Truyền thông Iran ngày 13/3 cho biết Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc dự kiến sẽ cung cấp các gói tín dụng nhằm hỗ trợ Iran thúc đẩy các dự án hóa dầu và viễn thông.
Theo một thỏa thuận được ký kết mới đây giữa ngân hàng này và ngân hàng Tejarat của Iran, định chế tài chính của Trung Quốc sẽ đảm bảo tài chính cho những dự án do các công ty Trung Quốc và Iran cùng triển khai. Ngoài năng lượng và viễn thông, các lĩnh vực khác như chế tạo ôtô cũng sẽ được hưởng lợi từ thỏa thuận này.
Trước đó, nhân chuyến thăm Tehran của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 1/2016, Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc đã ký với Bộ Giao thông Đường bộ và Phát triển Đô thị Iran một thỏa thuận hợp tác, theo đó đối tác Trung Quốc sẽ cấp khoảng 4 tỷ USD cho dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối thủ đô Tehran với thành phố Mashhad thuộc tỉnh Đông Bắc Khorasan Razavi của Iran.
Trung Quốc hiện còn nợ Iran hơn 20 tỷ USD tiền mua dầu mỏ. Số tiền này đã bị "đóng băng" tại các ngân hàng nước ngoài vì các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Iran khiến Trung Quốc không thể chuyển tiền cho Iran. Hai nước đã đạt được thỏa thuận giải quyết một phần số tiền bị phong tỏa này, theo đó Trung Quốc sẽ cung cấp vốn cho các dự án hóa dầu của Iran.
Trong một diễn biến khác, Chánh văn phòng Phủ Tổng thống Iran Mohammad Nahavandian cho biết các quan chức nước này đang trong quá trình đàm phán với các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế để cấp lại chỉ số đánh giá tín nhiệm đầy đủ cho Iran. Đây là điều kiện cần thiết có thể giúp Iran trở lại bản đồ thương mại và đầu tư toàn cầu.
Với hơn 80 triệu dân, tổng sản phẩm quốc nội trên 400 tỷ USD và vốn hóa thị trường có quy mô 170 tỷ USD, Iran hiện là nền kinh tế lớn thứ hai ở khu vực Trung Đông. Việc Mỹ và phương Tây bãi bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran đang tạo nhiều cơ hội lớn cho nước này thúc đẩy kinh tế và hội nhập trở lại nền kinh tế thế giới./.
Theo một thỏa thuận được ký kết mới đây giữa ngân hàng này và ngân hàng Tejarat của Iran, định chế tài chính của Trung Quốc sẽ đảm bảo tài chính cho những dự án do các công ty Trung Quốc và Iran cùng triển khai. Ngoài năng lượng và viễn thông, các lĩnh vực khác như chế tạo ôtô cũng sẽ được hưởng lợi từ thỏa thuận này.
Trước đó, nhân chuyến thăm Tehran của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 1/2016, Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc đã ký với Bộ Giao thông Đường bộ và Phát triển Đô thị Iran một thỏa thuận hợp tác, theo đó đối tác Trung Quốc sẽ cấp khoảng 4 tỷ USD cho dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối thủ đô Tehran với thành phố Mashhad thuộc tỉnh Đông Bắc Khorasan Razavi của Iran.
Trung Quốc hiện còn nợ Iran hơn 20 tỷ USD tiền mua dầu mỏ. Số tiền này đã bị "đóng băng" tại các ngân hàng nước ngoài vì các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Iran khiến Trung Quốc không thể chuyển tiền cho Iran. Hai nước đã đạt được thỏa thuận giải quyết một phần số tiền bị phong tỏa này, theo đó Trung Quốc sẽ cung cấp vốn cho các dự án hóa dầu của Iran.
Với hơn 80 triệu dân, tổng sản phẩm quốc nội trên 400 tỷ USD và vốn hóa thị trường có quy mô 170 tỷ USD, Iran hiện là nền kinh tế lớn thứ hai ở khu vực Trung Đông. Việc Mỹ và phương Tây bãi bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran đang tạo nhiều cơ hội lớn cho nước này thúc đẩy kinh tế và hội nhập trở lại nền kinh tế thế giới./.
Theo: TTXVN / Vietnam+
Relate Threads