Những diễn biến của giá dầu trên thị trường thế giới đang trở thành nguyên nhân chính khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài chùn bước trước các dự án dầu khí đã và đang triển khai tại Việt Nam. Năm 2015 vừa qua, dư luận chứng kiến hàng loạt sự “chia tay” của các “đại gia” nước ngoài đối với các dự án dầu khí, song, giới chuyên gia cho rằng, thực trạng này không quá lo ngại!
Hàng loạt đại gia rút vốn
Theo báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), do ảnh hưởng của giá dầu thế giới, nhiều dự án lọc hóa dầu đang đối diện với những khó khăn nhất định. Minh chứng rõ nhất cho sự ảnh hưởng đó chính là hàng loạt các dự án dầu khí mà các nhà đầu tư nước ngoài rậm rịch xây dựng tại Việt Nam bỗng dưng chững lại. Hầu hết các ông lớn đều đang tìm cách trì hoãn, thậm chí là xin rút hẳn khỏi Việt Nam. Cụ thể, hồi trung tuần tháng 6/2015, Chevron - tập đoàn dầu khí đa quốc gia của Mỹ đã chính thức chuyển giao toàn bộ cổ phần và quyền điều hành trong 3 công ty liên doanh dầu khí tại Việt Nam cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Đó là liên doanh thăm dò khí Chevron Việt Nam (Block B), liên doanh Chevron Việt Nam (Block 52) và liên doanh Chevron Southwest Vietnam Pipeline. Cũng trong khoảng thời gian giữa năm 2015, ONGC Videsh (OVL) một tập đoàn dầu khí đến từ Ấn Độ cũng đã chấm dứt thăm dò hai lô dầu khí ở nước ngoài, trong đó có lô 128 ngoài khơi của Phan Thiết.
Không chỉ Chevron hay OVL liên tiếp xin ngừng các dự án dầu khí ở Việt Nam, hàng loạt các “đại gia” nước ngoài khác cũng đang có những động thái nhằm chấm dứt việc đầu tư vốn vào các dự án lọc hóa dầu tại Việt Nam. Trong đó phải kể đến Tập đoàn dầu khí quốc gia Qatar - một trong bốn nhà đầu tư của dự án Lọc hoá dầu Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) có tổng mức đầu tư 4,5 tỉ đô la đã chính thức xin rút khỏi dự án.
Dự án Lọc hoá dầu Long Sơn, sau 8 năm cấp phép nhưng đến nay vẫn “dậm chân tại chỗ” và đang có nguy cơ tiếp tục gặp khó khăn khi mà một trong những đại gia lớn có ý định đầu tư đã không còn mặn mà trong việc đầu tư vào dự án. Long Sơn muốn có thể tiếp tục triển khai thì phải tìm được đối tác mới, song ở thời điểm này, tìm kiếm một đối tác có đủ năng lực tham gia không đơn giản.
Còn đối với dự án lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), sau hơn hai năm thực hiện đàm phán và đi đến ký thỏa thuận, ký kết, đến thời điểm này cũng… “xôi hỏng bỏng không” khi Tập đoàn Gazprom Neft (GPN - Nga) vừa mới có thông báo chính thức rằng: Sẽ không chuyển nhượng 49% cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Không đáng ngại
Đánh giá về thực trạng “giữa đường bỏ cuộc chơi” của các đại gia ngoại quốc đối với các dự án dầu khí đã được kỳ vọng từ nhiều năm nay, giới chuyên gia kinh tế lý giải, nguyên nhân chính là do giá dầu khí trên thị trường thế giới sụt giảm liên tục và giảm sâu, có thể nói là sụt xuống mức thấp nhất trong vòng hơn một thập kỷ qua. Sự sụt giảm này khiến các nhà đầu tư ngoại quốc – những nhà kinh doanh sành sỏi – chắc chắn không nhìn thấy lợi nhuận gì nếu như vẫn tiếp tục theo đuổi các dự án dầu khí. Và do đó, việc rút chân sớm ra khỏi một tương lai mờ mịt có lẽ là điều khôn ngoan.
Điều này không chỉ diễn ra ở Việt Nam, tại nhiều quốc gia khác cũng có tình trạng tương tự. Một con số thống kê cho hay, từ tháng 10/2015 trở lại đây, riêng tại nước Mỹ, số lượng giàn khoan đã giảm tới 60% vì lý do giá dầu khí sụt giảm, nhiều tập đoàn dầu khí tại nước này buộc phải ngưng hoạt động và tìm phương hướng tái cơ cấu.
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng Bộ môn Quản trị Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính), việc các DN nước ngoài rút vốn khỏi các dự án lọc hóa dầu ở Việt Nam thời gian qua chắc chắn có những điểm bất lợi đối với nền kinh tế nước nhà. Bởi khi dừng dự án, nguồn vốn FDI đổ vào ngành dầu khí nói riêng, vào nền kinh tế nói chung sẽ sụt giảm. Điều này tất yếu gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của toàn ngành dầu khí cũng như sự tăng trưởng của cả nền kinh tế.
Ngoài nguyên nhân do giá dầu thế giới giảm sâu, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng, quy hoạch ngành dầu khí hiện nay cũng đang là một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư thiếu niềm tin rằng các dự án của họ có thể phát huy hiệu quả. “Chính bởi vậy, nhiều nhà đầu tư nước ngoài có ý định xây dựng dự án ở Việt Nam khi nhìn thấy quy hoạch quá chung chung, thiếu tính toán đã thay đổi quyết định không đầu tư xây dựng dự án ở Việt Nam nữa” – PGS. TS Thịnh phân tích.
Tuy nhiên, đây không phải là một điều tệ đối với nền kinh tế nước nhà. Thậm chí, theo nhận định của Giáo sư Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sự rút lui này của các ông lớn ngoại quốc lại ít nhiều mang lại những điểm lợi cho nền kinh tế.
GS Nguyễn Mại phân tích, một dự án lọc hóa dầu có thể “ngốn” đến hàng trăm ha đất nhưng cơ hội mang lại có được bao nhiêu cho lực lượng lao động của Việt Nam? Trong khi đó thử nhìn một nhà máy điện tử Samsung, chỉ sử dụng hơn 60 ha song đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động của Việt Nam. Đó còn chưa kể đến sự ảnh hưởng về môi trường mà các dự án lọc hóa dầu có thể gây ra mà chúng ta khó có thể lường trước được.
“Trong khi không mang lại lợi nhuận lớn, lại gây ra những ảnh hưởng cho môi trường, thì việc mở thêm các dự án lọc hóa dầu mới không phải là điều nên làm. Chúng ta cần hướng đến những lĩnh vực thu hút các nhà đầu tư công nghệ cao, thân thiện môi trường và cơ hội đang mở ra ở phía trước khi hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do đã và đang được ký kết” – GS Mại chia sẻ.
Hàng loạt đại gia rút vốn
Theo báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), do ảnh hưởng của giá dầu thế giới, nhiều dự án lọc hóa dầu đang đối diện với những khó khăn nhất định. Minh chứng rõ nhất cho sự ảnh hưởng đó chính là hàng loạt các dự án dầu khí mà các nhà đầu tư nước ngoài rậm rịch xây dựng tại Việt Nam bỗng dưng chững lại. Hầu hết các ông lớn đều đang tìm cách trì hoãn, thậm chí là xin rút hẳn khỏi Việt Nam. Cụ thể, hồi trung tuần tháng 6/2015, Chevron - tập đoàn dầu khí đa quốc gia của Mỹ đã chính thức chuyển giao toàn bộ cổ phần và quyền điều hành trong 3 công ty liên doanh dầu khí tại Việt Nam cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Đó là liên doanh thăm dò khí Chevron Việt Nam (Block B), liên doanh Chevron Việt Nam (Block 52) và liên doanh Chevron Southwest Vietnam Pipeline. Cũng trong khoảng thời gian giữa năm 2015, ONGC Videsh (OVL) một tập đoàn dầu khí đến từ Ấn Độ cũng đã chấm dứt thăm dò hai lô dầu khí ở nước ngoài, trong đó có lô 128 ngoài khơi của Phan Thiết.
Không chỉ Chevron hay OVL liên tiếp xin ngừng các dự án dầu khí ở Việt Nam, hàng loạt các “đại gia” nước ngoài khác cũng đang có những động thái nhằm chấm dứt việc đầu tư vốn vào các dự án lọc hóa dầu tại Việt Nam. Trong đó phải kể đến Tập đoàn dầu khí quốc gia Qatar - một trong bốn nhà đầu tư của dự án Lọc hoá dầu Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) có tổng mức đầu tư 4,5 tỉ đô la đã chính thức xin rút khỏi dự án.
Dự án Lọc hoá dầu Long Sơn, sau 8 năm cấp phép nhưng đến nay vẫn “dậm chân tại chỗ” và đang có nguy cơ tiếp tục gặp khó khăn khi mà một trong những đại gia lớn có ý định đầu tư đã không còn mặn mà trong việc đầu tư vào dự án. Long Sơn muốn có thể tiếp tục triển khai thì phải tìm được đối tác mới, song ở thời điểm này, tìm kiếm một đối tác có đủ năng lực tham gia không đơn giản.
Không đáng ngại
Đánh giá về thực trạng “giữa đường bỏ cuộc chơi” của các đại gia ngoại quốc đối với các dự án dầu khí đã được kỳ vọng từ nhiều năm nay, giới chuyên gia kinh tế lý giải, nguyên nhân chính là do giá dầu khí trên thị trường thế giới sụt giảm liên tục và giảm sâu, có thể nói là sụt xuống mức thấp nhất trong vòng hơn một thập kỷ qua. Sự sụt giảm này khiến các nhà đầu tư ngoại quốc – những nhà kinh doanh sành sỏi – chắc chắn không nhìn thấy lợi nhuận gì nếu như vẫn tiếp tục theo đuổi các dự án dầu khí. Và do đó, việc rút chân sớm ra khỏi một tương lai mờ mịt có lẽ là điều khôn ngoan.
Điều này không chỉ diễn ra ở Việt Nam, tại nhiều quốc gia khác cũng có tình trạng tương tự. Một con số thống kê cho hay, từ tháng 10/2015 trở lại đây, riêng tại nước Mỹ, số lượng giàn khoan đã giảm tới 60% vì lý do giá dầu khí sụt giảm, nhiều tập đoàn dầu khí tại nước này buộc phải ngưng hoạt động và tìm phương hướng tái cơ cấu.
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng Bộ môn Quản trị Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính), việc các DN nước ngoài rút vốn khỏi các dự án lọc hóa dầu ở Việt Nam thời gian qua chắc chắn có những điểm bất lợi đối với nền kinh tế nước nhà. Bởi khi dừng dự án, nguồn vốn FDI đổ vào ngành dầu khí nói riêng, vào nền kinh tế nói chung sẽ sụt giảm. Điều này tất yếu gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của toàn ngành dầu khí cũng như sự tăng trưởng của cả nền kinh tế.
Ngoài nguyên nhân do giá dầu thế giới giảm sâu, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng, quy hoạch ngành dầu khí hiện nay cũng đang là một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư thiếu niềm tin rằng các dự án của họ có thể phát huy hiệu quả. “Chính bởi vậy, nhiều nhà đầu tư nước ngoài có ý định xây dựng dự án ở Việt Nam khi nhìn thấy quy hoạch quá chung chung, thiếu tính toán đã thay đổi quyết định không đầu tư xây dựng dự án ở Việt Nam nữa” – PGS. TS Thịnh phân tích.
Tuy nhiên, đây không phải là một điều tệ đối với nền kinh tế nước nhà. Thậm chí, theo nhận định của Giáo sư Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sự rút lui này của các ông lớn ngoại quốc lại ít nhiều mang lại những điểm lợi cho nền kinh tế.
GS Nguyễn Mại phân tích, một dự án lọc hóa dầu có thể “ngốn” đến hàng trăm ha đất nhưng cơ hội mang lại có được bao nhiêu cho lực lượng lao động của Việt Nam? Trong khi đó thử nhìn một nhà máy điện tử Samsung, chỉ sử dụng hơn 60 ha song đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động của Việt Nam. Đó còn chưa kể đến sự ảnh hưởng về môi trường mà các dự án lọc hóa dầu có thể gây ra mà chúng ta khó có thể lường trước được.
“Trong khi không mang lại lợi nhuận lớn, lại gây ra những ảnh hưởng cho môi trường, thì việc mở thêm các dự án lọc hóa dầu mới không phải là điều nên làm. Chúng ta cần hướng đến những lĩnh vực thu hút các nhà đầu tư công nghệ cao, thân thiện môi trường và cơ hội đang mở ra ở phía trước khi hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do đã và đang được ký kết” – GS Mại chia sẻ.
Minh Phương - Báo Đại Đoàn Kết
Relate Threads