Lợi nhuận ròng của Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Nga Rosneft đã tăng gấp 7 lần trong Quý 1/2018.
Con số tăng trưởng của Rosneft cho phép Tập đoàn này khẳng định tiềm năng phát triển bất chấp trừng phạt của Washington.
Lợi nhuận ròng của Rosneft tăng lên 1,3 tỷ USD (81 tỷ rúp), cao hơn 7 lần so với quý 1/2017 và vượt quá dự báo của Reuters là 1,25 tỷ USD (76,8 tỷ rúp).
Lợi nhuận tăng cao nói trên là do giá dầu đã cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm 2017.
Doanh thu tại Rosneft tăng 22,1% trong năm, lên 28 tỷ USD (1,722 nghìn tỷ rúp), nhờ giá dầu cao hơn và tối ưu hóa kênh bán hàng, RT cho biết.
Rosneft đã cắt giảm 1,2% sản lượng dầu trung bình theo ngày xuống 4,57 triệu thùng/ngày, tuân theo các thỏa thuận với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Tập đoàn này cho biết, công suất dự phòng vào cuối quý 1 của họ không quá 100.000 thùng/ngày.
Ngoài ra, Giám đốc điều hành của Tập đoàn này là Igor Sechin cũng bị Mỹ liệt kê vào "danh sách thân Putin" và danh sách trừng phạt của Mỹ với tư cách cá nhân, theo đó, cấm ông đi du lịch tới Mỹ.
Trong cuộc họp tại Tập đoàn này, Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế và tài chính Pavel Fyodorov cho biết, công ty sẽ tiết lộ chi tiết về việc mua lại cổ phần dự kiến vào tháng 6 năm nay.
Đầu tháng này, Rosneft cho biết ban lãnh đạo của họ đã đề xuất một chương trình mua lại cổ phần trị giá 2 tỷ USD và có kế hoạch cắt giảm tổng nợ, nợ phải trả tối thiểu 500 tỷ rúp (8 tỷ USD) trong giai đoạn 2018 - 2020. Đây là một phần trong chiến lược đẩy mạnh lợi nhuận của cổ đông Rosneft.
Rosneft đang bị trừng phạt bởi phương Tây từ năm 2014 trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Điều này làm hạn chế khả năng huy động vốn trên thị trường phương Tây và sử dụng một số công nghệ khoan phương Tây.
Thông tin mới nhất từ truyền thông châu Âu cho thấy, ExxonMobil và Statoil đã bắt đầu hủy bỏ các kế hoạch hợp tác với Rosneft do ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt của Mỹ. Tập đoàn Eni của Ý sau khi thất bại khi tìm kiếm mỏ dầu ở Biển Đen và chứng kiến các đòn trừng phạt mới nhất của Mỹ cũng đã xem xét kế hoạch ngừng hợp tác với Rosneft.
Hồi đầu tháng 5 vẫn xuất hiện các thông tin cho rằng ExxonMobil tiếp tục mở rộng hợp tác với Rosneft trong khuôn khổ dự án Sakhalin-1.
ExxonMobil là đối tác lâu năm và đáng tin cậy của Rosneft. Nhưng do các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống Nga, ExxonMobil vào năm 2018 sẽ phải thực hiện thủ tục rút khỏi một số dự án chung với Rosneft, trước hết là các dự án khảo sát, thăm dò dầu khí trên thềm lục địa.
Trước đây, Rosneft và ExxonMobil đã lên kế hoạch hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí trên thềm lục địa Biển Đen, vùng Bắc Cực và ở Tây Siberia, nhưng giờ đây, đối tác Mỹ buộc lòng phải rút lui trước áp lực của lệnh trừng phạt.
Rosneft đã bị mất thương vụ bán cổ phần trị giá 9 tỷ USD cho Tập đoàn năng lượng CEFC của Trung Quốc do công ty Trung Quốc gặp vấn đề lớn về nợ.
CEO của Rosneft - Igor Sechin đang bị Mỹ trừng phạt.
Thay vào đó, Ủy ban đầu tư Qatar (QIA) đã tiếp cận khoản cổ phần này của Rosneft và sở hữu 18,93% cổ phần của Rosneft nếu thỏa thuận mới thành công, trở thành cổ đông lớn thứ 3 của Tập đòn này. Chính phủ Nga, hiện đang nắm giữ 50% cổ phần còn công ty BP của Anh nắm giữ 19,75% cổ phần.
Theo Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak hôm 14/5 đã khẳng định rằng thị trường dầu thô của Nga về cơ bản đã được tái cân bằng.
Khi được hỏi liệu quyết định của Tổng thống Donald Trump về rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tehran có ảnh hưởng gì tới thỏa thuận cắt giảm cung cấp dầu hay không, Bộ trưởng Novak cho biết, ông đã có thảo luận vấn đề này với Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid al-Falih. Các chi tiết sẽ được đề cập tại Diễn đàn kinh tế vào cuối tháng 5 này.
Con số tăng trưởng của Rosneft cho phép Tập đoàn này khẳng định tiềm năng phát triển bất chấp trừng phạt của Washington.
Lợi nhuận ròng của Rosneft tăng lên 1,3 tỷ USD (81 tỷ rúp), cao hơn 7 lần so với quý 1/2017 và vượt quá dự báo của Reuters là 1,25 tỷ USD (76,8 tỷ rúp).
Lợi nhuận tăng cao nói trên là do giá dầu đã cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm 2017.
Doanh thu tại Rosneft tăng 22,1% trong năm, lên 28 tỷ USD (1,722 nghìn tỷ rúp), nhờ giá dầu cao hơn và tối ưu hóa kênh bán hàng, RT cho biết.
Rosneft đã cắt giảm 1,2% sản lượng dầu trung bình theo ngày xuống 4,57 triệu thùng/ngày, tuân theo các thỏa thuận với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Tập đoàn này cho biết, công suất dự phòng vào cuối quý 1 của họ không quá 100.000 thùng/ngày.
Trong cuộc họp tại Tập đoàn này, Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế và tài chính Pavel Fyodorov cho biết, công ty sẽ tiết lộ chi tiết về việc mua lại cổ phần dự kiến vào tháng 6 năm nay.
Đầu tháng này, Rosneft cho biết ban lãnh đạo của họ đã đề xuất một chương trình mua lại cổ phần trị giá 2 tỷ USD và có kế hoạch cắt giảm tổng nợ, nợ phải trả tối thiểu 500 tỷ rúp (8 tỷ USD) trong giai đoạn 2018 - 2020. Đây là một phần trong chiến lược đẩy mạnh lợi nhuận của cổ đông Rosneft.
Rosneft đang bị trừng phạt bởi phương Tây từ năm 2014 trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Điều này làm hạn chế khả năng huy động vốn trên thị trường phương Tây và sử dụng một số công nghệ khoan phương Tây.
Thông tin mới nhất từ truyền thông châu Âu cho thấy, ExxonMobil và Statoil đã bắt đầu hủy bỏ các kế hoạch hợp tác với Rosneft do ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt của Mỹ. Tập đoàn Eni của Ý sau khi thất bại khi tìm kiếm mỏ dầu ở Biển Đen và chứng kiến các đòn trừng phạt mới nhất của Mỹ cũng đã xem xét kế hoạch ngừng hợp tác với Rosneft.
Hồi đầu tháng 5 vẫn xuất hiện các thông tin cho rằng ExxonMobil tiếp tục mở rộng hợp tác với Rosneft trong khuôn khổ dự án Sakhalin-1.
ExxonMobil là đối tác lâu năm và đáng tin cậy của Rosneft. Nhưng do các biện pháp trừng phạt của Mỹ chống Nga, ExxonMobil vào năm 2018 sẽ phải thực hiện thủ tục rút khỏi một số dự án chung với Rosneft, trước hết là các dự án khảo sát, thăm dò dầu khí trên thềm lục địa.
Trước đây, Rosneft và ExxonMobil đã lên kế hoạch hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí trên thềm lục địa Biển Đen, vùng Bắc Cực và ở Tây Siberia, nhưng giờ đây, đối tác Mỹ buộc lòng phải rút lui trước áp lực của lệnh trừng phạt.
Rosneft đã bị mất thương vụ bán cổ phần trị giá 9 tỷ USD cho Tập đoàn năng lượng CEFC của Trung Quốc do công ty Trung Quốc gặp vấn đề lớn về nợ.
CEO của Rosneft - Igor Sechin đang bị Mỹ trừng phạt.
Theo Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak hôm 14/5 đã khẳng định rằng thị trường dầu thô của Nga về cơ bản đã được tái cân bằng.
Khi được hỏi liệu quyết định của Tổng thống Donald Trump về rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tehran có ảnh hưởng gì tới thỏa thuận cắt giảm cung cấp dầu hay không, Bộ trưởng Novak cho biết, ông đã có thảo luận vấn đề này với Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid al-Falih. Các chi tiết sẽ được đề cập tại Diễn đàn kinh tế vào cuối tháng 5 này.
Huy Vũ
Báo Đất Việt
Báo Đất Việt
Relate Threads