Đối với nhiều nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ, mức giá 40 USD/thùng có thể là mức giá hợp lý mới để tăng cường khai thác thêm.
Cách đây chưa đầy 1 năm, nhiều công ty khai thác dầu đá phiến đã nói rằng họ cần giá dầu ở trên mức 60 USD/thùng để có thể tăng cường sản xuất thêm.
Tuy nhiên, giờ đây nhiều công ty cho biết họ đã tìm ra được giải pháp nhằm chấp nhận mức giá dầu thấp hơn để tăng cường sản xuất thêm dầu.
Nhận định trên cho thấy sự phục hồi đáng kể của ngành dầu đá phiến Mỹ sau đợt biến động giá dầu thời kỳ qua, đồng thời gửi lời cảnh báo đến các đối thủ trên thị trường dầu mỏ.
Việc các hãng sản xuất dầu đá phiến Mỹ có thể khai thác thêm với mức giá thấp hơn nhiều khả năng sẽ khiến giá dầu sẽ còn thấp trong thời gian dài nữa.
Hãng khai thác dầu đá phiến Continental Resources cho biết sẽ tăng cường đầu tư khai thác thêm nếu giá dầu thô WTI Mỹ tăng lên gần 40 USD/thùng. Nếu điều này xảy ra, sản lượng sản xuất của hãng trong năm 2017 sẽ tăng thêm 10% sau đầu tư.
Trong khi đó, tập đoàn Rival Whiting Petroleum ở Bắc Dakota cho biết họ sẽ dừng khai thác các mỏ mới từ cuối tháng 3/2016 nhưng sẽ xem xét hoạt động tiếp một số mỏ nếu giá dầu chạm 40-45 USD/thùng.
Mức giá trên thấp hơn rất nhiều so với tuyên bố chỉ mở rộng khai thác nếu giá dầu đạt 70 USD/thùng vào năm trước.
Những tuyên bố trên cho thấy các công ty dầu đá phiến Mỹ đã biết cách giảm đáng kể chi phí cũng như tăng hiệu quả hoạt động của các giàn khoan trước tình hình giá dầu đi xuống và đây là một thông tin không hề tốt đối với Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Theo hãng tin CNBC, việc các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ cắt giảm sản lượng đã kiềm chế phần nào đà giảm giá mạnh của dầu mỏ. Tuy nhiên, sự kiềm chế này là có giới hạn nếu giá dầu tăng trở lại, khiến các công ty khai thác tiếp tục đầu tư khoan dầu đá phiến.
Trên thị trường kỳ hạn, giá dầu giao năm 2017 được rao ở mức 45 USD/thùng.
Tình trạng giá dầu có mức giảm mạnh nhất kể từ thập niên 80 đã khiến nhiều công ty sản xuất dầu đá phiến phải lao đao, nhưng yếu tố này cũng thúc đẩy hàng loạt doanh nghiệp tăng cường tiết kiệm chi phí và nghiên cứu những công nghệ mới để tăng hiệu suất khai thác.
Hãng Hess Corp, chiếm 1/15 sản lượng tại miền Bắc Dakota-Mỹ cho biết đã cắt giảm được 28% chi phí khai thác trong năm ngoái.
Mới đây, các nhà sản xuất dầu lớn trên thế giới là Nga và OPEC đã có cuộc thảo luận về việc giữu nguyên sản lượng nhằm thúc đẩy giá dầu tăng trở lại.
Một yếu tố nữa khiến ngành sản xuất dầu đá phiến có cơ hội lần thứ 2 là các mỏ khai thác dở. Chi phí cho những mỏ này thấp hơn việc khoan những mỏ mới. Hiện vùng Bắc Dakota có khoảng 945 mỏ như vậy.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng việc khai thác những mỏ dở này chỉ khiến sản lượng tăng trong một thời gian ngắn. Về dài hạn, các công ty vẫn cần đầu tư vào những mỏ mới và đương nhiên là cần giá dầu tăng cao hơn để thu hồi được lợi nhuận.
Hơn nữa, các ngân hàng như Morgan Stanley hay ANZ đều dự đoán giá dầu sẽ chỉ giao động quanh mức 30 USD/thùng trong năm nay.
Theo: Hoàng Nam / Tri Thức Trẻ
Tuy nhiên, giờ đây nhiều công ty cho biết họ đã tìm ra được giải pháp nhằm chấp nhận mức giá dầu thấp hơn để tăng cường sản xuất thêm dầu.
Nhận định trên cho thấy sự phục hồi đáng kể của ngành dầu đá phiến Mỹ sau đợt biến động giá dầu thời kỳ qua, đồng thời gửi lời cảnh báo đến các đối thủ trên thị trường dầu mỏ.
Việc các hãng sản xuất dầu đá phiến Mỹ có thể khai thác thêm với mức giá thấp hơn nhiều khả năng sẽ khiến giá dầu sẽ còn thấp trong thời gian dài nữa.
Hãng khai thác dầu đá phiến Continental Resources cho biết sẽ tăng cường đầu tư khai thác thêm nếu giá dầu thô WTI Mỹ tăng lên gần 40 USD/thùng. Nếu điều này xảy ra, sản lượng sản xuất của hãng trong năm 2017 sẽ tăng thêm 10% sau đầu tư.
Trong khi đó, tập đoàn Rival Whiting Petroleum ở Bắc Dakota cho biết họ sẽ dừng khai thác các mỏ mới từ cuối tháng 3/2016 nhưng sẽ xem xét hoạt động tiếp một số mỏ nếu giá dầu chạm 40-45 USD/thùng.
Mức giá trên thấp hơn rất nhiều so với tuyên bố chỉ mở rộng khai thác nếu giá dầu đạt 70 USD/thùng vào năm trước.
Những tuyên bố trên cho thấy các công ty dầu đá phiến Mỹ đã biết cách giảm đáng kể chi phí cũng như tăng hiệu quả hoạt động của các giàn khoan trước tình hình giá dầu đi xuống và đây là một thông tin không hề tốt đối với Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Theo hãng tin CNBC, việc các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ cắt giảm sản lượng đã kiềm chế phần nào đà giảm giá mạnh của dầu mỏ. Tuy nhiên, sự kiềm chế này là có giới hạn nếu giá dầu tăng trở lại, khiến các công ty khai thác tiếp tục đầu tư khoan dầu đá phiến.
Trên thị trường kỳ hạn, giá dầu giao năm 2017 được rao ở mức 45 USD/thùng.
Tình trạng giá dầu có mức giảm mạnh nhất kể từ thập niên 80 đã khiến nhiều công ty sản xuất dầu đá phiến phải lao đao, nhưng yếu tố này cũng thúc đẩy hàng loạt doanh nghiệp tăng cường tiết kiệm chi phí và nghiên cứu những công nghệ mới để tăng hiệu suất khai thác.
Hãng Hess Corp, chiếm 1/15 sản lượng tại miền Bắc Dakota-Mỹ cho biết đã cắt giảm được 28% chi phí khai thác trong năm ngoái.
Mới đây, các nhà sản xuất dầu lớn trên thế giới là Nga và OPEC đã có cuộc thảo luận về việc giữu nguyên sản lượng nhằm thúc đẩy giá dầu tăng trở lại.
Một yếu tố nữa khiến ngành sản xuất dầu đá phiến có cơ hội lần thứ 2 là các mỏ khai thác dở. Chi phí cho những mỏ này thấp hơn việc khoan những mỏ mới. Hiện vùng Bắc Dakota có khoảng 945 mỏ như vậy.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng việc khai thác những mỏ dở này chỉ khiến sản lượng tăng trong một thời gian ngắn. Về dài hạn, các công ty vẫn cần đầu tư vào những mỏ mới và đương nhiên là cần giá dầu tăng cao hơn để thu hồi được lợi nhuận.
Hơn nữa, các ngân hàng như Morgan Stanley hay ANZ đều dự đoán giá dầu sẽ chỉ giao động quanh mức 30 USD/thùng trong năm nay.
Theo: Hoàng Nam / Tri Thức Trẻ
Relate Threads