Mỹ đã gia nhập thị trường năng lượng ở châu Âu và xuất khẩu khí hóa lỏng với nỗ lực cạnh tranh thị phần của Nga - nhà cung cấp 35% khí đốt của châu Âu.
Kể từ năm 2016, Mỹ bắt đầu xuất khẩu khí hóa lỏng vào thị trường châu Âu và vào tháng 6/2017, con tàu đầu tiên chở khí đốt Mỹ đã đến Ba Lan.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào số liệu, khí đốt của Nga có phần “thuận lợi hơn”, bởi chi phí vận chuyển vượt qua Đại Tây Dương và quá trình chuyển đổi khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí cho thích hợp với cách sử dụng thông thường khá cao.
Giới quan sát cho rằng Mỹ muốn làm suy yếu vai trò đứng đầu của Nga trong việc cung cấp khí đốt thông qua các biện pháp trừng phạt ảnh hưởng đến dự án “Dòng chảy phương Bắc 2”.
Về cuộc đối đầu về khí đốt giữa Nga và Mỹ trên lãnh thổ châu Âu, đài Sputnik có cuộc trao đổi với Davide Tabarelli, người đứng đầu Nomisma Energia, một công ty độc lập tham gia nghiên cứu về năng lượng và môi trường.
Ông Davide Tabarelli cho biết Nga nhận được nguồn tài chính dồi dào chủ yếu nhờ xuất khẩu khí đốt sang châu Âu. Mỹ muốn cô lập Nga khỏi châu Âu bằng cách cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ, nhưng cho đến nay, tỷ lệ lớn khí nhập khẩu của châu Âu vẫn là do Nga cung cấp.
Cụ thể, Italy tiêu thụ khoảng 450 tỷ m3 khí đốt, 25% trong số đó là từ Nga. Việc giao hàng không bị gián đoạn, cho dù xảy ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Bất chấp các biện pháp trừng phạt và một số khó khăn khác, Nga vẫn là nhà cung cấp chính vì một lý do đơn giản Nga là châu Âu, nước này có vị trí địa lý đắc địa, gần gũi hơn tất cả.
Ngoài ra, Nga cũng như Iran là hai nước đứng đầu về trữ lượng khí tự nhiên. Nga có nguồn tài nguyên thiên nhiên với trữ lượng lớn, bao gồm cả khí đốt, có chi phí sản xuất khí thấp hơn nhiều so với ở Mỹ.
Theo ông Davide Tabarelli, châu Âu sẽ tiếp tục nhập khẩu khí đốt từ Nga, bởi vận chuyển khí đốt từ Mỹ là quá xa và rất tốn kém.
Dầu khí đóng vai trò địa chính trị quan trọng. Ông Davide Tabarelli nhận định năng lượng là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất. Các nguồn năng lượng được bán, mua và vận chuyển bởi những doanh nghiệp khổng lồ ở các quốc gia khác nhau.
Đây luôn là một ngành công nghiệp chiến lược đối với châu Âu bởi không có năng lượng, không có tăng trưởng kinh tế. Năng lượng và chính sách kinh tế tương lai ngày càng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và biến đổi khí hậu.
Trong tương lai, các vấn đề năng lượng sẽ ngày càng gắn liền với chính sách và chiến lược của từng quốc gia./.
Kể từ năm 2016, Mỹ bắt đầu xuất khẩu khí hóa lỏng vào thị trường châu Âu và vào tháng 6/2017, con tàu đầu tiên chở khí đốt Mỹ đã đến Ba Lan.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào số liệu, khí đốt của Nga có phần “thuận lợi hơn”, bởi chi phí vận chuyển vượt qua Đại Tây Dương và quá trình chuyển đổi khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí cho thích hợp với cách sử dụng thông thường khá cao.
Về cuộc đối đầu về khí đốt giữa Nga và Mỹ trên lãnh thổ châu Âu, đài Sputnik có cuộc trao đổi với Davide Tabarelli, người đứng đầu Nomisma Energia, một công ty độc lập tham gia nghiên cứu về năng lượng và môi trường.
Ông Davide Tabarelli cho biết Nga nhận được nguồn tài chính dồi dào chủ yếu nhờ xuất khẩu khí đốt sang châu Âu. Mỹ muốn cô lập Nga khỏi châu Âu bằng cách cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ, nhưng cho đến nay, tỷ lệ lớn khí nhập khẩu của châu Âu vẫn là do Nga cung cấp.
Cụ thể, Italy tiêu thụ khoảng 450 tỷ m3 khí đốt, 25% trong số đó là từ Nga. Việc giao hàng không bị gián đoạn, cho dù xảy ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Bất chấp các biện pháp trừng phạt và một số khó khăn khác, Nga vẫn là nhà cung cấp chính vì một lý do đơn giản Nga là châu Âu, nước này có vị trí địa lý đắc địa, gần gũi hơn tất cả.
Ngoài ra, Nga cũng như Iran là hai nước đứng đầu về trữ lượng khí tự nhiên. Nga có nguồn tài nguyên thiên nhiên với trữ lượng lớn, bao gồm cả khí đốt, có chi phí sản xuất khí thấp hơn nhiều so với ở Mỹ.
Theo ông Davide Tabarelli, châu Âu sẽ tiếp tục nhập khẩu khí đốt từ Nga, bởi vận chuyển khí đốt từ Mỹ là quá xa và rất tốn kém.
Dầu khí đóng vai trò địa chính trị quan trọng. Ông Davide Tabarelli nhận định năng lượng là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất. Các nguồn năng lượng được bán, mua và vận chuyển bởi những doanh nghiệp khổng lồ ở các quốc gia khác nhau.
Đây luôn là một ngành công nghiệp chiến lược đối với châu Âu bởi không có năng lượng, không có tăng trưởng kinh tế. Năng lượng và chính sách kinh tế tương lai ngày càng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và biến đổi khí hậu.
Trong tương lai, các vấn đề năng lượng sẽ ngày càng gắn liền với chính sách và chiến lược của từng quốc gia./.
TTXVN
Relate Threads