nước này có tổng sản lượng dầu mỏ đạt 4 triệu thùng/ngày.
Trước đó, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết, tỉ lệ thâm hụt ngân sách của Nga trong năm 2016 ước tính sẽ vào khoảng trên 3% trong trường hợp giá dầu giảm xuống dưới 50USD/thùng. Điều này có rất ít khả năng xảy ra, do đó tỉ lệ thâm hụt ngân sách gần như chắc chắn sẽ vào khoảng dưới 3%.
Ngược lại, Ả Rập Xê út đang có tỉ lệ thâm hụt ngân sách lên đến 20% so với GDP của đất nước mặc dù đã giảm chi tiêu triệt để. Iraq cũng có tỉ lệ tương tự, còn Kuwait có tỉ lệ thâm hụt là 12% và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là 9%. Bốn quốc gia này sẽ là những nước chính buộc phải giảm số lượng thùng dầu có thể khai thác.
Cụ thể, Ả Rập Xê út có sản lượng dầu mỏ đạt 10,6 triệu thùng/ngày vào tháng 11 vừa qua, song trong thời gian tới họ sẽ phải cắt 486.000 thùng mỗi ngày. Các quốc gia khác gồm Iraq, Kuwait, Qatar và UAE tổng cộng sẽ phải cắt 510.000 thùng mỗi ngày.
Có thể thấy rằng Nga và Iran đang là hai quốc gia được hưởng lọi nhiều nhất từ thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ của OPEC, khi vẫn có thể khai thác với số lượng lớn trong bối cảnh giá dầu đang tăng lên, qua đó cho phép họ mở rộng thị phần dầu mỏ trên toàn thế giới.
Anh Tuấn - Infonet.vn (lược dịch)
Relate Threads