Đây là thông tin được Tổng thư ký Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Mohammed Barkindo đưa ra.
Theo CNBC, ông Barkindo cho biết Nga đã cam kết không từ bỏ thỏa thuận cân bằng nguồn cung dầu mỏ với OPEC. Gần đây, việc dầu thô lên giá làm dấy lên lo ngại rằng các hãng dầu lớn của Nga sẽ tìm cách rút khỏi thỏa thuận giảm nguồn cung với OPEC.
Tổng thư ký OPEC Mohammed Barkindo (trái) bắt tay với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại diễn đàn Tuần lễ năng lượng Nga tháng 4.2017
Giá dầu tăng gần 60% từ tháng 6.2017. Dầu thô Brent tăng lên mức cao kỷ lục trong ba năm là hơn 71 USD/thùng trước thời điểm thị trường lao dốc hồi tuần trước, xóa sạch mức tăng giá trong năm nay.
Nỗi lo về nguồn cung Nga đến cùng lúc với việc nhiều người lo ngại dầu thô Mỹ đang đe dọa chỗ đứng của dầu Nga, dầu Ả Rập Xê Út trên thị trường nước ngoài. Hiện Mỹ đang tăng trưởng tốt còn nhu cầu dầu thô thế giới thì đi lên.
Dù vậy, ông Barkindo cho hay Tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đã đảm bảo rằng nước Nga không thay đổi quan điểm về việc hợp tác với các nước trong và ngoài OPEC trong vấn đề hạn chế nguồn cung.
Các nhà quan sát thị trường từ lâu lo lắng về cam kết của Nga đối với thỏa thuận hạn chế sản lượng. Các hãng dầu khí lớn của Nga được xem là chỉ miễn cưỡng tham gia thỏa thuận, vốn bắt đầu từ tháng 1.2017 và có mục tiêu giảm sản lượng 1,8 triệu thùng dầu/ngày đến hết năm.
Năm 2016, Nga cam kết hạ sản lượng 300.000 thùng dầu/ngày, song không như các các nước OPEC vốn có nhiều công ty năng lượng nhà nước, Nga có nhiều doanh nghiệp năng lượng đại chúng với cổ đông.
Người đứng đầu Gazprom Neft cho biết các nhà sản xuất có thể điều chỉnh cam kết của họ theo thỏa thuận này sớm nhất là vào tháng tới. CEO Gazprom Alexander Dyukov cho hay ông kỳ vọng các nhà sản xuất sẽ đồng ý tăng sản lượng vì thị trường đang cân bằng sau nhiều năm dư cung. Về phía OPEC, ông Barkindo cho rằng các bên cần phải tiếp tục điều chỉnh chính sách ngay cả khi thị trường đã cân bằng.
OPEC vừa nâng dự báo nhu cầu dầu thô thế giới trong năm 2018, song vẫn cảnh báo sản lượng dầu Mỹ và các nước khác không thuộc OPEC đang tăng nhanh hơn so với dự báo ban đầu.
Thu Thảo
Báo Thanh Niên
Theo CNBC, ông Barkindo cho biết Nga đã cam kết không từ bỏ thỏa thuận cân bằng nguồn cung dầu mỏ với OPEC. Gần đây, việc dầu thô lên giá làm dấy lên lo ngại rằng các hãng dầu lớn của Nga sẽ tìm cách rút khỏi thỏa thuận giảm nguồn cung với OPEC.
Tổng thư ký OPEC Mohammed Barkindo (trái) bắt tay với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại diễn đàn Tuần lễ năng lượng Nga tháng 4.2017
Nỗi lo về nguồn cung Nga đến cùng lúc với việc nhiều người lo ngại dầu thô Mỹ đang đe dọa chỗ đứng của dầu Nga, dầu Ả Rập Xê Út trên thị trường nước ngoài. Hiện Mỹ đang tăng trưởng tốt còn nhu cầu dầu thô thế giới thì đi lên.
Dù vậy, ông Barkindo cho hay Tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đã đảm bảo rằng nước Nga không thay đổi quan điểm về việc hợp tác với các nước trong và ngoài OPEC trong vấn đề hạn chế nguồn cung.
Các nhà quan sát thị trường từ lâu lo lắng về cam kết của Nga đối với thỏa thuận hạn chế sản lượng. Các hãng dầu khí lớn của Nga được xem là chỉ miễn cưỡng tham gia thỏa thuận, vốn bắt đầu từ tháng 1.2017 và có mục tiêu giảm sản lượng 1,8 triệu thùng dầu/ngày đến hết năm.
Năm 2016, Nga cam kết hạ sản lượng 300.000 thùng dầu/ngày, song không như các các nước OPEC vốn có nhiều công ty năng lượng nhà nước, Nga có nhiều doanh nghiệp năng lượng đại chúng với cổ đông.
Người đứng đầu Gazprom Neft cho biết các nhà sản xuất có thể điều chỉnh cam kết của họ theo thỏa thuận này sớm nhất là vào tháng tới. CEO Gazprom Alexander Dyukov cho hay ông kỳ vọng các nhà sản xuất sẽ đồng ý tăng sản lượng vì thị trường đang cân bằng sau nhiều năm dư cung. Về phía OPEC, ông Barkindo cho rằng các bên cần phải tiếp tục điều chỉnh chính sách ngay cả khi thị trường đã cân bằng.
OPEC vừa nâng dự báo nhu cầu dầu thô thế giới trong năm 2018, song vẫn cảnh báo sản lượng dầu Mỹ và các nước khác không thuộc OPEC đang tăng nhanh hơn so với dự báo ban đầu.
Thu Thảo
Báo Thanh Niên
Relate Threads