Một năm dài co kéo giá dầu nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy tình hình sẽ bớt tồi tệ hơn. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng thẳng thắn nhìn nhận điểm yếu của nền kinh tế Nga.
Cơn bão dầu giảm giá năm 2015 đã tàn phá nặng nề tới kinh tế nhiều nước, từ Nga, Venezuela… cho tới cả Saudi Arabia và ngay cả Mỹ.
Các ông hoàng Trung Đông đã phải đi vay tiền. Người Venezuela khốn đốn trong khó khăn thiếu thốn. Nhiều đồng tiền mất giá. Nhiều tập đoàn dầu khí lớn trở thành các 'thây ma'… Tuy nhiên, trong một năm chạy đua đầy khốc liệt, với thảm kịch xảy ra ở khắp nơi, nhưng chưa có nước nào ở phía xuất khẩu dầu chịu lùi bước.
Nước Nga của Tổng thống Putin đã có những nước cờ táo bạo, tưởng chừng sẽ thay đổi ngoạn mục tình thế. Tuy nhiên, một cuộc chiến dầu khí dường như vẫn còn kéo dài và đang dần đốt cháy sức mạnh của ông chủ điện Kremlin.
Trong những ngày cuối cùng của năm 2015, giá dầu tiếp tục hạ sâu. Giá dầu Brent xuống mức thấp nhất trong 11 năm, trong khi dầu thô WTI lập đáy mới trong 7 năm. Giá dầu WTI có lúc đã xuống dưới 34 USD/thùng, trong khi dầu Brent xuống 36 USD. So với đầu năm, giá dầu đã giảm 35%, còn so với giữa 2014, giá đã mất tổng cộng 70%.
Dầu đã liên tục rớt mạnh từ đầu tháng 12 sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tuyên bố từ bỏ chiến lược hạn chế sản lượng để kiểm soát giá, tiếp tục duy trì sản lượng cao kỷ lục 31,5 triệu thùng/ngày sau cuộc họp tại Vienna. Tới giữa tháng 6/2016, OPEC mới họp trở lại. Xu hướng giảm giá vẫn khá rõ.
Áp lực càng đè nặng lên mặt hàng dầu sau khi Mỹ có quyết định lịch sử cho phép Mỹ bán dầu ra thế giới lần đầu tiên trong vòng 40 năm qua.
Trong 2015, đã có những lúc giá dầu tăng vọt, trở lại mức giá đầu năm. Hồi đầu tháng 10, giá dầu liên tục tăng 12% và lần đầu tiên trong vòng 3 tháng vượt ngưỡng 50 USD. Thông tin Nga tiếp tục gia tăng các hoạt động quân sự tại Syria đã hỗ trợ cho mặt hàng này.
Tuy nhiên, tác động thực của cuộc khủng hoảng Syria với thị trường năng lượng dường như không còn đủ lớn. Bước sâu hơn vào Trung Đông, gắn bó chặt chẽ hơn với Syria, Iran, Iraq nhưng Tổng thống Nga dường như vẫn chưa có nhiều tác động với thị trường năng lượng. Giá dầu khí vẫn không ngừng suy giảm.
Không những thế, nguồn cung cũng có thể sẽ còn gia tăng trong năm 2016 khi mà Iran được quay trở lại thị trường dầu mỏ sau cấm vận. Nhu cầu dầu có nguy cơ suy yếu do kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc còn EU, Nhật hồi phục chậm chạp.
Theo Bloomberg, trong những ngày cuối năm 2015, giới đầu cơ đang mua vào các hợp đồng quyền chọn bán ở các mức giá rất thấp, từ 30 USD xuống cho tới 15 USD/thùng trong năm 2016. Nhiều dự báo của các tổ chức và lãnh đạo uy tín từ Mỹ cho tới Nga đều cho rằng, khả năng giá dầu xuống 30 USD/thùng là rất cao.
2016: Đầy thách thức với ông Putin
Theo Bloomberg, trong cuộc họp báo thường niên cuối 2015 tại Moscow, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố nước Nga đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế do giá dầu giảm sâu gây ra.
Tuy nhiên, khó khăn vẫn còn rất lớn. Ngân sách năm 2016 của Nga được tính toán dựa trên giá dầu ở mức 50 USD/ thùng. Trong khi đó, chính ông Putin cho rằng, dự báo giá dầu hồi phục lên mức 50 USD/thùng trong năm 2016 là một dự báo “rất lạc quan”.
Trên Business Insider, tỷ phú lừng danh Carl Icahn - người từng đứng dầu danh sách tỷ phú thế giới - cho rằng, giá dầu có thể giảm sâu hơn nữa. Và theo NĐT này, điều tồi tệ nằm ở chỗ, thị trường dầu khó có thể cân bằng được khi mà các nước xuất khẩu dầu không ngừng bơm dầu nhiều hơn cho dù giá giảm.
Giá dầu lao dốc từ giữa 2014 đã buộc Nga liên tục phải cắt giảm dự báo kinh tế cũng như thực thi các chính sách tài chính thắt chặt. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cũng đã ký nghị định cắt giảm 10% số nhân viên chính phủ từ ngày 1/1/2016.
Theo dự báo của Chính phủ Nga, GDP nước này sẽ tăng trưởng 0,7% trong năm 2016. Tuy nhiên, đây được xem là một dự báo lạc quan. Số liệu trên chưa tính tới việc giá dầu về dưới 35 USD/thùng.
Ông Putin tự tin về hầu hết các vấn đề, trừ giá dầu. Nhưng đây lại được xem là điểm yếu nhất của nền kinh tế Nga. Xuất khẩu có đến 80% từ dầu khí. Ngân sách cũng phụ thuộc một nửa vào mặt hàng này.
Trong 16 năm cầm quyền của mình, ông Putin đã làm được rất nhiều việc cho nước Nga: vực dậy một nền kinh tế hoang tàn, lấy lại vị trí chính trị của Nga trên trường quốc tế, có ảnh hưởng lớn ở khu vực Trung Đông… Tuy nhiên, sự thành công của ông Putin có phần đóng góp rất lớn từ việc dầu tăng giá mạnh trong nửa thập kỷ trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008. Giá đã tăng vọt gấp hơn 7 lần lên 130 USD.
2015 dầu thô giảm mạnh nhưng chưa phải là điểm cuối. Cho dù giá giảm khiến hàng loạt các DN dầu khí đá phiến của Mỹ đứng trước bờ vực phá sản, nhưng với nhiều nghị sĩ Mỹ, điều đó có lẽ không phải là vấn đề lớn đối với một nền kinh tế tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới. Và việc mở cửa thị trường dầu thô sẽ giúp làm giảm sức mạnh của nhiều nước xuất khẩu dầu, trong đó có Nga, Venezuela và Trung Đông.
Trong chu kỳ giảm giá khủng khiếp trước đó và có gắn với các cuộc chiến dầu khí giữa Mỹ, OPEC và Nga, Sự đối đầu Đông-Tây giờ có lẽ đã khác trước nhiều, không còn là một chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, 2016 vẫn là một năm đầy thách thức cho ông Putin.
Cơn bão dầu giảm giá năm 2015 đã tàn phá nặng nề tới kinh tế nhiều nước, từ Nga, Venezuela… cho tới cả Saudi Arabia và ngay cả Mỹ.
Các ông hoàng Trung Đông đã phải đi vay tiền. Người Venezuela khốn đốn trong khó khăn thiếu thốn. Nhiều đồng tiền mất giá. Nhiều tập đoàn dầu khí lớn trở thành các 'thây ma'… Tuy nhiên, trong một năm chạy đua đầy khốc liệt, với thảm kịch xảy ra ở khắp nơi, nhưng chưa có nước nào ở phía xuất khẩu dầu chịu lùi bước.
Nước Nga của Tổng thống Putin đã có những nước cờ táo bạo, tưởng chừng sẽ thay đổi ngoạn mục tình thế. Tuy nhiên, một cuộc chiến dầu khí dường như vẫn còn kéo dài và đang dần đốt cháy sức mạnh của ông chủ điện Kremlin.
Dầu đã liên tục rớt mạnh từ đầu tháng 12 sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tuyên bố từ bỏ chiến lược hạn chế sản lượng để kiểm soát giá, tiếp tục duy trì sản lượng cao kỷ lục 31,5 triệu thùng/ngày sau cuộc họp tại Vienna. Tới giữa tháng 6/2016, OPEC mới họp trở lại. Xu hướng giảm giá vẫn khá rõ.
Áp lực càng đè nặng lên mặt hàng dầu sau khi Mỹ có quyết định lịch sử cho phép Mỹ bán dầu ra thế giới lần đầu tiên trong vòng 40 năm qua.
Trong 2015, đã có những lúc giá dầu tăng vọt, trở lại mức giá đầu năm. Hồi đầu tháng 10, giá dầu liên tục tăng 12% và lần đầu tiên trong vòng 3 tháng vượt ngưỡng 50 USD. Thông tin Nga tiếp tục gia tăng các hoạt động quân sự tại Syria đã hỗ trợ cho mặt hàng này.
Tuy nhiên, tác động thực của cuộc khủng hoảng Syria với thị trường năng lượng dường như không còn đủ lớn. Bước sâu hơn vào Trung Đông, gắn bó chặt chẽ hơn với Syria, Iran, Iraq nhưng Tổng thống Nga dường như vẫn chưa có nhiều tác động với thị trường năng lượng. Giá dầu khí vẫn không ngừng suy giảm.
Không những thế, nguồn cung cũng có thể sẽ còn gia tăng trong năm 2016 khi mà Iran được quay trở lại thị trường dầu mỏ sau cấm vận. Nhu cầu dầu có nguy cơ suy yếu do kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc còn EU, Nhật hồi phục chậm chạp.
Theo Bloomberg, trong những ngày cuối năm 2015, giới đầu cơ đang mua vào các hợp đồng quyền chọn bán ở các mức giá rất thấp, từ 30 USD xuống cho tới 15 USD/thùng trong năm 2016. Nhiều dự báo của các tổ chức và lãnh đạo uy tín từ Mỹ cho tới Nga đều cho rằng, khả năng giá dầu xuống 30 USD/thùng là rất cao.
2016: Đầy thách thức với ông Putin
Theo Bloomberg, trong cuộc họp báo thường niên cuối 2015 tại Moscow, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố nước Nga đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế do giá dầu giảm sâu gây ra.
Tuy nhiên, khó khăn vẫn còn rất lớn. Ngân sách năm 2016 của Nga được tính toán dựa trên giá dầu ở mức 50 USD/ thùng. Trong khi đó, chính ông Putin cho rằng, dự báo giá dầu hồi phục lên mức 50 USD/thùng trong năm 2016 là một dự báo “rất lạc quan”.
Giá dầu lao dốc từ giữa 2014 đã buộc Nga liên tục phải cắt giảm dự báo kinh tế cũng như thực thi các chính sách tài chính thắt chặt. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cũng đã ký nghị định cắt giảm 10% số nhân viên chính phủ từ ngày 1/1/2016.
Theo dự báo của Chính phủ Nga, GDP nước này sẽ tăng trưởng 0,7% trong năm 2016. Tuy nhiên, đây được xem là một dự báo lạc quan. Số liệu trên chưa tính tới việc giá dầu về dưới 35 USD/thùng.
Ông Putin tự tin về hầu hết các vấn đề, trừ giá dầu. Nhưng đây lại được xem là điểm yếu nhất của nền kinh tế Nga. Xuất khẩu có đến 80% từ dầu khí. Ngân sách cũng phụ thuộc một nửa vào mặt hàng này.
Trong 16 năm cầm quyền của mình, ông Putin đã làm được rất nhiều việc cho nước Nga: vực dậy một nền kinh tế hoang tàn, lấy lại vị trí chính trị của Nga trên trường quốc tế, có ảnh hưởng lớn ở khu vực Trung Đông… Tuy nhiên, sự thành công của ông Putin có phần đóng góp rất lớn từ việc dầu tăng giá mạnh trong nửa thập kỷ trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008. Giá đã tăng vọt gấp hơn 7 lần lên 130 USD.
2015 dầu thô giảm mạnh nhưng chưa phải là điểm cuối. Cho dù giá giảm khiến hàng loạt các DN dầu khí đá phiến của Mỹ đứng trước bờ vực phá sản, nhưng với nhiều nghị sĩ Mỹ, điều đó có lẽ không phải là vấn đề lớn đối với một nền kinh tế tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới. Và việc mở cửa thị trường dầu thô sẽ giúp làm giảm sức mạnh của nhiều nước xuất khẩu dầu, trong đó có Nga, Venezuela và Trung Đông.
Trong chu kỳ giảm giá khủng khiếp trước đó và có gắn với các cuộc chiến dầu khí giữa Mỹ, OPEC và Nga, Sự đối đầu Đông-Tây giờ có lẽ đã khác trước nhiều, không còn là một chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, 2016 vẫn là một năm đầy thách thức cho ông Putin.
Theo: Vietnamnet
Relate Threads