Bị cáo Nguyễn Ngọc Quý đã làm đơn xin kháng cáo toàn bộ nội dung liên quan đến hình phạt và mức bồi thường mà Bản án hình sự sơ thẩm số 33/HSST của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
Sau khi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam – PVC) và các đồng phạm trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại PVC, bị cáo Nguyễn Ngọc Quý (sinh năm 1953, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC) đã làm đơn xin kháng cáo toàn bộ nội dung liên quan đến hình phạt và mức bồi thường mà Bản án hình sự sơ thẩm số 33/HSST của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội ngày 22/1/2018 đã tuyên đối với bị cáo.
Cụ thể, tại Bản án hình sự sơ thẩm số 33/HSST, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên bị cáo Nguyễn Ngọc Quý phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 165, khoản 3 – Bộ luật Hình sự năm 1999 và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Ngọc Quý 6 năm tù, buộc bồi thường thiệt hại 6 tỷ đồng.
Bị cáo Nguyễn Ngọc Quý và Vũ Đức Thuận
Trong đơn kháng cáo, bị cáo Nguyễn Ngọc Quý đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo với lý do: Trong quá trình công tác tại PVC, bị cáo Quý tự nhận thấy bản thân có một phần trách nhiệm với việc chưa hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao cho nên đã vô tình gây ra hậu quả, gây thiệt hại cho Nhà nước.
Theo bị cáo Quý, việc này có một phần lỗi xuất phát từ sự cả tin và quá chấp hành chỉ đạo của cấp trên mà không được cung cấp thông tin một cách đầy đủ, khách quan. Đồng thời, một phần cũng là do trình độ, năng lực chuyên môn của bản thân trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính yếu kém.
Quá trình giải quyết vụ án, bị cáo Quý cho rằng mình đã thật sự nhận ra những sai sót của bản thân và ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng nhanh chóng làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Bị cáo Quý mong muốn được góp phần công sức của mình để khắc phục những sai phạm trong quá trình công tác, nhưng do hiện đã nghỉ hưu nên không có điều kiện thực hiện.
Bị cáo Nguyễn Ngọc Quý cho rằng Bản án cấp sơ thẩm với hình phạt 6 năm tù giam và bồi thường thiệt hại 6 tỷ đồng cho Nhà nước là quá nặng. Đồng thời, cho rằng tuổi đã cao, sức khỏe không tốt, nhiều bệnh tật, bị cáo có nhân thân tốt, lần đầu phạm tội… nên bị cáo Quý làm đơn kháng cáo xin Tòa cấp phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt để bị cáo có thể trở về với gia đình và đóng góp một phần sức lực của mình để sửa chữa cho những hành vi sai phạm mà bị cáo thực hiện trong quá trình công tác.
Bản án sơ thẩm xác định, bị cáo Nguyễn Ngọc Quý với vai trò là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC, mặc dù biết rõ việc ký hợp đồng EPC số 33 ngày 28/2/2011 là chưa đủ cơ sở và thiếu căn cứ pháp lý, đến thời điểm ký hợp đồng chủ đầu tư là PVPower chưa có thiết kế kỹ thuật hiệu chỉnh, tổng dự toán, chưa có hồ sơ yêu cầu, biên bản thương thảo hợp đồng… nhưng bị cáo vẫn ký Nghị quyết thông qua nội dung Hợp đồng EPC số 33, cho chủ trương và chỉ đạo Ban Tổng Giám đốc PVC xin tạm ứng tiền và chỉ đạo sử dụng tiền tạm ứng này sai mục đích.
Hành vi của bị cáo Nguyễn Ngọc Quý đã phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 165 - Bộ luật Hình sự năm 1999. Bị cáo Quý phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, gây tổn hại rất lớn về mặt kinh tế cho Nhà nước, cần phải xử lý nghiêm khắc.
Tuy nhiên, xét hành vi của bị cáo Quý có mức độ, trong quá trình điều tra và tại phiên tòa cũng đã thừa nhận một phần sai phạm, có nhiều thành tích trong quá trình công tác, do vậy Hội đồng xét xử đã cân nhắc giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo Nguyễn Ngọc Quý./.
Sau khi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam – PVC) và các đồng phạm trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại PVC, bị cáo Nguyễn Ngọc Quý (sinh năm 1953, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC) đã làm đơn xin kháng cáo toàn bộ nội dung liên quan đến hình phạt và mức bồi thường mà Bản án hình sự sơ thẩm số 33/HSST của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội ngày 22/1/2018 đã tuyên đối với bị cáo.
Cụ thể, tại Bản án hình sự sơ thẩm số 33/HSST, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên bị cáo Nguyễn Ngọc Quý phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 165, khoản 3 – Bộ luật Hình sự năm 1999 và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Ngọc Quý 6 năm tù, buộc bồi thường thiệt hại 6 tỷ đồng.
Bị cáo Nguyễn Ngọc Quý và Vũ Đức Thuận
Theo bị cáo Quý, việc này có một phần lỗi xuất phát từ sự cả tin và quá chấp hành chỉ đạo của cấp trên mà không được cung cấp thông tin một cách đầy đủ, khách quan. Đồng thời, một phần cũng là do trình độ, năng lực chuyên môn của bản thân trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính yếu kém.
Quá trình giải quyết vụ án, bị cáo Quý cho rằng mình đã thật sự nhận ra những sai sót của bản thân và ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng nhanh chóng làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Bị cáo Quý mong muốn được góp phần công sức của mình để khắc phục những sai phạm trong quá trình công tác, nhưng do hiện đã nghỉ hưu nên không có điều kiện thực hiện.
Bị cáo Nguyễn Ngọc Quý cho rằng Bản án cấp sơ thẩm với hình phạt 6 năm tù giam và bồi thường thiệt hại 6 tỷ đồng cho Nhà nước là quá nặng. Đồng thời, cho rằng tuổi đã cao, sức khỏe không tốt, nhiều bệnh tật, bị cáo có nhân thân tốt, lần đầu phạm tội… nên bị cáo Quý làm đơn kháng cáo xin Tòa cấp phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt để bị cáo có thể trở về với gia đình và đóng góp một phần sức lực của mình để sửa chữa cho những hành vi sai phạm mà bị cáo thực hiện trong quá trình công tác.
Bản án sơ thẩm xác định, bị cáo Nguyễn Ngọc Quý với vai trò là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC, mặc dù biết rõ việc ký hợp đồng EPC số 33 ngày 28/2/2011 là chưa đủ cơ sở và thiếu căn cứ pháp lý, đến thời điểm ký hợp đồng chủ đầu tư là PVPower chưa có thiết kế kỹ thuật hiệu chỉnh, tổng dự toán, chưa có hồ sơ yêu cầu, biên bản thương thảo hợp đồng… nhưng bị cáo vẫn ký Nghị quyết thông qua nội dung Hợp đồng EPC số 33, cho chủ trương và chỉ đạo Ban Tổng Giám đốc PVC xin tạm ứng tiền và chỉ đạo sử dụng tiền tạm ứng này sai mục đích.
Hành vi của bị cáo Nguyễn Ngọc Quý đã phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 165 - Bộ luật Hình sự năm 1999. Bị cáo Quý phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, gây tổn hại rất lớn về mặt kinh tế cho Nhà nước, cần phải xử lý nghiêm khắc.
Tuy nhiên, xét hành vi của bị cáo Quý có mức độ, trong quá trình điều tra và tại phiên tòa cũng đã thừa nhận một phần sai phạm, có nhiều thành tích trong quá trình công tác, do vậy Hội đồng xét xử đã cân nhắc giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo Nguyễn Ngọc Quý./.
Kim Anh/TTXVN
Relate Threads