Theo Reuters, Nga vẫn là nhà cung cấp dầu thô hàng đầu của Trung Quốc trong tháng 1, sau khi bắt đầu mở rộng đường ống dẫn dầu từ Siberia và chính quyền Bắc Kinh tăng hạn ngạch nhập khẩu đối với các nhà máy lọc dầu tư nhân.
Angola và Iraq lần lượt tranh vị trí số 2 và số 3, vượt qua Arab Saudi, nguồn cung dầu thô lớn thứ 2 của Trung Quốc trong năm 2017.
Cụ thể, số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố hôm 24/2 cho thấy, nguồn cung từ Nga sang Trung Quốc đạt 5,67 triệu tấn (tương đương 1,34 triệu thùng dầu/ngày) tăng 23,4% so với năm ngoái, và tăng khoảng 146.000 thùng/ngày so với tháng 12/2017, đạt 1,194 triệu tấn.
Tháng trước, báo cáo cho biết Nga ghi nhận năm thứ hai liên tiếp là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất của Trung Quốc trong 2017, vượt qua Arab Saudi vào khoảng 150.000 thùng/ngày.
Xuất khẩu của Nga tăng mạnh tại quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới là nhờ đường ống dẫn dầu thứ hai tại miền Đông Siberia – Thái Bình Dương, cũng như mở rộng kết nội nội địa với Trung Quốc, bắt đầu hoạt động thương mại trong tháng 1.
Số liệu mới nhất cũng cho biết xuất khẩu từ Angola sang Trung Quốc xếp thứ hai với 4,68 triệu tấn (tương đương 1,1 triệu thùng/ngày) trong tháng 1, giảm 5,4% so với năm ngoái.
Theo sau là Iraq với tổng khối lượng xuất khẩu là 4,45 triệu tấn (tương đương 1,05 triệu thùng/ngày), tăng 28% so với cùng kỳ năm 2017.
Trung Quốc đã nhập 4,29 triệu tấn (tương đương 1,01 triệu thùng/ngày) dầu thô từ Arab Saudi trong tháng 1, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái và so với mức 1,11 triệu thùng/ngày trong tháng 12 năm ngoái.
Mặc dù vậy, theo Reuters, xuất khẩu từ vương quốc dầu mỏ được dự báo sẽ tăng kỷ lục trong năm nay vì tập đoàn dầu khí Saudi Aramco gia tăng nguồn cung cho công ty dầu khí nhà nước CNOOC của Trung Quốc, cũng như nhà máy lọc dầu Huajin của nhà khổng lồ NORINCO.
Tổng lượng dầu thô nhập khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng 20% trong tháng trước so với cùng kỳ năm 2017 lên 9,57 triệu thùng/ngày, vượt qua mức kỷ lục trước đó là 9,17 triệu thùng/ngày.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cũng cho thấy quốc gia này đã tăng lượng dầu nhập khẩu từ Mỹ lên 2,01 triệu tấn trong tháng 1 (tương đương 472.508 thùng/ngày), tăng gần 8 lần so với mức 257.861 tấn trong năm ngoái.
Trong năm 2017, xuất khẩu của Mỹ, được lợi từ thỏa thuận giảm sản xuất của OPEC, đạt trung bình khoảng 153.000 thùng/ngày.
Angola và Iraq lần lượt tranh vị trí số 2 và số 3, vượt qua Arab Saudi, nguồn cung dầu thô lớn thứ 2 của Trung Quốc trong năm 2017.
Cụ thể, số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố hôm 24/2 cho thấy, nguồn cung từ Nga sang Trung Quốc đạt 5,67 triệu tấn (tương đương 1,34 triệu thùng dầu/ngày) tăng 23,4% so với năm ngoái, và tăng khoảng 146.000 thùng/ngày so với tháng 12/2017, đạt 1,194 triệu tấn.
Tháng trước, báo cáo cho biết Nga ghi nhận năm thứ hai liên tiếp là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất của Trung Quốc trong 2017, vượt qua Arab Saudi vào khoảng 150.000 thùng/ngày.
Xuất khẩu của Nga tăng mạnh tại quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới là nhờ đường ống dẫn dầu thứ hai tại miền Đông Siberia – Thái Bình Dương, cũng như mở rộng kết nội nội địa với Trung Quốc, bắt đầu hoạt động thương mại trong tháng 1.
Theo sau là Iraq với tổng khối lượng xuất khẩu là 4,45 triệu tấn (tương đương 1,05 triệu thùng/ngày), tăng 28% so với cùng kỳ năm 2017.
Trung Quốc đã nhập 4,29 triệu tấn (tương đương 1,01 triệu thùng/ngày) dầu thô từ Arab Saudi trong tháng 1, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái và so với mức 1,11 triệu thùng/ngày trong tháng 12 năm ngoái.
Mặc dù vậy, theo Reuters, xuất khẩu từ vương quốc dầu mỏ được dự báo sẽ tăng kỷ lục trong năm nay vì tập đoàn dầu khí Saudi Aramco gia tăng nguồn cung cho công ty dầu khí nhà nước CNOOC của Trung Quốc, cũng như nhà máy lọc dầu Huajin của nhà khổng lồ NORINCO.
Tổng lượng dầu thô nhập khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng 20% trong tháng trước so với cùng kỳ năm 2017 lên 9,57 triệu thùng/ngày, vượt qua mức kỷ lục trước đó là 9,17 triệu thùng/ngày.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cũng cho thấy quốc gia này đã tăng lượng dầu nhập khẩu từ Mỹ lên 2,01 triệu tấn trong tháng 1 (tương đương 472.508 thùng/ngày), tăng gần 8 lần so với mức 257.861 tấn trong năm ngoái.
Trong năm 2017, xuất khẩu của Mỹ, được lợi từ thỏa thuận giảm sản xuất của OPEC, đạt trung bình khoảng 153.000 thùng/ngày.
Lyly Cao
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Relate Threads