Một tín hiệu tích cực hiếm hoi đầu tiên trong suốt một thời gian dài trên thị trường dầu lửa thế giới cuối cùng cũng đã xuất hiện, khi công ty đường ống dẫn dầu quốc gia của Nga là Transneft tuyên bố các mỏ dầu của nước này có thể sẽ cắt giảm lượng dầu khai thác xuống khoảng 6,4% trong năm 2016.
Trong bối cảnh giá dầu thế giới đã sụt xuống mức 27 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 16/1 vừa qua do ảnh hưởng từ việc Iran sẽ quay trở lại thị trường dầu sau khi đã được Mỹ và EU dỡ bỏ các lệnh cấm vận, thì đây quả là một tin tức tốt. Sự cắt giảm sản lượng của Nga có thể khiến giá dầu được vực dậy trở lại. Nhưng, sẽ là sai lầm nếu nghĩ Nga đã bỏ cuộc, điện Kremlin chỉ đơn giản là phát đi thông điệp muốn hợp tác với OPEC để cùng vực dậy giá dầu mà thôi. Nhưng, vẫn còn một trở ngại cho thỏa thuận lịch sử này: nước Mỹ.
Nếu có ai đó nghĩ rằng, Nga đã chấp nhận bỏ cuộc tại cuộc chiến trên thị trường dầu thông qua động thái dự kiến sẽ cắt giảm sản lượng trong năm 2016, thì họ đã nhầm. Nước Nga thông qua lời tuyên bố cắt giảm sản lượng, là muốn chuyển tải một thông điệp với OPEC, thông điệp đó là: "OK, chúng tôi chấp nhận đề xuất trước đây của các ông."
Hồi giữa năm 2015, khi các nước OPEC nhóm họp tại Vienna để bàn kế hoạch cho 1 năm kế tiếp, quốc gia lãnh đạo OPEC là Ả Rập Saudi trước việc giá dầu suy giảm quá mạnh đã chấp nhận xuống nước. Theo đó Saudi đề xuất một kế hoạch trong đó các quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, bao gồm OPEC, Mỹ và Nga, sẽ cùng cắt giảm sản lượng để vực dậy giá dầu, theo một tỷ lệ công bằng để giữ nguyên thị phần khi ấy của các quốc gia trên thị trường thế giới.
Về cơ bản, đề xuất này chỉ có ý nghĩa một lời đề nghị đình chiến, theo đó các cường quốc xuất khẩu dầu giữ nguyên thị phần của mình, và cùng giảm sản lượng để vực dậy giá dầu để tránh tổn thất cho tất cả các bên do giá dầu giảm mạnh. Dĩ nhiên là Mỹ và Nga đã không chấp nhận. Ở thời điểm đó, OPEC đang chịu một sức ép rất lớn do hàng loạt các quốc gia thành viên như Venezuela hay Algeria phản đối chính sách duy trì sản lượng của Ả Rập Saudi do những khó khăn về kinh tế.
Lời đề xuất vào thời điểm đó thực tế chỉ có lợi cho OPEC. Nhưng giờ đây, khi giá dầu đã sụt giảm với một tốc độ kỷ lục, chỉ còn 27 USD/thùng và được dự báo sẽ còn giảm nữa sau khi Iran quay trở lại thị trường dầu, thì tình hình đã thay đổi.
Ở thời điểm hiện tại, cả Nga lẫn Ả Rập Saudi đều đang phải hứng chịu những tác động trầm trọng từ việc giá dầu suy giảm. Nga đã giảm tăng trưởng khoảng 3,8% trong năm 2015 trong đó một phần lớn là do giá dầu; còn trong năm 2016 Nga có thể mất khoảng 38,6 tỷ USD nguồn thu ngân sách do giá dầu, theo bộ trưởng tài chính Anton Siluanov.
Saudi cũng ở trong tình trạng tương tự, khi nước này đã thâm hụt khoảng 13% GDP trong năm 2015, và đang phải thắt lưng buộc bụng đồng thời tăng giá một loạt mặt hàng thiết yếu trong nước như xăng dầu hay thậm chí là nước, để bù đắp lại những khoản thiếu hụt đó. Tiếp tục cuộc chiến khốc liệt và gần như chẳng có dấu hiệu nào cho thấy sắp chấm dứt này là một hành động vô ích với cả hai bên.
Và Nga đã là người chủ động tiếp cận Ả Rập Saudi trước. Lời tuyên bố của Transneft về việc Nga sẽ cắt giảm sản lượng cũng đồng nghĩa với một lời đề nghị hợp tác với Saudi và OPEC. Theo đó cả hai bên sẽ cùng lên kế hoạch cắt giảm sản lượng khai thác và xuất khẩu để vực dậy giá dầu mà không ảnh hưởng đến thị phần của nhau. Theo ước tính, Nga sẽ cắt giảm sản lượng khoảng 6,4% tương đương với 460.000 thùng/ngày; còn OPEC có thể sẽ nhiều hơn khi tổng sản lượng của tổ chức xuất khẩu dầu lửa này đang lên tới khoảng 30 triệu thùng/ngày, gấp 3 lần sản lượng của Nga là khoảng 10 triệu thùng/ngày.
Nếu OPEC cũng cắt giảm khoảng 6% sản lượng thì tổng mức giảm sản lượng của cả Nga và OPEC có thể lên tới gần 2,3 triệu thùng/ngày. Mức giảm sản lượng của cả Nga lẫn OPEC này có thể kéo giá dầu quay trở lại ở một mức giá khá cao, khi tình trạng dư thừa nguồn cung trên thị trường sẽ chấm dứt. Ở thời điểm hiện tại, mức dư thừa nguồn cung trên thị trường thế giới chỉ là khoảng 1,5 triệu thùng/ngày.
Dĩ nhiên, thỏa thuận hợp tác này sẽ không kéo dài lâu, nhưng nó sẽ đem lại cho cả Nga lẫn OPEC một độ nghỉ cần thiết để ổn định lại và giải quyết những khó khăn về kinh tế do giá dầu sụt giảm quá mạnh. Và nó cũng đồng thời đem đến những lợi ích khác cho cả hai bên. Với Nga là sự hồi phục nền kinh tế khi mà các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU vẫn chưa được dỡ bỏ, trong khi Nga lại đang rơi vào cuộc chiến kinh tế với hai nước láng giềng là Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ.
Còn với OPEC là sự gắn kết nội bộ, khi tổ chức này đang rơi vào tình trạng chia rẽ lớn với một bên là các quốc gia phản đối chính sách duy trì sản lượng của Ả Rập Saudi, đứng đầu là Venezuela và Algeria, bên còn lại do Saudi dẫn đầu với UAE và Kuwait, Iraq. Nếu giá dầu được vực dậy, sự chia rẽ này sẽ chấm dứt.
Nhưng, thỏa thuận có vẻ như tốt đẹp với cả Nga lẫn OPEC này đang gặp phải một trở ngại lớn, đó là Mỹ - quốc gia có sản lượng khai thác lớn nhất thế giới là khoảng 13 triệu thùng/ngày. Mỹ gần như không chịu ảnh hưởng gì từ việc giá dầu sụt giảm khi mà sản lượng khai thác của các công ty nước này vẫn tăng mạnh trong thời gian vừa qua, và thực tế là giá dầu giảm sâu lại đang trở thành đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ thông qua việc giảm giá thành vận tải và năng lượng, đồng thời kích thích tiêu dùng. Mỹ chẳng có lý do gì để bắt tay với Nga và OPEC trong việc giảm sản lượng để vực dậy giá dầu cả.
Ở thời điểm hiện tại, nhu cầu dầu của thị trường Mỹ là 18,7 triệu thùng/ngày vẫn cao hơn nhiều so với sản lượng khai thác của nước này là 13 triệu thùng/ngày; lượng dầu khai thác được trong nước vẫn được thị trường Mỹ bao tiêu và thậm chí nước này còn phải nhập khẩu thêm để dùng.
Thậm chí, nếu Nga và OPEC hợp tác để vực dậy giá dầu, đó lại là điều có lợi cho Mỹ. Một khi giá dầu tăng trở lại, các công ty Mỹ sẽ lập tức tăng sản lượng khai thác để kiếm lời, và điều này đồng nghĩa với việc nỗ lực giảm sản lượng để nâng giá dầu của Nga và OPEC trở thành công cốc. Chính vì điều này, nên trừ phi thuyết phục được Mỹ, còn nếu không thì sẽ rất khó có cơ hội để Nga và OPEC bắt tay giảm sản lượng, vì điều này có nghĩa là Nga và OPEC sẽ tự chặt tay mình để Mỹ chiếm thêm thị phần trên thị trường dầu.
Chưa kể, không dễ dàng để thuyết phục được Mỹ. Nếu như ở Nga lẫn Ả Rập Saudi quyền lực được tập trung trong tay các tập đoàn dầu quốc gia như Rosneft hay Aramco, và chính phủ Nga lẫn Saudi dễ dàng tác động vào việc tăng hay giảm sản lượng qua các tập đoàn này; thì ở Mỹ quyền lực lại phân tán trong tay rất nhiều tập đoàn dầu lớn khác nhau. Để Mỹ chấp nhận giảm sản lượng, Nga và Saudi sẽ phải thuyết phục được hết tất cả các tập đoàn này, và rõ ràng đây là việc không phải dễ.
Trong bối cảnh giá dầu thế giới đã sụt xuống mức 27 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 16/1 vừa qua do ảnh hưởng từ việc Iran sẽ quay trở lại thị trường dầu sau khi đã được Mỹ và EU dỡ bỏ các lệnh cấm vận, thì đây quả là một tin tức tốt. Sự cắt giảm sản lượng của Nga có thể khiến giá dầu được vực dậy trở lại. Nhưng, sẽ là sai lầm nếu nghĩ Nga đã bỏ cuộc, điện Kremlin chỉ đơn giản là phát đi thông điệp muốn hợp tác với OPEC để cùng vực dậy giá dầu mà thôi. Nhưng, vẫn còn một trở ngại cho thỏa thuận lịch sử này: nước Mỹ.
Hồi giữa năm 2015, khi các nước OPEC nhóm họp tại Vienna để bàn kế hoạch cho 1 năm kế tiếp, quốc gia lãnh đạo OPEC là Ả Rập Saudi trước việc giá dầu suy giảm quá mạnh đã chấp nhận xuống nước. Theo đó Saudi đề xuất một kế hoạch trong đó các quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, bao gồm OPEC, Mỹ và Nga, sẽ cùng cắt giảm sản lượng để vực dậy giá dầu, theo một tỷ lệ công bằng để giữ nguyên thị phần khi ấy của các quốc gia trên thị trường thế giới.
Về cơ bản, đề xuất này chỉ có ý nghĩa một lời đề nghị đình chiến, theo đó các cường quốc xuất khẩu dầu giữ nguyên thị phần của mình, và cùng giảm sản lượng để vực dậy giá dầu để tránh tổn thất cho tất cả các bên do giá dầu giảm mạnh. Dĩ nhiên là Mỹ và Nga đã không chấp nhận. Ở thời điểm đó, OPEC đang chịu một sức ép rất lớn do hàng loạt các quốc gia thành viên như Venezuela hay Algeria phản đối chính sách duy trì sản lượng của Ả Rập Saudi do những khó khăn về kinh tế.
Lời đề xuất vào thời điểm đó thực tế chỉ có lợi cho OPEC. Nhưng giờ đây, khi giá dầu đã sụt giảm với một tốc độ kỷ lục, chỉ còn 27 USD/thùng và được dự báo sẽ còn giảm nữa sau khi Iran quay trở lại thị trường dầu, thì tình hình đã thay đổi.
Ở thời điểm hiện tại, cả Nga lẫn Ả Rập Saudi đều đang phải hứng chịu những tác động trầm trọng từ việc giá dầu suy giảm. Nga đã giảm tăng trưởng khoảng 3,8% trong năm 2015 trong đó một phần lớn là do giá dầu; còn trong năm 2016 Nga có thể mất khoảng 38,6 tỷ USD nguồn thu ngân sách do giá dầu, theo bộ trưởng tài chính Anton Siluanov.
Saudi cũng ở trong tình trạng tương tự, khi nước này đã thâm hụt khoảng 13% GDP trong năm 2015, và đang phải thắt lưng buộc bụng đồng thời tăng giá một loạt mặt hàng thiết yếu trong nước như xăng dầu hay thậm chí là nước, để bù đắp lại những khoản thiếu hụt đó. Tiếp tục cuộc chiến khốc liệt và gần như chẳng có dấu hiệu nào cho thấy sắp chấm dứt này là một hành động vô ích với cả hai bên.
Và Nga đã là người chủ động tiếp cận Ả Rập Saudi trước. Lời tuyên bố của Transneft về việc Nga sẽ cắt giảm sản lượng cũng đồng nghĩa với một lời đề nghị hợp tác với Saudi và OPEC. Theo đó cả hai bên sẽ cùng lên kế hoạch cắt giảm sản lượng khai thác và xuất khẩu để vực dậy giá dầu mà không ảnh hưởng đến thị phần của nhau. Theo ước tính, Nga sẽ cắt giảm sản lượng khoảng 6,4% tương đương với 460.000 thùng/ngày; còn OPEC có thể sẽ nhiều hơn khi tổng sản lượng của tổ chức xuất khẩu dầu lửa này đang lên tới khoảng 30 triệu thùng/ngày, gấp 3 lần sản lượng của Nga là khoảng 10 triệu thùng/ngày.
Nếu OPEC cũng cắt giảm khoảng 6% sản lượng thì tổng mức giảm sản lượng của cả Nga và OPEC có thể lên tới gần 2,3 triệu thùng/ngày. Mức giảm sản lượng của cả Nga lẫn OPEC này có thể kéo giá dầu quay trở lại ở một mức giá khá cao, khi tình trạng dư thừa nguồn cung trên thị trường sẽ chấm dứt. Ở thời điểm hiện tại, mức dư thừa nguồn cung trên thị trường thế giới chỉ là khoảng 1,5 triệu thùng/ngày.
Dĩ nhiên, thỏa thuận hợp tác này sẽ không kéo dài lâu, nhưng nó sẽ đem lại cho cả Nga lẫn OPEC một độ nghỉ cần thiết để ổn định lại và giải quyết những khó khăn về kinh tế do giá dầu sụt giảm quá mạnh. Và nó cũng đồng thời đem đến những lợi ích khác cho cả hai bên. Với Nga là sự hồi phục nền kinh tế khi mà các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU vẫn chưa được dỡ bỏ, trong khi Nga lại đang rơi vào cuộc chiến kinh tế với hai nước láng giềng là Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ.
Còn với OPEC là sự gắn kết nội bộ, khi tổ chức này đang rơi vào tình trạng chia rẽ lớn với một bên là các quốc gia phản đối chính sách duy trì sản lượng của Ả Rập Saudi, đứng đầu là Venezuela và Algeria, bên còn lại do Saudi dẫn đầu với UAE và Kuwait, Iraq. Nếu giá dầu được vực dậy, sự chia rẽ này sẽ chấm dứt.
Nhưng, thỏa thuận có vẻ như tốt đẹp với cả Nga lẫn OPEC này đang gặp phải một trở ngại lớn, đó là Mỹ - quốc gia có sản lượng khai thác lớn nhất thế giới là khoảng 13 triệu thùng/ngày. Mỹ gần như không chịu ảnh hưởng gì từ việc giá dầu sụt giảm khi mà sản lượng khai thác của các công ty nước này vẫn tăng mạnh trong thời gian vừa qua, và thực tế là giá dầu giảm sâu lại đang trở thành đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ thông qua việc giảm giá thành vận tải và năng lượng, đồng thời kích thích tiêu dùng. Mỹ chẳng có lý do gì để bắt tay với Nga và OPEC trong việc giảm sản lượng để vực dậy giá dầu cả.
Ở thời điểm hiện tại, nhu cầu dầu của thị trường Mỹ là 18,7 triệu thùng/ngày vẫn cao hơn nhiều so với sản lượng khai thác của nước này là 13 triệu thùng/ngày; lượng dầu khai thác được trong nước vẫn được thị trường Mỹ bao tiêu và thậm chí nước này còn phải nhập khẩu thêm để dùng.
Thậm chí, nếu Nga và OPEC hợp tác để vực dậy giá dầu, đó lại là điều có lợi cho Mỹ. Một khi giá dầu tăng trở lại, các công ty Mỹ sẽ lập tức tăng sản lượng khai thác để kiếm lời, và điều này đồng nghĩa với việc nỗ lực giảm sản lượng để nâng giá dầu của Nga và OPEC trở thành công cốc. Chính vì điều này, nên trừ phi thuyết phục được Mỹ, còn nếu không thì sẽ rất khó có cơ hội để Nga và OPEC bắt tay giảm sản lượng, vì điều này có nghĩa là Nga và OPEC sẽ tự chặt tay mình để Mỹ chiếm thêm thị phần trên thị trường dầu.
Chưa kể, không dễ dàng để thuyết phục được Mỹ. Nếu như ở Nga lẫn Ả Rập Saudi quyền lực được tập trung trong tay các tập đoàn dầu quốc gia như Rosneft hay Aramco, và chính phủ Nga lẫn Saudi dễ dàng tác động vào việc tăng hay giảm sản lượng qua các tập đoàn này; thì ở Mỹ quyền lực lại phân tán trong tay rất nhiều tập đoàn dầu lớn khác nhau. Để Mỹ chấp nhận giảm sản lượng, Nga và Saudi sẽ phải thuyết phục được hết tất cả các tập đoàn này, và rõ ràng đây là việc không phải dễ.
Nhàn Đàm (theo Market Watch/CafeF)
Relate Threads