Công ty TNHH MTV Lọc dầu Bình Sơn (BSR) đã đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2017 là 1.682 tỷ đồng, thấp xa so với 5.007 tỷ đồng của năm 2016.
Doanh thu giảm, lợi nhuận tăng
BSR – đơn vị quản lý Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã khiến nhiều người ngạc nhiên vì mục tiêu lợi nhuận của năm 2017 được lên kế hoạch ở mức thấp, với 1.682 tỷ đồng trước thuế, kém khoảng 3 lần so với con số đạt được trong năm 2016.
Tuy nhiên, nhìn vào hoạt động của BSR giai đoạn 2013 - 2016 cũng thấy có sự đặc biệt khi doanh thu giảm mạnh, nhưng lợi nhuận lại tăng và ở mức cao.
Cần nói thêm rằng, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất mà BSR quản lý cho tới gần cuối năm 2017 vẫn sẽ là nhà máy lọc dầu duy nhất đi vào hoạt động thương mại tại Việt Nam. Để Nhà máy có đủ khả năng thu hồi khoản tiền đầu tư ban đầu, nhiều chính sách ưu đãi đã được xây dựng.
Đơn cử, cơ chế thu điều tiết, cho BSR được hưởng mức thuế nhập khẩu tương đương mức 3-5% và 7% với các sản phẩm hoá dầu – LPG và xăng dầu do Nhà máy sản xuất ra khi bán hàng.
Năm 2013, tổng doanh thu của BSR đạt 154.321 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 2.971 tỷ đồng thì tới năm 2015, con số tương ứng là 96.097 tỷ đồng và 6.372 tỷ đồng; tới năm 2016 là 75.184 tỷ đồng và 5.007 tỷ đồng.
Điều nữa là, số tiền mà BSR nộp ngân sách nhà nước cũng giảm mạnh từ năm 2013 đến năm 2016, từ 28.422 tỷ đồng xuống còn 12.410 tỷ đồng.
Tại Hội nghị tổng kết Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) hồi tháng 1/2017, ông Trần Ngọc Nguyên, Tổng giám đốc BSR cho hay, năm 2016 đầy thách thức với BSR do thuế có sự chênh lệch. Cụ thể, BSR tuy sản xuất ra xăng dầu tại Việt Nam nhưng vẫn phải chịu tính theo mức thuế suất thuế nhập khẩu, thậm chí cao hơn 10% so với xăng dầu nhập khẩu.
BSR cũng từng lo lỗ nặng do chênh lệch thuế suất, khiến các đầu mối xăng dầu nhập khẩu chuyển sang mua xăng dầu ngoại, dẫn tới nguy cơ BSR bị ế xăng, không có chỗ chứa, khiến nhà máy khó hoạt động bình thường.
Với Quyết định 1725/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hồi đầu tháng 9/2016, BSR đã có cơ hội cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường và các đầu mối đã quay lại mua hàng.
Bởi vậy, tới ngày 9/11/2016, BSR đã hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch sản lượng sản xuất, về đích sớm tới 52 ngày so với kế hoạch sản lượng. Doanh thu thực tế của năm 2016 cũng vượt 7% kế hoạch. Đáng chú ý là mức lợi nhuận sau thuế của BSR đạt 2.286 tỷ đồng, bằng 285% kế hoạch.
Đánh giá của PVN về hoạt động của BSR cho hay, lợi nhuận của BSR vượt 2,8 lần so với kế hoạch năm là do khoảng cách giữa giá xăng dầu thành phẩm và giá dầu.
Năm 2017, BSR đặt kế hoạch sản lượng thấp hơn năm 2016 là bởi sẽ tiến hành bảo dưỡng tổng thể lần thứ 3 với thời gian từ ngày 3/6 đến 5/7/2017.
Dẫu vậy, ông Nguyên cũng nhấn mạnh, mục tiêu được đặt ra là sẽ hoàn tất sớm hơn 5-7 ngày. Ngoài ra, sau khi bảo dưỡng, Nhà máy có thể nâng mức hoạt động lên vượt công suất thiết kế từ 15% đến 20%.
Hoàn tất cổ phần hoá
BSR nằm trong danh sách 106 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ khi tiến hành cổ phần hoá theo Quyết định 58/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2017 cũng là thời điểm được BSR lên kế hoạch hoàn tất công tác cổ phần hoá doanh nghiệp. PVN hiện đã phê duyệt kết quả lựa đơn vị tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp và phương án cổ phần hoá, với việc chọn liên danh Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BSC) và Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA thực hiện các công việc này.
Vào cuối tháng 12/2016, kết quả xác định giá trị doanh nghiệp đã được hoàn thiện và phương án cổ phần hoá dự kiến sẽ được trình ra trong tháng 3/2017.
Tuy nhiên, việc công bố chính thức giá trị doanh nghiệp và phương án cổ phần này còn phụ thuộc vào Kiểm toán Nhà nước và Bộ Công thương với quy trình mới nhằm tránh thất thoát vốn nhà nước khi tiến hành cổ phần hoá.
Song song với quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp, BSR cũng đang tiến hành triển khai Dự án mở rộng nâng cấp Nhà máy Lọc dầu Dung Quất từ công suất 6,5 triệu tấn lên 8,5 triệu tấn/năm, tương đương 192.000 thùng dầu/ngày. Tổng vốn cho Dự án khoảng 1,82 tỷ USD.
Như vậy, để thực hiện được Dự án đầu tư nâng cấp và mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, câu chuyện cổ phần hoá thành công sẽ có ý nghĩa không hề nhỏ.
Tuy nhiên, vấn đề này chắc chắn sẽ không dễ, bởi đến nay, BSR chưa tìm được đối tác chiến lược đến từ nước ngoài, sẵn sàng mua tới 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp và tham gia mở rộng, nâng cấp Nhà máy hiện có.
Doanh thu giảm, lợi nhuận tăng
BSR – đơn vị quản lý Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã khiến nhiều người ngạc nhiên vì mục tiêu lợi nhuận của năm 2017 được lên kế hoạch ở mức thấp, với 1.682 tỷ đồng trước thuế, kém khoảng 3 lần so với con số đạt được trong năm 2016.
Tuy nhiên, nhìn vào hoạt động của BSR giai đoạn 2013 - 2016 cũng thấy có sự đặc biệt khi doanh thu giảm mạnh, nhưng lợi nhuận lại tăng và ở mức cao.
Đơn cử, cơ chế thu điều tiết, cho BSR được hưởng mức thuế nhập khẩu tương đương mức 3-5% và 7% với các sản phẩm hoá dầu – LPG và xăng dầu do Nhà máy sản xuất ra khi bán hàng.
Năm 2013, tổng doanh thu của BSR đạt 154.321 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 2.971 tỷ đồng thì tới năm 2015, con số tương ứng là 96.097 tỷ đồng và 6.372 tỷ đồng; tới năm 2016 là 75.184 tỷ đồng và 5.007 tỷ đồng.
Điều nữa là, số tiền mà BSR nộp ngân sách nhà nước cũng giảm mạnh từ năm 2013 đến năm 2016, từ 28.422 tỷ đồng xuống còn 12.410 tỷ đồng.
Tại Hội nghị tổng kết Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) hồi tháng 1/2017, ông Trần Ngọc Nguyên, Tổng giám đốc BSR cho hay, năm 2016 đầy thách thức với BSR do thuế có sự chênh lệch. Cụ thể, BSR tuy sản xuất ra xăng dầu tại Việt Nam nhưng vẫn phải chịu tính theo mức thuế suất thuế nhập khẩu, thậm chí cao hơn 10% so với xăng dầu nhập khẩu.
BSR cũng từng lo lỗ nặng do chênh lệch thuế suất, khiến các đầu mối xăng dầu nhập khẩu chuyển sang mua xăng dầu ngoại, dẫn tới nguy cơ BSR bị ế xăng, không có chỗ chứa, khiến nhà máy khó hoạt động bình thường.
Với Quyết định 1725/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hồi đầu tháng 9/2016, BSR đã có cơ hội cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường và các đầu mối đã quay lại mua hàng.
Bởi vậy, tới ngày 9/11/2016, BSR đã hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch sản lượng sản xuất, về đích sớm tới 52 ngày so với kế hoạch sản lượng. Doanh thu thực tế của năm 2016 cũng vượt 7% kế hoạch. Đáng chú ý là mức lợi nhuận sau thuế của BSR đạt 2.286 tỷ đồng, bằng 285% kế hoạch.
Đánh giá của PVN về hoạt động của BSR cho hay, lợi nhuận của BSR vượt 2,8 lần so với kế hoạch năm là do khoảng cách giữa giá xăng dầu thành phẩm và giá dầu.
Năm 2017, BSR đặt kế hoạch sản lượng thấp hơn năm 2016 là bởi sẽ tiến hành bảo dưỡng tổng thể lần thứ 3 với thời gian từ ngày 3/6 đến 5/7/2017.
Dẫu vậy, ông Nguyên cũng nhấn mạnh, mục tiêu được đặt ra là sẽ hoàn tất sớm hơn 5-7 ngày. Ngoài ra, sau khi bảo dưỡng, Nhà máy có thể nâng mức hoạt động lên vượt công suất thiết kế từ 15% đến 20%.
Hoàn tất cổ phần hoá
BSR nằm trong danh sách 106 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ khi tiến hành cổ phần hoá theo Quyết định 58/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2017 cũng là thời điểm được BSR lên kế hoạch hoàn tất công tác cổ phần hoá doanh nghiệp. PVN hiện đã phê duyệt kết quả lựa đơn vị tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp và phương án cổ phần hoá, với việc chọn liên danh Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BSC) và Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY ACA thực hiện các công việc này.
Vào cuối tháng 12/2016, kết quả xác định giá trị doanh nghiệp đã được hoàn thiện và phương án cổ phần hoá dự kiến sẽ được trình ra trong tháng 3/2017.
Tuy nhiên, việc công bố chính thức giá trị doanh nghiệp và phương án cổ phần này còn phụ thuộc vào Kiểm toán Nhà nước và Bộ Công thương với quy trình mới nhằm tránh thất thoát vốn nhà nước khi tiến hành cổ phần hoá.
Song song với quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp, BSR cũng đang tiến hành triển khai Dự án mở rộng nâng cấp Nhà máy Lọc dầu Dung Quất từ công suất 6,5 triệu tấn lên 8,5 triệu tấn/năm, tương đương 192.000 thùng dầu/ngày. Tổng vốn cho Dự án khoảng 1,82 tỷ USD.
Như vậy, để thực hiện được Dự án đầu tư nâng cấp và mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, câu chuyện cổ phần hoá thành công sẽ có ý nghĩa không hề nhỏ.
Tuy nhiên, vấn đề này chắc chắn sẽ không dễ, bởi đến nay, BSR chưa tìm được đối tác chiến lược đến từ nước ngoài, sẵn sàng mua tới 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp và tham gia mở rộng, nâng cấp Nhà máy hiện có.
Thanh Hương - Báo Đầu tư
Relate Threads