Nga vượt qua Saudia Arabia thành nhà cung cấp dầu thô hàng đầu cho Trung Quốc trong tháng 12, tháng thứ 4 trong năm 2015 do nhu cầu mạnh từ các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc. Các nhà máy lọc dầu này thích dầu lưu huỳnh cao từ Viễn Đông hơn là từ Trung Đông.
Nga đã tăng cường vị trí của mình ở châu Á bằng cách cung cấp thêm gần 25% lượng dầu thô sang khu vực này trong năm 2015, thay đổi cán cân quyền lực tại một trong những điểm sáng ít ỏi ở thị trường toàn cầu.
Trung Quốc là một trong những mục tiêu hàng đầu đối với dầu thô Nga sau khi các nhà máy dầu nhỏ, độc lập giành được quyền nhập khẩu dầu thô lần đầu tiên chỉ trong vài tháng trước và ráo riết bắt đầu đặt hàng từ cuối năm ngoái.
Một quan chức tại Bắc Kinh cho biết liên quan tới thị trường dầu Trung Đông “những nhà máy mới này đang vội vàng sử dụng hạn ngạch mới. Nhưng về mặt hậu cần họ không được trang bị để mua các lô hàng lớn hơn từ Trung Đông hay Tây Phi”. “Các lô hàng của Nga, như ESPO, phù hợp với họ”.
Nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga trong tháng 12 đạt mức kỷ lục 4,81 triệu tấn hay 1,13 triệu thùng/ngày, tăng 29% so với một năm trước, theo số liệu hải quan Trung Quốc.
Nhập khẩu từ Saudi Arabia, nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, đã giảm 1,2% trong tháng 12 năm ngoái ở mức 1,05 triệu thung/ngày.
Wendy Yong tại công ty tư vấn FGE cho biết “đây không phải hoàn toàn bất ngờ rằng Nga đã vượt qua Saudi Arabia để trở thành nhà cung cấp dầu thô lớn nhất sang Trung Quốc một lần nữa. Điều này được thúc đẩy một phần bởi nhu cầu lớn hơn từ các nhà máy độc lập”.
Nga đã vượt qua hầu hết các nhà cung cấp hàng đầu năm ngoái trong việc tăng cường doanh số bán sang Trung Quốc, với khối lượng tăng 28% hay gần 186.000 thùng/ngày so với năm 2014, một phần do tăng doanh số qua đường ống ESPO và cũng qua đường sắt.
Số liệu đó so với tăng trưởng 1,8% của Saudi Arabia năm ngoái và 12,3% tăng trưởng của Iraq.
Là nhà cung cấp lớn thứ hai của Trung Quốc trong năm ngoái, Nga có thể tiếp tục thu hẹp khoảng cách với Saudi trong năm 2016, do nhu cầu được dự kiến tăng từ các nhà máy lọc dầu độc lập, các nhà máy này cùng nhau giành hạn ngạch 1,45 triệu thùng/ngày hay khoảng 20% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc.
Trung Quốc, khách hàng dầu thô lớn nhất của Iran, đã mua ít hơn 12% dầu thô từ nước này trong tháng 12 so với một năm trước, xuống 530.600 thùng/ngày, mang tổng nhập khẩu năm nay giảm 3,1% so với năm 2014, theo số liệu của Tổng cụ Hải quan.
Nhập khẩu dầu thô từ Iran trong năm 2015 giảm 3,1%, xuống trung bình khoảng 532.300 thùng/ngày, phần lớn do thiếu điện tại một trong số các khách hàng thường xuyên của Iran, một nhà sản xuất hóa dầu tư nhân đã bị buộc đóng cửa nhà máy của họ sau một đám cháy trong tháng 4 để kiểm tra an toàn.
Iran đã gia hạn các hợp đồng hàng năm với hai khách hàng hàng đầu Trung Quốc – tập đoàn Sinopec và Zhuhai Zhenrong – với khối lượng ổn định trong năm 2016 và đang bàn luận tăng cường xuất khẩu với các khách hàng tiềm năng tại Trung Quốc.
Sinopec, nhà máy lọc dầu hàng đầu châu Á, và tập đoàn nhà nước Zhuhai Zhenrong cùng nhau ký hợp đồng tăng khoảng 505.000 thùng/ngày dầu thô Iran trong năm 2016, khoảng một nửa tổng xuất khẩu hiện nay của nước cộng hòa Hồi giáo này.
Nga đã tăng cường vị trí của mình ở châu Á bằng cách cung cấp thêm gần 25% lượng dầu thô sang khu vực này trong năm 2015, thay đổi cán cân quyền lực tại một trong những điểm sáng ít ỏi ở thị trường toàn cầu.
Trung Quốc là một trong những mục tiêu hàng đầu đối với dầu thô Nga sau khi các nhà máy dầu nhỏ, độc lập giành được quyền nhập khẩu dầu thô lần đầu tiên chỉ trong vài tháng trước và ráo riết bắt đầu đặt hàng từ cuối năm ngoái.
Một quan chức tại Bắc Kinh cho biết liên quan tới thị trường dầu Trung Đông “những nhà máy mới này đang vội vàng sử dụng hạn ngạch mới. Nhưng về mặt hậu cần họ không được trang bị để mua các lô hàng lớn hơn từ Trung Đông hay Tây Phi”. “Các lô hàng của Nga, như ESPO, phù hợp với họ”.
Nhập khẩu từ Saudi Arabia, nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, đã giảm 1,2% trong tháng 12 năm ngoái ở mức 1,05 triệu thung/ngày.
Wendy Yong tại công ty tư vấn FGE cho biết “đây không phải hoàn toàn bất ngờ rằng Nga đã vượt qua Saudi Arabia để trở thành nhà cung cấp dầu thô lớn nhất sang Trung Quốc một lần nữa. Điều này được thúc đẩy một phần bởi nhu cầu lớn hơn từ các nhà máy độc lập”.
Nga đã vượt qua hầu hết các nhà cung cấp hàng đầu năm ngoái trong việc tăng cường doanh số bán sang Trung Quốc, với khối lượng tăng 28% hay gần 186.000 thùng/ngày so với năm 2014, một phần do tăng doanh số qua đường ống ESPO và cũng qua đường sắt.
Số liệu đó so với tăng trưởng 1,8% của Saudi Arabia năm ngoái và 12,3% tăng trưởng của Iraq.
Là nhà cung cấp lớn thứ hai của Trung Quốc trong năm ngoái, Nga có thể tiếp tục thu hẹp khoảng cách với Saudi trong năm 2016, do nhu cầu được dự kiến tăng từ các nhà máy lọc dầu độc lập, các nhà máy này cùng nhau giành hạn ngạch 1,45 triệu thùng/ngày hay khoảng 20% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc.
Trung Quốc, khách hàng dầu thô lớn nhất của Iran, đã mua ít hơn 12% dầu thô từ nước này trong tháng 12 so với một năm trước, xuống 530.600 thùng/ngày, mang tổng nhập khẩu năm nay giảm 3,1% so với năm 2014, theo số liệu của Tổng cụ Hải quan.
Nhập khẩu dầu thô từ Iran trong năm 2015 giảm 3,1%, xuống trung bình khoảng 532.300 thùng/ngày, phần lớn do thiếu điện tại một trong số các khách hàng thường xuyên của Iran, một nhà sản xuất hóa dầu tư nhân đã bị buộc đóng cửa nhà máy của họ sau một đám cháy trong tháng 4 để kiểm tra an toàn.
Iran đã gia hạn các hợp đồng hàng năm với hai khách hàng hàng đầu Trung Quốc – tập đoàn Sinopec và Zhuhai Zhenrong – với khối lượng ổn định trong năm 2016 và đang bàn luận tăng cường xuất khẩu với các khách hàng tiềm năng tại Trung Quốc.
Sinopec, nhà máy lọc dầu hàng đầu châu Á, và tập đoàn nhà nước Zhuhai Zhenrong cùng nhau ký hợp đồng tăng khoảng 505.000 thùng/ngày dầu thô Iran trong năm 2016, khoảng một nửa tổng xuất khẩu hiện nay của nước cộng hòa Hồi giáo này.
Nguồn: Phòng Thông tin kinh tế quốc tế - VITIC/Reuters
Relate Threads