Theo New York Times, Nga đang sử dụng dầu mỏ như một công cụ nhằm mở rộng ảnh hưởng toàn cầu, và thách thức các lợi ích của Mỹ.
Tuy nhiên, Moscow cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ đến từ việc những khoản vay và hợp đồng với các quốc gia có nền kinh tế rối loạn và tình hình chính trị không ổn định.
Chiến lược này đang đứng trước một thử thách lớn, đó chính là Venezuela. Nga đã “rót” không ít các khoản vay và hợp đồng vào ngành công nghiệp dầu mỏ của quốc gia Nam Mỹ. Đổi lại, Moscow đang có được một lợi thế chiến lược đáng kể ngay trên “sân nhà” của nước Mỹ.
Ông lớn dầu mỏ Nga tìm kiếm cơ hội tại những vùng đất mới
New York Times cho biết, trong tháng Mười, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro đã có chuyến công du đến Nga - được cho là tìm kiếm các khoản trợ giúp tài chính mới, đồng thời bày tỏ lòng cảm kích trước “sự hỗ trợ về cả chính trị và ngoại giao” từ Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Moscow, thông qua tập đoàn dầu khí Nhà nước khổng lồ Rosneft đang nỗ lực gây dựng ảnh hưởng tại những khu vực mà Mỹ đang “lơi lỏng” hoặc chưa có thế lực nào thực sự sở hữu tiếng nói lớn nhất. Ngoài ra, những lệnh trừng phạt của Nga và Châu Âu cũng khiến Rosneft phải tìm kiếm các đối tác và khoản đầu tư mới tại những phần còn lại của thế giới.
Rosneft hiện đang nhắm vào các hợp đồng tại phía đông Địa Trung Hải và Châu Phi – những khu vực được đánh giá là có tầm quan trọng chiến thuật bên cạnh các lợi ích về năng lượng. Sức mạnh kinh tế và chính trị của Nga cũng đang được thể hiện rõ tại miền bắc Iraq thông qua các hợp đồng dầu mỏ và khí gas có giá trị lớn tại vùng lãnh thổ tự trị của người Kurd. Và trong khi căng thẳng giữa Washington và Tehran vẫn đang leo thang, Moscow cũng không ngừng tìm cách nắm quyền kiểm soát các mỏ dầu tại Iran.
Amy Myers Jaffe, một chuyên gia về an ninh năng lượng tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại nhận định, Rosneft đang “cố gắng tạo ra các cơ hội cực kỳ có giá trị xét về góc độ địa chính trị”.
Rosneft với 50% vốn sở hữu Nhà nước được điều hành bởi cựu Phó Thủ tướng Nga Igor I. Sechin, một đồng minh thân cận của Tổng thống Putin. Sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea 3 năm trước, nền kinh tế Nga và cả Rosneft đã phải đối mặt với hàng loạt lệnh trừng phạt từ Mỹ và Châu Âu.
Kể từ đó, Exxon Mobil và các công ty dầu khí phương Tây đã ngăn cản việc sử dụng công nghệ để giúp Rosneft phát triển các vùng nước sâu, mỏ dầu, mỏ gas tại Bắc Cực. Điều này đã buộc Rosneft phải đi xa hơn để tìm các mỏ dầu mới.
Nga mở rộng ảnh hưởng ngay trên sân nhà của Mỹ?
Ván bài lớn nhất của Rosneft cho tới thời điểm này là Venezuela. Trong vòng 3 năm qua, Nga và Rosneft đã hỗ trợ tài chính cho Caracas 10 tỷ USD, góp phần không nhỏ giúp nước này “đứng vững” trước sức ép của khoản nợ lên tới 150 tỷ USD.
Nga cũng đã “vượt mặt” Trung Quốc để trở thành “ngân hàng” lớn nhất của Venezuela. Khi Tổng thống Hugo Chávez còn đương chức, Trung Quốc cho Venezuela vay 10 tỷ USD để sử dụng trong những dự án trả lại bằng dầu. Tuy nhiên, Trung Quốc đã ngừng cấp các khoản vay mới một cách lặng lẽ - tạo cơ hội cho Nga thế chỗ.
Năm ngoái, để đổi lại khoản vay 1,5 tỷ USD, Rosneft đã nhận về 49,9% cổ phần của Citgo - một chi nhánh lọc dầu tại Mỹ của Tập đoàn dầu khí Nhà nước Venezuela (PDVSA). Tập đoàn này đã sử dụng số tiền vay được để chi trả nợ và duy trì sản xuất dầu.
Hợp đồng trên đã vấp phải sự phản đối của Quốc hội Mỹ khi một số Nghị sỹ cảnh báo, việc Nga nắm giữ Citgo sẽ đe dọa đến an ninh quốc gia Mỹ. Citgo hiện đảm nhận 4% khả năng lọc dầu của nước Mỹ và sở hữu một mạng lưới các mỏ dầu, đường ống rộng lớn. Và Caracas vẫn rất phụ thuộc vào thị trường Mỹ bởi vì hầu như không có nhà máy lọc dầu nào bên ngoài nước Mỹ có thể xử lý được số lượng lớn loại dầu thô chất lượng thấp từ Venezueala.
Tuy nhiên, New York Times nhận định, các khoản đầu tư của Nga có thể sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Các mỏ dầu của Venezuela đã hoạt động nhiều năm mà không được sửa chữa. Nhiều công ty dịch vụ liên quan tới dầu đã ngừng hoạt động do không được trả tiền. Trong khi đó, lệnh trừng phạt mới từ Mỹ đã cấm các khoản giao dịch dài hạn với PDVSA hoặc các khoản đầu tư từ các khoản nợ mới của chính phủ. Điều này đã khiến cuộc khủng hoảng tài chính của Venezuela ngày càng khó khăn.
“Nga là quốc gia duy nhất có thể giúp Venezuela sống sót qua năm nay,” Francisco J. Monaldi – một nhà phân tích chính sách năng lượng tại Đại học Rice nói. “Trung Quốc có khả năng nhưng không muốn làm điều đó, và đây là lý do tại sao Venezuela lại cần sự trợ giúp của Nga đến vậy. Không còn cách nào khác.”
Venezuela hiện là nguồn cung cấp dầu thô lớn thứ hai cho Rosneft, chỉ đứng sau Nga. Mỗi ngày Rosneft bán lại khoảng 225.000 thùng dầu Venezuela, tương đương 13% xuất khẩu của quốc gia Nam Mỹ.
Trong tương lai gần, sẽ có thêm nhiều dầu Venezuela đổ vào Nga. Rosneft đang thương lượng với Tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela để đổi số cổ phần tại Citgo thành cổ phần ở các mỏ dầu. Đây là một biện pháp giúp giảm giá dầu và tránh các rắc rối liên quan đến lệnh trừng phạt và pháp luật với Washington.
“Rõ ràng các hợp đồng này có một yếu tố địa chính trị,” Helima Croft, người đứng đầu bộ phận Chiến lược hàng hóa tại RBC Capital Markets, nhận định. “Rosneft có được dầu giá rẻ từ Venezuela, nhưng nó có mở rộng ảnh hưởng của Vladimir Putin tại đây hay không? Câu trả lời là Có.”
Nhân rộng mô hình Venezuela trên khắp thế giới
Mô hình Venezuela cũng đang được Rosneft thực hiện tại Trung Đông – nơi nước Nga đang ủng hộ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, liên minh với Iran, bắt tay với một Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng rời xa Mỹ và phương Tây…
Tại miền bắc Iraq, mặc dù Nga công khai phản đối việc người Kurd tuyên bố độc lập, nhưng trong tháng này, Rosneft vẫn ký kết một hợp đồng trị giá 400 triệu USD với chính quyền khu vực người Kurd về quyền thăm dò dầu khí.
Năm ngoái, Nga đã đầu tư hơn 4 tỷ USD vào các mỏ dầu tại Kurdistan. Trong khi các công ty dầu khí phương Tây giảm đầu tư tại đây, Rosneft hiện cũng là người mua dầu mỏ lớn nhất cho người Kurd.
“Việc Nga có ảnh hưởng đối với nền chính trị của người Kurd cũng đem lại lợi ích tại Syria, và cũng có tác dụng như một đòn phản lực lên Thổ Nhĩ Kỳ,” David L. Goldwyn, từng là một nhà ngoại giao năng lượng hàng đầu của Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama, cho biết.
Cũng không thể không nhắc đến những nỗ lực nhắm đến các mỏ dầu tại Iran của Rosneft, bất chấp việc Tổng thống Putin vẫn đang tìm kiếm các hợp đồng mới từ Arab Saudi – một đối thủ lâu đời của Tehran.
Tuy nhiên, Moscow cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ đến từ việc những khoản vay và hợp đồng với các quốc gia có nền kinh tế rối loạn và tình hình chính trị không ổn định.
Ông lớn dầu mỏ Nga tìm kiếm cơ hội tại những vùng đất mới
New York Times cho biết, trong tháng Mười, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro đã có chuyến công du đến Nga - được cho là tìm kiếm các khoản trợ giúp tài chính mới, đồng thời bày tỏ lòng cảm kích trước “sự hỗ trợ về cả chính trị và ngoại giao” từ Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Moscow, thông qua tập đoàn dầu khí Nhà nước khổng lồ Rosneft đang nỗ lực gây dựng ảnh hưởng tại những khu vực mà Mỹ đang “lơi lỏng” hoặc chưa có thế lực nào thực sự sở hữu tiếng nói lớn nhất. Ngoài ra, những lệnh trừng phạt của Nga và Châu Âu cũng khiến Rosneft phải tìm kiếm các đối tác và khoản đầu tư mới tại những phần còn lại của thế giới.
Rosneft hiện đang nhắm vào các hợp đồng tại phía đông Địa Trung Hải và Châu Phi – những khu vực được đánh giá là có tầm quan trọng chiến thuật bên cạnh các lợi ích về năng lượng. Sức mạnh kinh tế và chính trị của Nga cũng đang được thể hiện rõ tại miền bắc Iraq thông qua các hợp đồng dầu mỏ và khí gas có giá trị lớn tại vùng lãnh thổ tự trị của người Kurd. Và trong khi căng thẳng giữa Washington và Tehran vẫn đang leo thang, Moscow cũng không ngừng tìm cách nắm quyền kiểm soát các mỏ dầu tại Iran.
Amy Myers Jaffe, một chuyên gia về an ninh năng lượng tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại nhận định, Rosneft đang “cố gắng tạo ra các cơ hội cực kỳ có giá trị xét về góc độ địa chính trị”.
Rosneft với 50% vốn sở hữu Nhà nước được điều hành bởi cựu Phó Thủ tướng Nga Igor I. Sechin, một đồng minh thân cận của Tổng thống Putin. Sau sự kiện Nga sáp nhập Crimea 3 năm trước, nền kinh tế Nga và cả Rosneft đã phải đối mặt với hàng loạt lệnh trừng phạt từ Mỹ và Châu Âu.
Kể từ đó, Exxon Mobil và các công ty dầu khí phương Tây đã ngăn cản việc sử dụng công nghệ để giúp Rosneft phát triển các vùng nước sâu, mỏ dầu, mỏ gas tại Bắc Cực. Điều này đã buộc Rosneft phải đi xa hơn để tìm các mỏ dầu mới.
Nga mở rộng ảnh hưởng ngay trên sân nhà của Mỹ?
Ván bài lớn nhất của Rosneft cho tới thời điểm này là Venezuela. Trong vòng 3 năm qua, Nga và Rosneft đã hỗ trợ tài chính cho Caracas 10 tỷ USD, góp phần không nhỏ giúp nước này “đứng vững” trước sức ép của khoản nợ lên tới 150 tỷ USD.
Nga cũng đã “vượt mặt” Trung Quốc để trở thành “ngân hàng” lớn nhất của Venezuela. Khi Tổng thống Hugo Chávez còn đương chức, Trung Quốc cho Venezuela vay 10 tỷ USD để sử dụng trong những dự án trả lại bằng dầu. Tuy nhiên, Trung Quốc đã ngừng cấp các khoản vay mới một cách lặng lẽ - tạo cơ hội cho Nga thế chỗ.
Năm ngoái, để đổi lại khoản vay 1,5 tỷ USD, Rosneft đã nhận về 49,9% cổ phần của Citgo - một chi nhánh lọc dầu tại Mỹ của Tập đoàn dầu khí Nhà nước Venezuela (PDVSA). Tập đoàn này đã sử dụng số tiền vay được để chi trả nợ và duy trì sản xuất dầu.
Hợp đồng trên đã vấp phải sự phản đối của Quốc hội Mỹ khi một số Nghị sỹ cảnh báo, việc Nga nắm giữ Citgo sẽ đe dọa đến an ninh quốc gia Mỹ. Citgo hiện đảm nhận 4% khả năng lọc dầu của nước Mỹ và sở hữu một mạng lưới các mỏ dầu, đường ống rộng lớn. Và Caracas vẫn rất phụ thuộc vào thị trường Mỹ bởi vì hầu như không có nhà máy lọc dầu nào bên ngoài nước Mỹ có thể xử lý được số lượng lớn loại dầu thô chất lượng thấp từ Venezueala.
Tuy nhiên, New York Times nhận định, các khoản đầu tư của Nga có thể sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Các mỏ dầu của Venezuela đã hoạt động nhiều năm mà không được sửa chữa. Nhiều công ty dịch vụ liên quan tới dầu đã ngừng hoạt động do không được trả tiền. Trong khi đó, lệnh trừng phạt mới từ Mỹ đã cấm các khoản giao dịch dài hạn với PDVSA hoặc các khoản đầu tư từ các khoản nợ mới của chính phủ. Điều này đã khiến cuộc khủng hoảng tài chính của Venezuela ngày càng khó khăn.
“Nga là quốc gia duy nhất có thể giúp Venezuela sống sót qua năm nay,” Francisco J. Monaldi – một nhà phân tích chính sách năng lượng tại Đại học Rice nói. “Trung Quốc có khả năng nhưng không muốn làm điều đó, và đây là lý do tại sao Venezuela lại cần sự trợ giúp của Nga đến vậy. Không còn cách nào khác.”
Venezuela hiện là nguồn cung cấp dầu thô lớn thứ hai cho Rosneft, chỉ đứng sau Nga. Mỗi ngày Rosneft bán lại khoảng 225.000 thùng dầu Venezuela, tương đương 13% xuất khẩu của quốc gia Nam Mỹ.
Trong tương lai gần, sẽ có thêm nhiều dầu Venezuela đổ vào Nga. Rosneft đang thương lượng với Tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela để đổi số cổ phần tại Citgo thành cổ phần ở các mỏ dầu. Đây là một biện pháp giúp giảm giá dầu và tránh các rắc rối liên quan đến lệnh trừng phạt và pháp luật với Washington.
“Rõ ràng các hợp đồng này có một yếu tố địa chính trị,” Helima Croft, người đứng đầu bộ phận Chiến lược hàng hóa tại RBC Capital Markets, nhận định. “Rosneft có được dầu giá rẻ từ Venezuela, nhưng nó có mở rộng ảnh hưởng của Vladimir Putin tại đây hay không? Câu trả lời là Có.”
Nhân rộng mô hình Venezuela trên khắp thế giới
Mô hình Venezuela cũng đang được Rosneft thực hiện tại Trung Đông – nơi nước Nga đang ủng hộ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, liên minh với Iran, bắt tay với một Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng rời xa Mỹ và phương Tây…
Tại miền bắc Iraq, mặc dù Nga công khai phản đối việc người Kurd tuyên bố độc lập, nhưng trong tháng này, Rosneft vẫn ký kết một hợp đồng trị giá 400 triệu USD với chính quyền khu vực người Kurd về quyền thăm dò dầu khí.
Năm ngoái, Nga đã đầu tư hơn 4 tỷ USD vào các mỏ dầu tại Kurdistan. Trong khi các công ty dầu khí phương Tây giảm đầu tư tại đây, Rosneft hiện cũng là người mua dầu mỏ lớn nhất cho người Kurd.
“Việc Nga có ảnh hưởng đối với nền chính trị của người Kurd cũng đem lại lợi ích tại Syria, và cũng có tác dụng như một đòn phản lực lên Thổ Nhĩ Kỳ,” David L. Goldwyn, từng là một nhà ngoại giao năng lượng hàng đầu của Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama, cho biết.
Cũng không thể không nhắc đến những nỗ lực nhắm đến các mỏ dầu tại Iran của Rosneft, bất chấp việc Tổng thống Putin vẫn đang tìm kiếm các hợp đồng mới từ Arab Saudi – một đối thủ lâu đời của Tehran.
(Theo NY Times)
Relate Threads