Trong năm 2017, khí đốt của Nga cho người tiêu dùng châu Âu sẽ được xuất khẩu với giá 180-190 USD/1000 m3, theo số liệu do Phó Chủ tịch Gazprom, Alexander Medvedev công bố ngày 28/2/2017 tại Ngày hội đầu tư diễn ra ở Singapore.
Được biết, trong năm 2016, giá bình quân xuất khẩu khí đốt của Nga là 167 USD/1.000 m3.
Trong năm 2016, Gazprom cung cấp 34% cho thị trường khí đốt châu Âu.
Tổng cộng trong năm 2016, Gazprom xuất khẩu sang các nước nằm ngoài Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) 179,3 tỷ m3 khí đốt - một con số kỷ lục.
Số lượng này tương đương với tổng lượng tiêu thụ khí đốt tại Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Việt Nam cộng gộp.
Mặc dù trên thực tế, việc xuất khẩu khí đốt cho các nước EU tăng, nhưng Gazprom chỉ nhận được rất ít lợi nhuận từ việc bán khí đốt.
Theo Cơ quan liên bang chống độc quyền của Nga, giá hợp đồng tháng 1/2017 của Gazprom vẫn thấp hơn mức 200 USD/1.000 m3.
Theo ông A. Medvedev, trước năm 2025, công ty Gazprom dự định tăng mức kiểm soát thị phần châu Âu lên 35%.
Trong bối cảnh Gazprom kiểm soát một thị phần rất lớn như vậy, người tiêu dùng châu Âu không có cách nào khác là buộc phải chấp nhận việc công ty này tăng giá khí đốt.
Cho đến nay, EU vẫn chưa có phản ứng gì trước động thái tăng giá của Gazprom.
Được biết, trong năm 2016, giá bình quân xuất khẩu khí đốt của Nga là 167 USD/1.000 m3.
Trong năm 2016, Gazprom cung cấp 34% cho thị trường khí đốt châu Âu.
Số lượng này tương đương với tổng lượng tiêu thụ khí đốt tại Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Việt Nam cộng gộp.
Mặc dù trên thực tế, việc xuất khẩu khí đốt cho các nước EU tăng, nhưng Gazprom chỉ nhận được rất ít lợi nhuận từ việc bán khí đốt.
Theo Cơ quan liên bang chống độc quyền của Nga, giá hợp đồng tháng 1/2017 của Gazprom vẫn thấp hơn mức 200 USD/1.000 m3.
Theo ông A. Medvedev, trước năm 2025, công ty Gazprom dự định tăng mức kiểm soát thị phần châu Âu lên 35%.
Trong bối cảnh Gazprom kiểm soát một thị phần rất lớn như vậy, người tiêu dùng châu Âu không có cách nào khác là buộc phải chấp nhận việc công ty này tăng giá khí đốt.
Cho đến nay, EU vẫn chưa có phản ứng gì trước động thái tăng giá của Gazprom.
Bá Thủy - Petrotimes.vn
Relate Threads