Thông tin tích cực trên cùng với những bất ổn chính trị trên thế giới thời gian qua đã thúc đẩy giá dầu tăng lên.
Giá dầu tăng cao vào thứ ba sau khi có thông tin rằng Nga và Arab Saudi đang xem xét gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ giữa Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) và các thành viên không thuộc OPEC (đặc biệt là Nga) sau khi thỏa thuận này hết hạn vào tháng 3 năm 2018.
Vào hôm nay, hãng tin Tass của Nga đã dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak rằng các đại diện của hai nước đã nói chuyện về việc gia hạn thỏa thuận nhưng chưa đưa ra quyết định cụ thể.
Thông tin tích cực này đến sau khi Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh cho biết vào hôm thứ 2 rằng mức độ tuân thủ của các nước thành viên OPEC với thỏa thuận đã tăng lên.
Reuter trích dẫn lời của ông Zanganeh thông qua hãng tin SHANA trực thuộc bộ dầu mỏ Iran rằng: "Tôi nghĩ rằng thị trường dầu mỏ sẽ cân bằng, mức độ tuân thủ của các thành viên OPEC với việc cắt giảm sản lượng đã tăng lên”.
Ông nói thêm rằng các cuộc đàm phán không chính thức giữa các bên tham gia thỏa thuận hiện đang được tiến hành.
Dầu Brent tăng 0,29% lênmức 52,50 USD/thùng vào lúc 9 giờ 50 phút sáng giờ London vào thứ Ba, trong khi WTI tăng hơn 1% lên 47,79 USD/thùng. Kể từ khi thỏa thuận ban đầu được công bố tháng 11 năm ngoái, giá dầu Brent đã tăng khoảng 6% trong khi giá dầu WTI đã tăng 13%.
Ngoài các tác động từ thỏa thuận này, việc gia tăng sản lượng từ các nhà sản xuất đá phiến của Hoa Kỳ và sự phục hồi nhu cầu toàn cầu cũng đã ảnh hưởng đến sự tăng giảm của giá dầu thời gian qua.
Theo Micheal Della Vigna, đồng phụ trách về nghiên cứu chứng khoán Châu Âu của Goldman Sachs nới vơi CNBC rằng giá dầu đã được hỗ trợ khi nguồn cung dầu bị ảnh hưởng bởi cơn bão Harvey ở Mỹ cũng như những căng thẳng về địa chính trị đang gia tăng liên quan đến CHDCND Triều Tiên thời gian qua. Ông nói thêm: "Thông thường, bất kỳ dấu hiệu nào về bất ổn chính trị cũng sẽ có tác động tích cực đến giá dầu Brent”.
Giá dầu tăng cao vào thứ ba sau khi có thông tin rằng Nga và Arab Saudi đang xem xét gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ giữa Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) và các thành viên không thuộc OPEC (đặc biệt là Nga) sau khi thỏa thuận này hết hạn vào tháng 3 năm 2018.
Thông tin tích cực này đến sau khi Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh cho biết vào hôm thứ 2 rằng mức độ tuân thủ của các nước thành viên OPEC với thỏa thuận đã tăng lên.
Reuter trích dẫn lời của ông Zanganeh thông qua hãng tin SHANA trực thuộc bộ dầu mỏ Iran rằng: "Tôi nghĩ rằng thị trường dầu mỏ sẽ cân bằng, mức độ tuân thủ của các thành viên OPEC với việc cắt giảm sản lượng đã tăng lên”.
Ông nói thêm rằng các cuộc đàm phán không chính thức giữa các bên tham gia thỏa thuận hiện đang được tiến hành.
Dầu Brent tăng 0,29% lênmức 52,50 USD/thùng vào lúc 9 giờ 50 phút sáng giờ London vào thứ Ba, trong khi WTI tăng hơn 1% lên 47,79 USD/thùng. Kể từ khi thỏa thuận ban đầu được công bố tháng 11 năm ngoái, giá dầu Brent đã tăng khoảng 6% trong khi giá dầu WTI đã tăng 13%.
Ngoài các tác động từ thỏa thuận này, việc gia tăng sản lượng từ các nhà sản xuất đá phiến của Hoa Kỳ và sự phục hồi nhu cầu toàn cầu cũng đã ảnh hưởng đến sự tăng giảm của giá dầu thời gian qua.
Theo Micheal Della Vigna, đồng phụ trách về nghiên cứu chứng khoán Châu Âu của Goldman Sachs nới vơi CNBC rằng giá dầu đã được hỗ trợ khi nguồn cung dầu bị ảnh hưởng bởi cơn bão Harvey ở Mỹ cũng như những căng thẳng về địa chính trị đang gia tăng liên quan đến CHDCND Triều Tiên thời gian qua. Ông nói thêm: "Thông thường, bất kỳ dấu hiệu nào về bất ổn chính trị cũng sẽ có tác động tích cực đến giá dầu Brent”.
Mạnh Đức - Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads