Đây là tháng thứ 3 liên tiếp Nga vượt Arab Saudi trở thành nước cung cấp dầu thô lớn nhất cho thị trường tiêu thụ dầu thô lớn thứ 2 thế giới.
Xuất khẩu dầu thô của Nga sang Trung Quốc - thị trường tiêu thụ dầu thô lớn thứ 2 thế giới - trong tháng 5/2016 lập kỷ lục mới và cho thấy nhu cầu của các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố hôm thứ Ba 21/6, nhập khẩu dầu thô củ Trung Quốc từ Nga trong tháng 5/2016 đạt 5,245 triệu tấn, tương đương 1,24 triệu thùng/ngày, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt kỷ lục 1,17 triệu thùng/ngày ghi nhận trong tháng 4/2016.
Trong 5 tháng đầu năm 2016, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Nga tăng 41,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,06 triệu thùng/ngày, trong khi nhập khẩu từ Arab Saudi bình quân 1,05 triệu thùng/ngày.
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Arab Saudi trong tháng 5/2016 tăng 33,6% so với cùng kỳ lên 961.000 thùng/ngày, nhưng giảm nhẹ so với 1 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2016.
Nhu cầu của các nhà máy lọc dầu độc lập (còn được gọi là teapot) của Trung Quốc đối với dầu thô của Nga ngày một tăng. Chính các teapot này đã đẩy nhu cầu dầu thô của Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2016 lên trên 1 triệu thùng/ngày.
Dầu thô ESPO hàm lượng lưu huỳnh thấp của Nga rất được các teapot Trung Quốc ưa chuộng nhờ quy mô vận chuyển không lớn và tính gần gũi về mặt địa láy, trong khi dầu thô hàm lượng lưu huỳnh cao hơn của Arab Saudi và Iraq không mấy hấp dẫn vì quy mô vận chuyển lớn và thường được bán với hợp đồng dài hạn.
Trung Quốc cũng đang đẩy nhanh việc cấp giấy phép và hạn ngạch nhập khẩu dầu thô cho các nhà máy lọc dầu độc lập. Haiyou Petrochemical Group trụ sở tại Sơn Đông vừa được cấp giấy phép nhập khẩu dầu thô hôm 14/6 trong khi 2 nhà máy lọc dầu khác được cấp hạn ngạch trong tháng 5 vừa qua.
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Iran trong tháng 5/2016 tăng 19,5% lên 619.300 thùng/ngày so với 671.176 thùng/ngày trong tháng 4.
Cũng trong tháng 5/2016, xuất khẩu dầu thô của Iraq sang Trung Quốc tăng 56,6% lên 801.120 thùng/ngày.
Các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc cũng tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng thừa cung trên thị trường sản phẩm nhiên liệu châu Á, nhất là xăng và diesel, góp phần đáng kể kéo giảm biên lợi nhuận của khu vực trong năm nay.
Xuất khẩu diesel của Trung Quốc trong tháng 5/2016 tăng hơn 4 lần lên kỷ lục 1,48 triệu tấn, cho thấy ngành công nghiệp nặng của nước này đang tăng trưởng chậm lại.
Trong khi đó, xuất khẩu xăng của Trung Quốc trong tháng 5/2016 tăng gấp đôi so với cùng kỳ lên 780.000 tấn khi các nhà máy lọc dầu độc lập mới được cấp phép sản xuất lượng xăng vượt quá nhu cầu của thị trường nội địa.
Xuất khẩu dầu thô của Nga sang Trung Quốc - thị trường tiêu thụ dầu thô lớn thứ 2 thế giới - trong tháng 5/2016 lập kỷ lục mới và cho thấy nhu cầu của các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố hôm thứ Ba 21/6, nhập khẩu dầu thô củ Trung Quốc từ Nga trong tháng 5/2016 đạt 5,245 triệu tấn, tương đương 1,24 triệu thùng/ngày, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt kỷ lục 1,17 triệu thùng/ngày ghi nhận trong tháng 4/2016.
Trong 5 tháng đầu năm 2016, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Nga tăng 41,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,06 triệu thùng/ngày, trong khi nhập khẩu từ Arab Saudi bình quân 1,05 triệu thùng/ngày.
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Arab Saudi trong tháng 5/2016 tăng 33,6% so với cùng kỳ lên 961.000 thùng/ngày, nhưng giảm nhẹ so với 1 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2016.
Nhu cầu của các nhà máy lọc dầu độc lập (còn được gọi là teapot) của Trung Quốc đối với dầu thô của Nga ngày một tăng. Chính các teapot này đã đẩy nhu cầu dầu thô của Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2016 lên trên 1 triệu thùng/ngày.
Trung Quốc cũng đang đẩy nhanh việc cấp giấy phép và hạn ngạch nhập khẩu dầu thô cho các nhà máy lọc dầu độc lập. Haiyou Petrochemical Group trụ sở tại Sơn Đông vừa được cấp giấy phép nhập khẩu dầu thô hôm 14/6 trong khi 2 nhà máy lọc dầu khác được cấp hạn ngạch trong tháng 5 vừa qua.
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Iran trong tháng 5/2016 tăng 19,5% lên 619.300 thùng/ngày so với 671.176 thùng/ngày trong tháng 4.
Cũng trong tháng 5/2016, xuất khẩu dầu thô của Iraq sang Trung Quốc tăng 56,6% lên 801.120 thùng/ngày.
Các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc cũng tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng thừa cung trên thị trường sản phẩm nhiên liệu châu Á, nhất là xăng và diesel, góp phần đáng kể kéo giảm biên lợi nhuận của khu vực trong năm nay.
Xuất khẩu diesel của Trung Quốc trong tháng 5/2016 tăng hơn 4 lần lên kỷ lục 1,48 triệu tấn, cho thấy ngành công nghiệp nặng của nước này đang tăng trưởng chậm lại.
Trong khi đó, xuất khẩu xăng của Trung Quốc trong tháng 5/2016 tăng gấp đôi so với cùng kỳ lên 780.000 tấn khi các nhà máy lọc dầu độc lập mới được cấp phép sản xuất lượng xăng vượt quá nhu cầu của thị trường nội địa.
Nhật Trường - Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads