Dự án khí đốt Nga-Trung sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay trước các cảnh báo trái đắng của Nga trước dự án Trung Quốc.
Hãng tin RT của Nga cho biết, việc xây dựng đường ống dẫn khí Siberia có công suất 3,000km hoặc tuyến đường phía đông, nhằm cung cấp khí đốt của Nga cho Trung Quốc, sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay.
Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý Gazprom - ông Vitaly Markelov cho hay: "Đến năm 2019, chúng tôi dự định loại bỏ khoảng trống kỹ thuật sau khi thử nghiệm".
Đường ống dẫn khí qua Siberia là một trong những dự án lớn nhất giữa Nga và Trung Quốc. Các nhà phân tích nói rằng nó có thể giúp Nga trở thành một trong những nhà cung cấp khí tự nhiên chính của Trung Quốc khi nhu cầu của Bắc Kinh tăng lên.
Với 3.000km, đường ống dẫn là một trong những đường ống dài nhất thế giới, dài hơn khoảng cách giữa Moscow và London.
Đoạn đầu tiên của đường ống sẽ chạy khoảng 2.200km từ cánh đồng Chayandinskoye (Yakutia) đến Blagoveshchensk (biên giới Trung Quốc). Giai đoạn thứ hai của dự án sẽ bao gồm việc xây dựng một đoạn kéo dài khoảng 800km từ khu vực Kovyktinskoye (Vùng Irkutsk) đến khu vực Chayandinskoye. Giai đoạn thứ ba cung cấp khả năng truyền tải khí mở rộng giữa cánh đồng Chayandinskoye và Blagoveshchensk.
Thỏa thuận này đã kéo dài hơn 1 thập kỷ để đàm phán. Tháng 7 năm ngoái, Gazprom và Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã ký thỏa thuận bắt đầu giao hàng khí đốt thông qua tuyến đường. Dự án trị giá 400 tỷ USD cung cấp 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm từ Nga sang Trung Quốc.
Ngoài dự án này, Moscow và Bắc Kinh còn có kế hoạch xây dựng một đường ống khí đốt khác - Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2) hoặc mang tên tuyến đường phía Tây - được cho là sẽ cấp thêm 30 tỷ mét khối khí tự nhiên của Nga cho Trung Quốc.
Aleksey Miller - người đứng đầu Tập đoàn Gazprom cho biết, tiêu thụ khí của Trung Quốc ngày càng tăng với hơn 200 tỷ mét khối trong năm 2016, dự kiến sẽ đạt 300 tỷ mét khối trong năm nay.
Giá trị khoản hợp đồng 400 tỷ USD là lớn chưa từng có trong lịch sử xuất khẩu năng lượng thế giới. Nhưng Nga không phải ăn trọn được khoản tiền khổng lồ ấy, bởi muốn xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc, Gazporm phải đầu tư đường ống dẫn dầu “Sức mạnh Siberia” trị giá khoảng 55 tỷ USD.
Mặc dù chiến lược dài hạn của Nga, thông qua đường ống Siberia này sẽ vươn dài cánh tay sang vùng Đông Á trong bối cảnh dần mất đi các khách hàng truyền thống châu Âu nhưng điều này cũng đã cho thấy rằng Nga không phải là nguồn cung duy nhất, chiêu bài năng lượng đã không còn sử dụng được.
Mối liên kết Nga- Trung được thể hiện rõ ràng qua các hợp đồng trị giá hàng tỷ USD giữa các công ty năng lượng lớn nhất nước Nga là Gazprom PJSC và Rosneft OJSC với Trung Quốc, hay việc Ngân hàng trung ương Nga nâng cao lượng nắm giữ các trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ.
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Yudaeva, các cú sốc kinh tế tại Trung Quốc sẽ không mất nhiều thời gian để tác động tới Nga. Nếu nền kinh tế Trung Quốc suy giảm 1%, tăng trưởng GDP của Nga cũng sẽ giảm đi 0,5%.
Còn ông Nouriel Roubini, Chủ tịch Roubini Global Economics cho rằng, nước Nga sẽ là một trong những nạn nhân đầu tiên nếu nền kinh tế Trung Quốc hạ cánh cứng.
Dẫu chưa có nhiều dấu hiệu về điều này, nhưng sự phụ thuộc kinh tế của Nga vào Trung Quốc nếu không có khoảng cách thì người nhận trái đắng có thể là Nga.
Hãng tin RT của Nga cho biết, việc xây dựng đường ống dẫn khí Siberia có công suất 3,000km hoặc tuyến đường phía đông, nhằm cung cấp khí đốt của Nga cho Trung Quốc, sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay.
Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý Gazprom - ông Vitaly Markelov cho hay: "Đến năm 2019, chúng tôi dự định loại bỏ khoảng trống kỹ thuật sau khi thử nghiệm".
Với 3.000km, đường ống dẫn là một trong những đường ống dài nhất thế giới, dài hơn khoảng cách giữa Moscow và London.
Đoạn đầu tiên của đường ống sẽ chạy khoảng 2.200km từ cánh đồng Chayandinskoye (Yakutia) đến Blagoveshchensk (biên giới Trung Quốc). Giai đoạn thứ hai của dự án sẽ bao gồm việc xây dựng một đoạn kéo dài khoảng 800km từ khu vực Kovyktinskoye (Vùng Irkutsk) đến khu vực Chayandinskoye. Giai đoạn thứ ba cung cấp khả năng truyền tải khí mở rộng giữa cánh đồng Chayandinskoye và Blagoveshchensk.
Thỏa thuận này đã kéo dài hơn 1 thập kỷ để đàm phán. Tháng 7 năm ngoái, Gazprom và Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã ký thỏa thuận bắt đầu giao hàng khí đốt thông qua tuyến đường. Dự án trị giá 400 tỷ USD cung cấp 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm từ Nga sang Trung Quốc.
Ngoài dự án này, Moscow và Bắc Kinh còn có kế hoạch xây dựng một đường ống khí đốt khác - Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2) hoặc mang tên tuyến đường phía Tây - được cho là sẽ cấp thêm 30 tỷ mét khối khí tự nhiên của Nga cho Trung Quốc.
Aleksey Miller - người đứng đầu Tập đoàn Gazprom cho biết, tiêu thụ khí của Trung Quốc ngày càng tăng với hơn 200 tỷ mét khối trong năm 2016, dự kiến sẽ đạt 300 tỷ mét khối trong năm nay.
Giá trị khoản hợp đồng 400 tỷ USD là lớn chưa từng có trong lịch sử xuất khẩu năng lượng thế giới. Nhưng Nga không phải ăn trọn được khoản tiền khổng lồ ấy, bởi muốn xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc, Gazporm phải đầu tư đường ống dẫn dầu “Sức mạnh Siberia” trị giá khoảng 55 tỷ USD.
Mặc dù chiến lược dài hạn của Nga, thông qua đường ống Siberia này sẽ vươn dài cánh tay sang vùng Đông Á trong bối cảnh dần mất đi các khách hàng truyền thống châu Âu nhưng điều này cũng đã cho thấy rằng Nga không phải là nguồn cung duy nhất, chiêu bài năng lượng đã không còn sử dụng được.
Mối liên kết Nga- Trung được thể hiện rõ ràng qua các hợp đồng trị giá hàng tỷ USD giữa các công ty năng lượng lớn nhất nước Nga là Gazprom PJSC và Rosneft OJSC với Trung Quốc, hay việc Ngân hàng trung ương Nga nâng cao lượng nắm giữ các trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ.
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Yudaeva, các cú sốc kinh tế tại Trung Quốc sẽ không mất nhiều thời gian để tác động tới Nga. Nếu nền kinh tế Trung Quốc suy giảm 1%, tăng trưởng GDP của Nga cũng sẽ giảm đi 0,5%.
Còn ông Nouriel Roubini, Chủ tịch Roubini Global Economics cho rằng, nước Nga sẽ là một trong những nạn nhân đầu tiên nếu nền kinh tế Trung Quốc hạ cánh cứng.
Dẫu chưa có nhiều dấu hiệu về điều này, nhưng sự phụ thuộc kinh tế của Nga vào Trung Quốc nếu không có khoảng cách thì người nhận trái đắng có thể là Nga.
Huy Vũ
Báo Đất Việt
Báo Đất Việt
Relate Threads