Nga tự tin chứng minh kinh tế không lệ thuộc dầu mỏ

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Chính phủ Nga vừa xây dựng dự thảo ngân sách trong 3 năm (từ 2017 – 2019) dựa trên dự báo giá dầu khoảng 40 USD/thùng.

Thông tin trên báo kinh tế Kommersant (Nga) cho biết. Như vậy, mức giá trên thấp hơn 10USD/thùng so với giá dầu thế giới ở thời điểm hiện tại.

Dự thảo ngân sách của Nga được công bố là cách đáp trả rất tự tin của Chính phủ nước này trước nhiều hoài nghi về sự lệ thuộc nặng nề của kinh tế Nga vào dầu mỏ.

Nhất là sau khi phải nếm trải những bài học đau đớn từ giá dầu, có thể Tổng thống Nga Vladimir Putin đã rút ra được kinh nghiệm xương máu trong xây dựng kịch bản cho ngân sách.

nga-tu-tin-chung-minh-kinh-te-khong-le-thuoc-dau-mo_181045550.jpg

Bởi nga được biết đến là một nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giời về dầu mỏ, nhưng sau khi giá dầu thế giới liên tục sụt giảm kinh tế Nga cũng gặp nhiều khó khăn.

Khi đó, Chính phủ Nga ban đầu lên kế hoạch ngân sách dựa trên mức giá dầu cao gấp đôi so với mức giá thực tế.

Sau đó, giá dầu lao dốc buộc Moscow phải mạnh tay cắt giảm chi tiêu, khiến đời sống người dần Nga gặp thêm nhiều khó khăn giữa lúc họ vốn dĩ đã phải đối mặt với giá cả hàng hóa tăng vọt và tiền lương giảm sút.

Tiếp đó, Nga lên kế hoạch ngân sách cho năm 2016 với dự báo giá dầu 50 USD/thùng, cao hơn 10 USD/thùng so với mức giá dầu trung bình trong 9 tháng đầu năm. Kết quả, Chính phủ Nga lại một lần nữa buộc phải cắt giảm chi tiêu.

Mới đây còn có lời đồn đoán Nga phải gia tăng khai thác "vàng đen" như một cách bù đắp lại nguồn thu cho ngân sách.

Chuyên gia năng lượng Mikhail Krutikhin nhận định tất cả các nước, kể cả Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), đều tập trung tăng sản lượng khai thác và cố giữ thị phần trên thị trường dầu mỏ, và Nga dường như cũng có chung quan điểm trên.

Bên cạnh lý do đó, một lý do khiến Nga tiếp tục tăng sản lượng dầu thô đó là nước này cần tiền mặt nên giá dầu càng thấp thì họ càng phải bán ra nhiều hơn để duy trì doanh thu, lấy số lượng bù vào giá giảm. Nền kinh tế Nga có tới khoảng 50% nguồn thu ngân sách nhà nước được đóng góp bởi xuất khẩu dầu.

Nhận định trên không hoàn toàn vô lý, những tuyên bố thắt chặt ngân khố, không in tiền để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev càng là cơ sở khiến người ta tin rằng Nga tiếp tục tăng sản lượng dầu thô là vì thiếu tiền mặt.

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov đã phải đề xuất chi tiêu chính phủ trong giai đoạn 2017-2019 dừng lại ở mức của năm 2016. Dự báo về thâm hụt ngân sách năm 2016 của Nga đã được điều chỉnh nâng lên 3,2% GDP thay vì mức 3% dự kiến trước đó. Con số này còn chưa dừng lại, Bộ Tài chính Nga đang đặt mục tiêu còn cắt giảm thêm 1 điểm phần trăm nữa trong những năm tới.

Như vậy, nỗ lực giảm bớt phụ thuộc vào dầu thô và khí đốt của Nga trước mắt vẫn là chặng đường rất gian nan.

An An - Báo Đất Việt​
 

Việc làm nổi bật

Top