Nga nhắc châu Âu lợi ích từ Nord Stream - 2 thế nào?

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Ngoại trưởng Nga hy vọng các nước láng giềng của Đức sẽ quan tâm đến lợi ích thương mại từ dự án Nord Stream-2.

Dự án dầu khí Nord Stream-2 được ký kết giữa Nga và Đức cùng các nước láng giềng châu Âu đã bị ngăn cản bởi lo ngại châu Âu sẽ phải phụ thuộc vào một nguồn cung duy nhất từ Nga có thể gây ra các vấn đề địa chính trị khác.

hoi-nghi-an-ninh-munich-nga-nhac-an-ninh-nang-luong_1927898.png

Tham gia Hội nghị an ninh Munich lần này, trong một sự kiện bên lề, gặp gỡ các doanh nghiệp Nga và Đức, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nhắc lại về dự án dầu khí này.

Theo đó, Ngoại trưởng Nga bày tỏ hy vọng các nước láng giềng của Đức sẽ quan tâm đến lợi ích thương mại từ dự án Nord Stream- 2.

"Tôi phải nói rằng khoảng cách từ Yamal đến Đức ngắn hơn 2.000 cây số so với đường ống hiện có trên khắp Ukraine tới Đức, và như vậy, chi phí vận chuyển sẽ rẻ hơn 2 lần. Như vậy, lợi ích kinh tế, thương mại là hiển nhiên" - Ngoại trưởng Nga nhắc bài toán kinh tế.

Ông Lavrov khẳng định tính nhất quán về lợi ích chung này sẽ sớm được các nước châu Âu láng giềng của Đức cân nhắc.

"Tôi không nghi ngờ gì nữa bởi những khía cạnh này sẽ là cơ sở cho quyết định cuối cùng của các nước láng giềng Đức" - Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh.

hoi-nghi-an-ninh-munich-nga-nhac-an-ninh-nang-luong_1928723.jpg

Tổng thống Lithuania (trái) và Tổng thống Ba Lan (phải) kỳ vọng ngăn dự án Nord Stream-2 được thông qua.
Đường ống dẫn Nord Stream 2 dự kiến sẽ đi vào sử dụng vào cuối năm 2019 nhưng hiện đang bị các nước trong Liên minh châu Âu ngăn cản bởi các lo ngại về an ninh năng lượng.

Cùng xuất hiện tại Hội nghị an ninh Munich, Tổng thống Lithuania Andrzej Duda và người đồng cấp Ba Lan Dalia Grybauskaite đã cùng khẳng định đồng nhất ý kiến chống lại việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream-2, vượt qua đáy biển Baltic.

"Đây là một dự án địa chính trị mà không hề có dẫn chứng kinh tế, thay vào đó làm tình hình trầm trọng ở châu Âu, đó là 80% EU sẽ bị phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ một quốc gia - nguồn cung khí đốt Nga" - Tổng thống Ba Lan nhấn mạnh.

Tổng thống Grybauskaite cho hay, kinh nghiệm của Lithuania và Ba Lan trong thị trường gas cho thấy rằng một nhà cung cấp là một lựa chọn tồi tệ.

"Đây là điều tồi tệ, bởi vì kinh nghiệm của hai nước - Lithuania và Ba Lan cho thấy đây sẽ trở thành công cụ địa chính trị, không phải là một công cụ kinh tế, mà là một công cụ có thể ảnh hưởng và gây áp lực đến chính sách ở từng quốc gia. Vì vậy, cả hai nước chúng tôi đều bày tỏ quan điểm, sự phụ thuộc như vậy là không có lợi và thậm chí đe dọa sự ổn định về địa chính trị ở các nước EU chúng ta" - Tổng thống Grybauskaite tuyên bố.

Tổng thống Ba Lan cũng thể hiện sự kiên quyết khi khẳng định dù không thể ngăn chặn trực tiếp dự án nhưng sẽ tìm cách để thể hiện quan điểm của mình bằng cách đề nghị lên Hội đồng châu Âu, thay đổi các chỉ thị của châu Âu nhằm đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt và nguồn năng lượng khác cho châu Âu, ngoài Nga.

Trong khi đó, Tổng thống Lithuania bày tỏ sự ngạc nhiên khi biết rằng châu Âu chấp thuận với phương án phụ thuộc vào khí đốt Nga và nhà thầu Gazprom.

Gazprom hiện đang là cổ đông duy nhất của Nord Stream-2 AG. Engie của Pháp, OMV của Áo, Dutch Dutch-Hà Lan, Uniper và Wintershall của Đức là các đối tác châu Âu của Gazprom trong dự án đường ống Nord Stream-2 nêu trên.

Sơn Dương
Báo Đất Việt
 

Việc làm nổi bật

Top