Goldman Sachs dự đoán ngành công nghiệp dầu thô của Mỹ đang trở lại thời kỳ thiếu lao động trầm trọng khi Mỹ đẩy mạnh sản xuất dầu thô.
Trước đó, ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ đã tạo ra 233.000 công việc giai đoạn 2009 – 2014. Tuy nhiên, đầu năm 2015, khủng hoảng giá dầu giảm hơn 50% so với thời điểm trước đó đã khiến 170.000 lao động bị sa thải để bảo đảm chi phí duy trì ngành.
Tình hình có nhiều dấu hiệu tích cực kể từ tháng 2/2016 khi giá dầu diễn biến theo chiều tăng, cán cân cung – cầu ngày một tiệm cận. Theo EIA công bố, số lượng giàn khoan của Mỹ đã tăng thêm 6 đơn vị, lên tổng 357 giàn tính đến ngày 15/7. Điều này cho thấy Mỹ đã sẵn sàng trở lại trên đường đua dầu mỏ với mức giá như hiện tại, bất chấp tình trạng dư cung, khiến các nhà phân tích e ngại nguy cơ thiếu nhân lực trong ngành.
Trong một báo cáo gần đây, Goldman Sachs dự đoán từ nay đến cuối năm 2018, ngành dầu mỏ sẽ cần thêm khoảng 80.000 – 100.000 công nhân hỗ trợ hoạt động khoan và các công việc hậu cần khác. Trong đó, trung bình một giàn khoan cần 120 - 150 nhân viên.
Ngân hàng này cũng ước tính số lượng giàn khoan của Mỹ sẽ tiếp tục tăng lên đến con số 700 để đủ phục vụ sản xuất cung cấp sản lượng cho các thị trường lớn trong và ngoài khu vực.
Đồng quan điểm, Jeff Bush, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng Công ty gas và dầu khí CSI cho rằng “tình trạng thiếu lao động đang đến gần”, đặc biệt là những công nhân có kinh nghiệm về kỹ thuật hỗ trợ sản xuất.
Trước đó, trong thời kỳ suy thoái giá dầu mỏ, hàng trăm nghìn công nhân đã mất việc. Trong số đó, nhiều người đã thích nghi với công việc mới trong ngành xây dựng với mức lương thấp hơn. Theo thống kê của Goldman Sachs ngành dầu khí trả lương cao hơn 63% so với ngành xây dựng và cao hơn 83% so với các ngành khác trong cả nước.
Mới đây, Mỹ đã công bố số liệu cho thấy thị trường lao động đang khởi sắc khi tạo ra 287.000 việc làm mới trong tháng Sáu. Với mức lương cao và những hỗ trợ từ thị trường lao động, Goldman Sachs dự đoán ngành dầu khí không gặp nhiều khó khăn tỏng việc tuyển dụng công nhân.
Trước đó, ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ đã tạo ra 233.000 công việc giai đoạn 2009 – 2014. Tuy nhiên, đầu năm 2015, khủng hoảng giá dầu giảm hơn 50% so với thời điểm trước đó đã khiến 170.000 lao động bị sa thải để bảo đảm chi phí duy trì ngành.
Tình hình có nhiều dấu hiệu tích cực kể từ tháng 2/2016 khi giá dầu diễn biến theo chiều tăng, cán cân cung – cầu ngày một tiệm cận. Theo EIA công bố, số lượng giàn khoan của Mỹ đã tăng thêm 6 đơn vị, lên tổng 357 giàn tính đến ngày 15/7. Điều này cho thấy Mỹ đã sẵn sàng trở lại trên đường đua dầu mỏ với mức giá như hiện tại, bất chấp tình trạng dư cung, khiến các nhà phân tích e ngại nguy cơ thiếu nhân lực trong ngành.
Ngân hàng này cũng ước tính số lượng giàn khoan của Mỹ sẽ tiếp tục tăng lên đến con số 700 để đủ phục vụ sản xuất cung cấp sản lượng cho các thị trường lớn trong và ngoài khu vực.
Đồng quan điểm, Jeff Bush, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng Công ty gas và dầu khí CSI cho rằng “tình trạng thiếu lao động đang đến gần”, đặc biệt là những công nhân có kinh nghiệm về kỹ thuật hỗ trợ sản xuất.
Trước đó, trong thời kỳ suy thoái giá dầu mỏ, hàng trăm nghìn công nhân đã mất việc. Trong số đó, nhiều người đã thích nghi với công việc mới trong ngành xây dựng với mức lương thấp hơn. Theo thống kê của Goldman Sachs ngành dầu khí trả lương cao hơn 63% so với ngành xây dựng và cao hơn 83% so với các ngành khác trong cả nước.
Mới đây, Mỹ đã công bố số liệu cho thấy thị trường lao động đang khởi sắc khi tạo ra 287.000 việc làm mới trong tháng Sáu. Với mức lương cao và những hỗ trợ từ thị trường lao động, Goldman Sachs dự đoán ngành dầu khí không gặp nhiều khó khăn tỏng việc tuyển dụng công nhân.
Khang Khang (Theo CNN)
Relate Threads