Chuyến thăm Phần Lan sắp tới của Thủ tướng Nga Medvedev sẽ là cơ hội để Nga thúc đẩy Phần Lan hợp tác trong triển khai thực hiện dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” và làm rõ thời hạn triển khai thực hiện dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt này.
Thông tin trên được Phó Thủ tướng kiêm Chánh Văn phòng Thủ tướng Nga Sergey Prikhodko đưa ra trong buổi họp báo mới được tổ chức.
“Chúng tôi sẽ bàn và làm rõ về thời hạn giải quyết vấn đề này”, ông Sergey Prikhodko nhấn mạnh.
Theo Chánh Văn phòng Thủ tướng Nga, dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” phần lớn sẽ chạy qua vùng đặc quyền kinh tế của Phần Lan và Moscow dự định sẽ đưa ra các giải pháp cần thiết cho các vấn đề liên quan đến các tiêu chuẩn sinh thái.
“Chúng tôi cần đến sự ủng hộ chính trị của các đối tác và sự sẵn sàng của họ trong giải quyết các vấn đề liên quan ở Brussels”, ông Sergey Prikhodko nhấn mạnh.
Trước đó, trong chuyến công du đến tỉnh Cheliabinsk ngày 5/12, Tổng thống Nga Putin đã bày tỏ sự tin tưởng đối với quá trình thực hiện dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc 2”.
“Tôi không có bất cứ nghi ngờ nào trong triển khai thực hiện dự án này”, Tổng thống Nga nhấn mạnh.
Dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” đề cập đến việc xây dựng 2 nhánh đường ống dẫn khí đốt với tổng công suất vận chuyển là 55 tỷ mét khối khí đốt/năm. Khí đốt của Nga sẽ được vận chuyển từ bờ biển Nga qua đường ống chạy dưới đáy biển Baltic sang Đức. Chiều dài của tuyến đường ống này là 1.224km.
Các quốc gia tham gia vào dự án này gồm có Nga, Đức, Hà Lan và Pháp. Các đối tác tham gia dự án này đã đạt được thỏa thuận về phân chia cổ phần trong dự án. Tập đoàn Gazprom của Nga sẽ nắm giữ 50% cổ phần và các đối tác khác của châu Âu gồm OMV, BASF (Wintershall), Engie, Shell, Unipersẽ nắm 10% cổ phần mỗi đối tác. Dự án này dự định sẽ được thực hiện song song cùng với dự án “Dòng chảy phương Bắc”.
Dự án này kéo dài do nội bộ châu Âu mâu thuẫn trong việc hợp tác cùng Nga triển khai thực hiện. Trong khi Đức ủng hộ dự án này thì các nước Đông Âu như Ba Lan, Ukraine và trước đó là Bulgaria đã phản đối dự án này. Lý do được các nước Đông Âu đưa ra là dự án này sẽ gây ô nhiễm môi trường và gây nên những thiệt hại đáng kể cho Ukraine khi mất đi vai trò trung chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu.
Một trong các mục đích của Nga khi triển khai thực hiện dự án “Dòng chảy phương Bắc” và “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” là nhằm giảm sự phụ thuộc vào vai trò trung chuyển của Ukraine.
Thông tin trên được Phó Thủ tướng kiêm Chánh Văn phòng Thủ tướng Nga Sergey Prikhodko đưa ra trong buổi họp báo mới được tổ chức.
“Chúng tôi sẽ bàn và làm rõ về thời hạn giải quyết vấn đề này”, ông Sergey Prikhodko nhấn mạnh.
Theo Chánh Văn phòng Thủ tướng Nga, dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” phần lớn sẽ chạy qua vùng đặc quyền kinh tế của Phần Lan và Moscow dự định sẽ đưa ra các giải pháp cần thiết cho các vấn đề liên quan đến các tiêu chuẩn sinh thái.
“Chúng tôi cần đến sự ủng hộ chính trị của các đối tác và sự sẵn sàng của họ trong giải quyết các vấn đề liên quan ở Brussels”, ông Sergey Prikhodko nhấn mạnh.
Trước đó, trong chuyến công du đến tỉnh Cheliabinsk ngày 5/12, Tổng thống Nga Putin đã bày tỏ sự tin tưởng đối với quá trình thực hiện dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc 2”.
“Tôi không có bất cứ nghi ngờ nào trong triển khai thực hiện dự án này”, Tổng thống Nga nhấn mạnh.
Các quốc gia tham gia vào dự án này gồm có Nga, Đức, Hà Lan và Pháp. Các đối tác tham gia dự án này đã đạt được thỏa thuận về phân chia cổ phần trong dự án. Tập đoàn Gazprom của Nga sẽ nắm giữ 50% cổ phần và các đối tác khác của châu Âu gồm OMV, BASF (Wintershall), Engie, Shell, Unipersẽ nắm 10% cổ phần mỗi đối tác. Dự án này dự định sẽ được thực hiện song song cùng với dự án “Dòng chảy phương Bắc”.
Dự án này kéo dài do nội bộ châu Âu mâu thuẫn trong việc hợp tác cùng Nga triển khai thực hiện. Trong khi Đức ủng hộ dự án này thì các nước Đông Âu như Ba Lan, Ukraine và trước đó là Bulgaria đã phản đối dự án này. Lý do được các nước Đông Âu đưa ra là dự án này sẽ gây ô nhiễm môi trường và gây nên những thiệt hại đáng kể cho Ukraine khi mất đi vai trò trung chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu.
Một trong các mục đích của Nga khi triển khai thực hiện dự án “Dòng chảy phương Bắc” và “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” là nhằm giảm sự phụ thuộc vào vai trò trung chuyển của Ukraine.
Đức Dũng - Infonet.vn (lược dịch)
Relate Threads