Theo Nikkei Asia, tập đoàn SapuraKencana Petroleum đã hủy kế hoạch mua tài sản tại Việt Nam từ công ty Petronas Carigali với giá 400 triệu USD.
Trước đó, tháng 11/2014, SapuraKencana đã ký thỏa thuận mua ba lô dầu khí ngoài khơi của Việt Nam từ Petronas Carigali – công ty con của tập đoàn Petronas.
Các tài sản sẽ được chuyển giao gồm 50% lợi ích tại Lô 01/97 và 02/97 bể Cửu Long; 40% lợi ích tại Lô 10 và 11.1 bể Nam Côn Sơn; 36,84% lợi ích tại Lô 46- Cái Nước, bể Malay – Thổ Chu.
Đây được xem như một động thái giúp công ty bảo toàn tiền mặt trong bối cảnh giá dầu thô lao dốc và đồng ringgit mất giá.
Tính đến tháng 10/2014, tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu của SapuraKencana đạt 1,3 lần, vượt xa mức trung bình 0,4 – 0,6 lần của ngành dầu khí Malaysia.
Nếu theo đuổi kế hoạch với 100% vốn đi vay, tỷ lệ này có thể nhích lên 1,4 lần, theo tính toán của ngân hàng đầu tư HongLeong Investment Bank. Thêm vào đó, rủi ro đi kèm với gánh nặng nợ cũng tăng lên khi giá dầu thô toàn cầu lao dốc.
Theo thỏa thuận, SapuraKencana sẽ đặt cọc 10% giá trị khi ký vào thỏa thuận, tuy nhiên đây là khoản đặt cọc có thể hoàn trả, do đó HongLeong Investment Bank ước tính chi phí phát sinh từ việc hủy bỏ thỏa thuận là không lớn.
Cổ phiếu SapuraKencana giảm 0,6% trên sàn giao dịch chứng khoán Malaysia sau thông tin trên.
SapuraKencana Petroleum là nhà cung cấp dịch vụ dầu khí lớn nhất Malaysia tính theo doanh thu.
Đây là một trong những doanh nghiệp lớn nhất thế giới trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ phụ trợ cho các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí, với hoạt động chính là khoan thăm dò và xây dựng các công trình dầu khí ngoài khơi.
Doanh nghiệp này cũng đồng thời sở hữu các hoạt động liên quan đến việc sản xuất và khai thác dầu, khí.
Trước đó, tháng 11/2014, SapuraKencana đã ký thỏa thuận mua ba lô dầu khí ngoài khơi của Việt Nam từ Petronas Carigali – công ty con của tập đoàn Petronas.
Các tài sản sẽ được chuyển giao gồm 50% lợi ích tại Lô 01/97 và 02/97 bể Cửu Long; 40% lợi ích tại Lô 10 và 11.1 bể Nam Côn Sơn; 36,84% lợi ích tại Lô 46- Cái Nước, bể Malay – Thổ Chu.
Tính đến tháng 10/2014, tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu của SapuraKencana đạt 1,3 lần, vượt xa mức trung bình 0,4 – 0,6 lần của ngành dầu khí Malaysia.
Nếu theo đuổi kế hoạch với 100% vốn đi vay, tỷ lệ này có thể nhích lên 1,4 lần, theo tính toán của ngân hàng đầu tư HongLeong Investment Bank. Thêm vào đó, rủi ro đi kèm với gánh nặng nợ cũng tăng lên khi giá dầu thô toàn cầu lao dốc.
Theo thỏa thuận, SapuraKencana sẽ đặt cọc 10% giá trị khi ký vào thỏa thuận, tuy nhiên đây là khoản đặt cọc có thể hoàn trả, do đó HongLeong Investment Bank ước tính chi phí phát sinh từ việc hủy bỏ thỏa thuận là không lớn.
Cổ phiếu SapuraKencana giảm 0,6% trên sàn giao dịch chứng khoán Malaysia sau thông tin trên.
SapuraKencana Petroleum là nhà cung cấp dịch vụ dầu khí lớn nhất Malaysia tính theo doanh thu.
Đây là một trong những doanh nghiệp lớn nhất thế giới trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ phụ trợ cho các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí, với hoạt động chính là khoan thăm dò và xây dựng các công trình dầu khí ngoài khơi.
Doanh nghiệp này cũng đồng thời sở hữu các hoạt động liên quan đến việc sản xuất và khai thác dầu, khí.
Theo: bizlive.vn/
Relate Threads