Nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) từ giữa năm 2014 đến nay bị tác động rất mạnh bởi giá dầu. Làm thế nào để cân đối NSNN hàng năm không phải phụ thuộc sự “đỏng đảnh” của thị trường dầu mỏ thế giới là câu hỏi được phóng viên Báo Đầu tư đặt ra với PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý giá (Bộ Tài chính).
Giá dầu luôn là một ẩn số làm “đau đầu” các tổ chức tài chính và chuyên gia kinh tế quốc tế khi đưa ra dự báo. Ông dự báo thế nào về diễn biến giá dầu trong thời gian tới?
Tôi không thể dự báo được giá dầu, mà chỉ có thể dự báo xu hướng của giá dầu. Theo tôi, giá dầu xuống 10-20 USD/thùng khó có khả năng xảy ra, vì với dầu đá phiến, giá thành khai thác khoảng 40 USD/thùng; với dầu mỏ, giá thành khai thác cũng vào khoảng 20-30 USD/thùng. Nếu giá dầu xuống mức này, càng khai thác càng lỗ thì doanh nghiệp khai thác dầu sẽ đóng mỏ.
Tuy nhiên, trong tương lai gần, giá dầu vẫn giao dịch ở mức thấp vì các nước thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng với Nga, Mỹ sẵn sàng chịu lỗ để giữ thị phần, trong khi cầu chưa có dầu hiệu tăng trở lại, vì các nước sử dụng nhiều xăng dầu như Trung Quốc, Nhật Bản chưa thấy có sự phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Với xu hướng giá dầu như ông dự báo, xem ra cân đối NSNN rất căng thẳng?
Năm 2015, Quốc hội thông qua dự toán giá dầu 100 USD/thùng, thực ra chỉ bán được với giá 55 USD/thùng. Năm 2016, Quốc hội thông qua dự toán giá dầu 60 USD/thùng, nhưng trong tháng 1/2016, giá dầu trên thị trường thế giới giảm 15 - 20% so với tháng 12/2015. Sang đến tháng 2/2016, giá dầu giao dịch bình quân trên thị trường thế giới chỉ đạt 29,79 USD/thùng, giảm 6% so với tháng 1/2016 và giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm 2015. Trong khi đó, cứ mỗi thùng dầu giảm 1 USD, thì NSNN giảm thu 1.000 tỷ đồng và giảm thu khoảng 1.000 tỷ đồng nữa từ các khoản thuế, phí, lệ phí đánh vào xăng dầu thành phẩm.
Năm nào Quốc hội cũng thông qua dự toán giá dầu để tính cân đối ngân sách, nhưng giá dầu là một ẩn số khiến cân đối ngân sách như Bộ trưởng Bộ Tài chính nói là “đang đi trên dây”. Thưa ông, làm thế nào để cân đối ngân sách hết bấp bênh?
Theo tôi, nếu Quốc hội vẫn thông qua dự toán giá dầu thì phải đưa ra nhiều phương án, ít nhất là 3 phương án. Hoặc bỏ khoản thu từ dầu thô ra khỏi cân đối NSNN đưa vào một quỹ riêng, nếu thu được nhiều thì chi nhiều, thu ít chi ít và chỉ chi khoản này cho đầu tư cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, trả nợ, giảm huy động vốn cho đầu tư phát triển. Còn ngân sách dự toán thu được bao nhiêu, cân đối cho các khoản chi có tính chất bắt buộc như chi thường xuyên, chi sự nghiệp kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng… Chỉ có như vậy, cân đối NSNN mới không phải “đi trên dây”, không bị động.
Trong bối cảnh giá dầu rất thấp, nhiều người cho rằng, nên tính đến việc giảm khai thác, thậm chí là đóng mỏ. Quan điểm của ông thế nào?
Vấn đề giảm khai thác thậm chí đóng cửa mỏ theo tôi được biết đã được tính đến cách đây khoảng 1 năm, nhưng cuối cùng thì năm 2015, sản lượng khai thác lại tăng thêm gần 2 triệu tấn dầu, chắc là để bù đắp cho trượt giá. Đây là bài toán phi kinh tế, phi thị trường. Vì vậy, theo tôi, các bộ, ngành cần phải rà soát lại, nếu thấy mỏ nào khai thác kém hiệu quả, đặc biệt là càng khai thác càng lỗ, thì có thể tạm đóng cửa vì nguồn tài nguyên này là hữu hạn.
Ông có cho rằng, giá dầu lao dốc là cơ hội để tái cơ cấu ngành khai thác dầu mỏ và đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài?
Tôi đánh giá rất cao việc Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN) nhân cơ hội này tập trung tái cơ cấu, như giảm nhân công trực tiếp khai thác, tăng thời gian làm việc đối với lao động trực tiếp khai thác, tổ chức lại các phòng ban, giảm các chuyến bay qua lại giữa đất liền và các mỏ… để tiết giảm tối đa chi phí. PVN cũng có kế hoạch giảm sản lượng khai thác đối với các mỏ hiệu quả thấp để hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh. Sau PVN, các doanh nghiệp khai thác dầu thô khác cũng tiến hành tái cơ cấu theo hướng này.
Bên cạnh đó, PVN vẫn tiếp tục thực hiện Chiến lược Đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài đến năm 2025 và định hướng đến 2035. Giá dầu giảm là cơ hội để PVN đầu tư ra nước ngoài, nhưng chỉ đầu tư nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò theo kiểu “xí phần” và chờ đợi khi giá dầu tăng trở lại sẽ đầu tư để khai thác. Đây là hướng đi đúng, PVN biết tìm ra cơ hội trong khó khăn khi giá dầu giảm.
Giá dầu luôn là một ẩn số làm “đau đầu” các tổ chức tài chính và chuyên gia kinh tế quốc tế khi đưa ra dự báo. Ông dự báo thế nào về diễn biến giá dầu trong thời gian tới?
Tôi không thể dự báo được giá dầu, mà chỉ có thể dự báo xu hướng của giá dầu. Theo tôi, giá dầu xuống 10-20 USD/thùng khó có khả năng xảy ra, vì với dầu đá phiến, giá thành khai thác khoảng 40 USD/thùng; với dầu mỏ, giá thành khai thác cũng vào khoảng 20-30 USD/thùng. Nếu giá dầu xuống mức này, càng khai thác càng lỗ thì doanh nghiệp khai thác dầu sẽ đóng mỏ.
Với xu hướng giá dầu như ông dự báo, xem ra cân đối NSNN rất căng thẳng?
Năm 2015, Quốc hội thông qua dự toán giá dầu 100 USD/thùng, thực ra chỉ bán được với giá 55 USD/thùng. Năm 2016, Quốc hội thông qua dự toán giá dầu 60 USD/thùng, nhưng trong tháng 1/2016, giá dầu trên thị trường thế giới giảm 15 - 20% so với tháng 12/2015. Sang đến tháng 2/2016, giá dầu giao dịch bình quân trên thị trường thế giới chỉ đạt 29,79 USD/thùng, giảm 6% so với tháng 1/2016 và giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm 2015. Trong khi đó, cứ mỗi thùng dầu giảm 1 USD, thì NSNN giảm thu 1.000 tỷ đồng và giảm thu khoảng 1.000 tỷ đồng nữa từ các khoản thuế, phí, lệ phí đánh vào xăng dầu thành phẩm.
Năm nào Quốc hội cũng thông qua dự toán giá dầu để tính cân đối ngân sách, nhưng giá dầu là một ẩn số khiến cân đối ngân sách như Bộ trưởng Bộ Tài chính nói là “đang đi trên dây”. Thưa ông, làm thế nào để cân đối ngân sách hết bấp bênh?
Theo tôi, nếu Quốc hội vẫn thông qua dự toán giá dầu thì phải đưa ra nhiều phương án, ít nhất là 3 phương án. Hoặc bỏ khoản thu từ dầu thô ra khỏi cân đối NSNN đưa vào một quỹ riêng, nếu thu được nhiều thì chi nhiều, thu ít chi ít và chỉ chi khoản này cho đầu tư cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, trả nợ, giảm huy động vốn cho đầu tư phát triển. Còn ngân sách dự toán thu được bao nhiêu, cân đối cho các khoản chi có tính chất bắt buộc như chi thường xuyên, chi sự nghiệp kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng… Chỉ có như vậy, cân đối NSNN mới không phải “đi trên dây”, không bị động.
Trong bối cảnh giá dầu rất thấp, nhiều người cho rằng, nên tính đến việc giảm khai thác, thậm chí là đóng mỏ. Quan điểm của ông thế nào?
Vấn đề giảm khai thác thậm chí đóng cửa mỏ theo tôi được biết đã được tính đến cách đây khoảng 1 năm, nhưng cuối cùng thì năm 2015, sản lượng khai thác lại tăng thêm gần 2 triệu tấn dầu, chắc là để bù đắp cho trượt giá. Đây là bài toán phi kinh tế, phi thị trường. Vì vậy, theo tôi, các bộ, ngành cần phải rà soát lại, nếu thấy mỏ nào khai thác kém hiệu quả, đặc biệt là càng khai thác càng lỗ, thì có thể tạm đóng cửa vì nguồn tài nguyên này là hữu hạn.
Ông có cho rằng, giá dầu lao dốc là cơ hội để tái cơ cấu ngành khai thác dầu mỏ và đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài?
Tôi đánh giá rất cao việc Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN) nhân cơ hội này tập trung tái cơ cấu, như giảm nhân công trực tiếp khai thác, tăng thời gian làm việc đối với lao động trực tiếp khai thác, tổ chức lại các phòng ban, giảm các chuyến bay qua lại giữa đất liền và các mỏ… để tiết giảm tối đa chi phí. PVN cũng có kế hoạch giảm sản lượng khai thác đối với các mỏ hiệu quả thấp để hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh. Sau PVN, các doanh nghiệp khai thác dầu thô khác cũng tiến hành tái cơ cấu theo hướng này.
Bên cạnh đó, PVN vẫn tiếp tục thực hiện Chiến lược Đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài đến năm 2025 và định hướng đến 2035. Giá dầu giảm là cơ hội để PVN đầu tư ra nước ngoài, nhưng chỉ đầu tư nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò theo kiểu “xí phần” và chờ đợi khi giá dầu tăng trở lại sẽ đầu tư để khai thác. Đây là hướng đi đúng, PVN biết tìm ra cơ hội trong khó khăn khi giá dầu giảm.
Mạnh Bôn - Báo Đầu tư
Relate Threads