Giá dầu gần như đi ngang trong phiên giao dịch ngày 13/12 nhờ nhu cầu tăng mạnh tại châu Á và nguồn cung được cắt giảm tại Abu Dhabi, Kuwait và Qatar như một phần trong thỏa thuận lịch sử của Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC).
Giá dầu Brent không đổi ở mức 55,69 USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 15 cent (0,23%) lên mức 52,98 USD/thùng.
Diễn biến giá dầu Brent trong 1 tháng qua (Nguồn: CNBC)
Mặc dù giá dầu không giảm nhưng thị trường đang phải đối mặt với nguy cơ các nhà đầu tư chốt lời sau khi giá dầu có đợt tăng mạnh kèo dài 1 tháng qua.
Kể từ giữa tháng 11, những tin đồn về việc OPEC và các quốc gia khác đồng ý cắt giảm sản lượng đã giúp thị trường phát triển tích cực, qua đó giúp dầu lấy lại ngưỡng tâm lý 50 USD/thùng.
Các nhà phân tích cho rằng thị trường vẫn đang chủ yếu được hỗ trợ bởi sự thay đổi nguồn cung chứ không phải nhu cầu. Ngoài ra, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa tăng mức tiêu thụ dự báo trong năm 2016 thêm 1,4 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, nếu vấn đề tuân thủ thỏa thuận của các quốc gia trong thỏa thuận lần này không được đảm bảo, giá dầu sẽ chuyển biến rất nhanh. Các nhà phân tích của PVM cho rằng thị trường sẽ dựa vào 3 tháng đầu tiên của thỏa thuận 6 tháng để đánh giá hiệu quả.
Sản lượng tại Trung Quốc trong tháng 11 giảm 9% so với cùng kỳ năm trước xuống mức 3,915 triệu thùng/ngày nhưng vẫn cao hơn mức sản lượng 3,78 triệu thùng/ngày của tháng 10. Mức sản lượng của tháng 10 cũng là mức thấp nhất trong vòng hơn 7 năm qua.
Công ty Dầu mỏ Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) cho biết họ sẽ cắt giảm sản lượng tại các mỏ dầu đi 3-5%.
Tại thị trường lớn thứ 2 châu Á - Ấn Độ, nhu cầu xăng dầu trong tháng 11 tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 4,07 triệu thùng/ngày.
Giá dầu Brent không đổi ở mức 55,69 USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 15 cent (0,23%) lên mức 52,98 USD/thùng.
Diễn biến giá dầu Brent trong 1 tháng qua (Nguồn: CNBC)
Kể từ giữa tháng 11, những tin đồn về việc OPEC và các quốc gia khác đồng ý cắt giảm sản lượng đã giúp thị trường phát triển tích cực, qua đó giúp dầu lấy lại ngưỡng tâm lý 50 USD/thùng.
Các nhà phân tích cho rằng thị trường vẫn đang chủ yếu được hỗ trợ bởi sự thay đổi nguồn cung chứ không phải nhu cầu. Ngoài ra, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa tăng mức tiêu thụ dự báo trong năm 2016 thêm 1,4 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, nếu vấn đề tuân thủ thỏa thuận của các quốc gia trong thỏa thuận lần này không được đảm bảo, giá dầu sẽ chuyển biến rất nhanh. Các nhà phân tích của PVM cho rằng thị trường sẽ dựa vào 3 tháng đầu tiên của thỏa thuận 6 tháng để đánh giá hiệu quả.
Sản lượng tại Trung Quốc trong tháng 11 giảm 9% so với cùng kỳ năm trước xuống mức 3,915 triệu thùng/ngày nhưng vẫn cao hơn mức sản lượng 3,78 triệu thùng/ngày của tháng 10. Mức sản lượng của tháng 10 cũng là mức thấp nhất trong vòng hơn 7 năm qua.
Công ty Dầu mỏ Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) cho biết họ sẽ cắt giảm sản lượng tại các mỏ dầu đi 3-5%.
Tại thị trường lớn thứ 2 châu Á - Ấn Độ, nhu cầu xăng dầu trong tháng 11 tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 4,07 triệu thùng/ngày.
NDH.vn
Relate Threads