Đầu xuân 2017, đồng hồ đếm ngược đang tiến dần về ngày vận hành thương mại của siêu Dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn. Đây là dấu mốc có ý nghĩa lớn lao với Khu kinh tế Nghi Sơn - khu kinh tế trọng điểm của cả nước nói chung, của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa nói riêng trong những năm đầu triển khai Nghị quyết Đảng bộ tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016 - 2020.
Siêu dự án chuẩn bị về đích
Được đánh giá là dự án có sức lan tỏa lớn đến toàn bộ nền kinh tế của tỉnh Thanh Hóa nói riêng, khu vực Bắc Trung bộ nói chung, Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn với tổng mức đầu tư trên 9 tỷ USD là dự án công nghiệp nặng, sử dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay và là dự án trọng điểm quốc gia.
Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Dự kiến, khi đi vào hoạt động, Dự án sẽ đảm bảo khả năng tự cung cấp xăng, dầu của Việt Nam từ 30% hiện nay lên 70%. Với các sản phẩm sau lọc hóa dầu, Dự án sẽ tạo động lực to lớn cũng như cơ hội để Khu kinh tế Nghi Sơn thu hút các ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất hóa chất, hạt nhựa và cơ khí chế tạo.
Để bảo đảm tiến độ thực hiện Dự án, trong quá trình thi công, nhất là những thời gian cao điểm, các nhà thầu đã huy động về công trường 30.000 cán bộ, chuyên gia và công nhân. Đến hết tháng 11/2016, tổng số giờ công lao động đạt 160 triệu giờ, thi công đạt 98% tổng khối lượng. Trong đó, kết cấu bê tông hoàn thành 100% khối lượng, kết cấu thép 100%, thiết bị 99%, lắp đặt đường ống trên mặt đất 98%, lắp đặt đường ống dưới mặt đất 100%, bể chứa 99%...
Hiện, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn cùng với tổ hợp nhà thầu EPC JGCS đang có nhiều giải pháp kỹ thuật để bảo đảm tiến độ thực hiện Dự án. Đồng thời, huy động nguồn lực tốt nhất của nhà thầu phụ, nhà thầu chính, chủ đầu tư và lên kế hoạch làm việc bình thường trong dịp Tết Đinh Dậu 2017 với mục tiêu hoàn thành xây dựng Dự án sớm nhất. Dự kiến, Dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ vận hành thương mại vào cuối năm nay sau 8 tháng chạy thử.
Nghi Sơn “mở”
Cuối tháng 7/2015, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn đã tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc mở rộng Khu kinh tế Nghi Sơn và văn bản chấp thuận điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.
Trên cơ sở này, Khu kinh tế Nghi Sơn sẽ có tổng diện tích 106.000 ha, bao gồm 66.497,57ha đất liền và đảo, 39.502,43ha mặt nước, với phần diện tích mở rộng là 47.885,77 ha đất liền và đảo, 39.502,43 ha mặt nước. Như vậy, diện tích Khu kinh tế Nghi Sơn sẽ tăng lên gần 6 lần so với trước, bao gồm toàn bộ diện tích thuộc địa giới hành chính của huyện Tĩnh Gia (33 xã và 1 thị trấn).
Quyết định của Thủ tướng cũng sửa đổi mục tiêu phát triển chủ yếu của Khu kinh tế Nghi Sơn nhằm khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý… Mục tiêu phát triển từ nay đến năm 2025 của Khu kinh tế Nghi Sơn là “hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh đặc biệt thuận lợi, triển khai một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và sản xuất, kinh doanh”. Sau năm 2025, sẽ phát triển đồng bộ về công nghiệp, dịch vụ; thương mại; tài chính; văn hóa - xã hội; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; gắn phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh; đầu tư phát triển đồng bộ và hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng trong các khu đô thị sinh thái, thân thiện với môi trường, đạt tiêu chuẩn cao; phát triển theo mô hình đô thị xanh và bền vững; phấn đấu trở thành khu vực phát triển năng động và hiện đại.
Ngay trong năm 2016, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai tổ chức lập mới, điều chỉnh quy hoạch chi tiết các khu chức năng, đảm bảo thực trạng và phát triển. Theo đó, Ban đã trình 9 đồ án quy hoạch chi tiết và được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt 6 đồ án. Ngoài ra, Ban đã tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu tư vấn lập quy hoạch đối với 3 gói thầu, hoàn thiện hồ sơ trình quyết toán 6 dự án.
Năm 2017, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đưa ra một loạt mục tiêu thực hiện nhiệm vụ. Cụ thể là lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn, trên cơ sở đó, lập một số đồ án quy hoạch chi tiết khu vực mở rộng để quản lý quy hoạch và mời gọi đầu tư.
Nghi Sơn “phục vụ”
Với phương châm thành công của doanh nghiệp, nhà đầu tư là thành công của Nghi Sơn, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa quyết tâm xây dựng nền hành chính phục vụ, qua đó thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp.
Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp luôn sẵn sàng cùng doanh nghiệp giải quyết những khó khăn, vướng mắc, giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng, ổn định sản xuất kinh doanh, tạo niềm tin của doanh nghiệp đối với cơ quan quản lý nhà nước, góp phần tích cực vào cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Bên cạnh đó, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp còn chủ động phối hợp với công đoàn và các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, kịp thời nắm bắt và xử lý những vấn đề phát sinh, không để xảy ra tình trạng đình công, lãn công hoặc ngừng việc tập thể.
Năm 2016 được ghi nhận là năm các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp được giữ vững, đồng thời tiếp tục có bước phát triển. Cụ thể, giá trị sản xuất kinh doanh đạt 33.744 tỷ đồng, tăng 30% so với 2015; doanh thu đạt 35.028 tỷ đồng, tăng 51% so với 2015; giá trị xuất khẩu đạt 715 triệu USD, tăng 23% so với 2015... Năm qua, Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp nộp ngân sách nhà nước 2.581 tỷ đồng, tăng 4% năm 2015; cấp mới 04 giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D cho mặt hàng xi măng với tổng giá trị 1,3 triệu USD… Đáng chú ý là trong năm 2016, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp còn giải quyết việc làm cho khoảng 11.000 lao động, nâng tổng số lao động đang làm việc trong doanh nghiệp trên địa bàn khu kinh tế và khu công nghiệp (không kể khoảng 20.000 lao động đang làm việc cho các nhà thầu xây dựng trên công trường) lên 73.481 lao động, tăng 2.644 lao động so với năm 2015.
Một mùa xuân mới lại về trên Khu kinh tế Nghi Sơn. Cùng với mùa xuân mới, những dấu mốc mới về sự phát triển, về sức lan tỏa đang dần trở thành hiện thực.
Siêu dự án chuẩn bị về đích
Được đánh giá là dự án có sức lan tỏa lớn đến toàn bộ nền kinh tế của tỉnh Thanh Hóa nói riêng, khu vực Bắc Trung bộ nói chung, Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn với tổng mức đầu tư trên 9 tỷ USD là dự án công nghiệp nặng, sử dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay và là dự án trọng điểm quốc gia.
Để bảo đảm tiến độ thực hiện Dự án, trong quá trình thi công, nhất là những thời gian cao điểm, các nhà thầu đã huy động về công trường 30.000 cán bộ, chuyên gia và công nhân. Đến hết tháng 11/2016, tổng số giờ công lao động đạt 160 triệu giờ, thi công đạt 98% tổng khối lượng. Trong đó, kết cấu bê tông hoàn thành 100% khối lượng, kết cấu thép 100%, thiết bị 99%, lắp đặt đường ống trên mặt đất 98%, lắp đặt đường ống dưới mặt đất 100%, bể chứa 99%...
Hiện, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn cùng với tổ hợp nhà thầu EPC JGCS đang có nhiều giải pháp kỹ thuật để bảo đảm tiến độ thực hiện Dự án. Đồng thời, huy động nguồn lực tốt nhất của nhà thầu phụ, nhà thầu chính, chủ đầu tư và lên kế hoạch làm việc bình thường trong dịp Tết Đinh Dậu 2017 với mục tiêu hoàn thành xây dựng Dự án sớm nhất. Dự kiến, Dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ vận hành thương mại vào cuối năm nay sau 8 tháng chạy thử.
Nghi Sơn “mở”
Cuối tháng 7/2015, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn đã tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc mở rộng Khu kinh tế Nghi Sơn và văn bản chấp thuận điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.
Trên cơ sở này, Khu kinh tế Nghi Sơn sẽ có tổng diện tích 106.000 ha, bao gồm 66.497,57ha đất liền và đảo, 39.502,43ha mặt nước, với phần diện tích mở rộng là 47.885,77 ha đất liền và đảo, 39.502,43 ha mặt nước. Như vậy, diện tích Khu kinh tế Nghi Sơn sẽ tăng lên gần 6 lần so với trước, bao gồm toàn bộ diện tích thuộc địa giới hành chính của huyện Tĩnh Gia (33 xã và 1 thị trấn).
Quyết định của Thủ tướng cũng sửa đổi mục tiêu phát triển chủ yếu của Khu kinh tế Nghi Sơn nhằm khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý… Mục tiêu phát triển từ nay đến năm 2025 của Khu kinh tế Nghi Sơn là “hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh đặc biệt thuận lợi, triển khai một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và sản xuất, kinh doanh”. Sau năm 2025, sẽ phát triển đồng bộ về công nghiệp, dịch vụ; thương mại; tài chính; văn hóa - xã hội; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; gắn phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh; đầu tư phát triển đồng bộ và hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng trong các khu đô thị sinh thái, thân thiện với môi trường, đạt tiêu chuẩn cao; phát triển theo mô hình đô thị xanh và bền vững; phấn đấu trở thành khu vực phát triển năng động và hiện đại.
Ngay trong năm 2016, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai tổ chức lập mới, điều chỉnh quy hoạch chi tiết các khu chức năng, đảm bảo thực trạng và phát triển. Theo đó, Ban đã trình 9 đồ án quy hoạch chi tiết và được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt 6 đồ án. Ngoài ra, Ban đã tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu tư vấn lập quy hoạch đối với 3 gói thầu, hoàn thiện hồ sơ trình quyết toán 6 dự án.
Năm 2017, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đưa ra một loạt mục tiêu thực hiện nhiệm vụ. Cụ thể là lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn, trên cơ sở đó, lập một số đồ án quy hoạch chi tiết khu vực mở rộng để quản lý quy hoạch và mời gọi đầu tư.
Nghi Sơn “phục vụ”
Với phương châm thành công của doanh nghiệp, nhà đầu tư là thành công của Nghi Sơn, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa quyết tâm xây dựng nền hành chính phục vụ, qua đó thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp.
Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp luôn sẵn sàng cùng doanh nghiệp giải quyết những khó khăn, vướng mắc, giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng, ổn định sản xuất kinh doanh, tạo niềm tin của doanh nghiệp đối với cơ quan quản lý nhà nước, góp phần tích cực vào cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Bên cạnh đó, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp còn chủ động phối hợp với công đoàn và các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, kịp thời nắm bắt và xử lý những vấn đề phát sinh, không để xảy ra tình trạng đình công, lãn công hoặc ngừng việc tập thể.
Năm 2016 được ghi nhận là năm các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp được giữ vững, đồng thời tiếp tục có bước phát triển. Cụ thể, giá trị sản xuất kinh doanh đạt 33.744 tỷ đồng, tăng 30% so với 2015; doanh thu đạt 35.028 tỷ đồng, tăng 51% so với 2015; giá trị xuất khẩu đạt 715 triệu USD, tăng 23% so với 2015... Năm qua, Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp nộp ngân sách nhà nước 2.581 tỷ đồng, tăng 4% năm 2015; cấp mới 04 giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D cho mặt hàng xi măng với tổng giá trị 1,3 triệu USD… Đáng chú ý là trong năm 2016, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp còn giải quyết việc làm cho khoảng 11.000 lao động, nâng tổng số lao động đang làm việc trong doanh nghiệp trên địa bàn khu kinh tế và khu công nghiệp (không kể khoảng 20.000 lao động đang làm việc cho các nhà thầu xây dựng trên công trường) lên 73.481 lao động, tăng 2.644 lao động so với năm 2015.
Một mùa xuân mới lại về trên Khu kinh tế Nghi Sơn. Cùng với mùa xuân mới, những dấu mốc mới về sự phát triển, về sức lan tỏa đang dần trở thành hiện thực.
Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn
Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) góp 25,1% vốn, Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait (KPE) góp 35,1%, Công ty Idemitsu Kosan (IKC) góp 35,1% và Công ty Hóa chất Mitsui (MCI) góp 4,7% vốn.
Giai đoạn I Dự án được xây dựng trên diện tích 358 ha (bao gồm cả 30,2 ha diện tích hành lang tuyến ống dẫn dầu), công suất 10 triệu tấn/năm.
Khi đi vào sản xuất thương mại, Dự án đảm bảo cung cấp xăng dầu cho toàn bộ miền Bắc, mỗi năm cung cấp ra thị trường 2,3 triệu tấn xăng, 2,9 triệu tấn diesel, 380.000 tấn nhựa polypropylene...
Sĩ Chức - Báo Đầu tư
Sửa lần cuối:
Relate Threads