Tập đoàn Dầu mỏ Ấn Độ (IOC) sẽ nhận hơn một triệu thùng dầu nặng của Mỹ trong tháng 10 - vụ mua dầu thô Mỹ đầu tiên từ một công ty năng lượng của Ấn Độ, Trưởng bộ phận tài chính của IOC trao đổi với Reuters, và chắc chắn đây không phải là vụ làm ăn cuối cùng.
Hợp đồng này bao gồm 1,6 triệu thùng dầu Mars cộng với 400.000 thùng Western Canadian Select, được vận chuyển bởi PetroChina. IOC cho biết giá "rất cạnh tranh" với Basra Light của Iraq, và nếu vẫn giữ nguyên như vậy thì dầu của Mỹ sẽ được vận chuyển tới Ấn Độ nhiều hơn.
Reuters ghi nhận, hỗn hợp dầu thô nặng hơn là một sự ưa chuộng mới của các nhà máy lọc dầu Ấn Độ, vốn gần đây đã trải qua hoạt động tu sửa trên quy mô lớn, và có giá rẻ hơn so với hỗn hợp dầu nhẹ hơn. Ấn Độ gia nhập cùng với Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và Australia như là nước nhập khẩu dầu mỏ của Mỹ khi các quốc gia Châu A-Thái Bình Dương đang tìm cách đa dạng hóa nguồn dầu nhập khẩu của họ.
Xuất khẩu dầu thô của Mỹ đang tăng lên, đạt mức cao kỷ lục 1,3 triệu thùng/ngày trong tuần cuối cùng của tháng 5, với mức trung bình trong tháng 5 là 1,02 triệu thùng/ngày. Ngoài các nước châu Á, các quốc gia châu Âu và một vài nước Nam Mỹ nằm trong số các nhà nhập khẩu dầu thô của Mỹ. Canada là nhà nhập khẩu hàng đầu, với 372.000 thùng/ngày từ nước láng giềng phía Nam hồi tháng 5.
Hạn chế xuất khẩu dầu thô Mỹ đã được dỡ bỏ hồi tháng 12 năm 2015, và năm ngoái Mỹ đã xuất khẩu trung bình 520.000 thùng dầu mỗi ngày, theo dữ liệu EIA. Trong khi Canada vẫn là điểm đến lớn nhất cho xuất khẩu dầu thô của Mỹ, thì phần đóng góp của Canada vào xuất khẩu dầu thô của Mỹ đã giảm mạnh, từ 92 phần trăm trong năm 2015 xuống còn 58 phần trăm vào năm 2016, EIA cho biết trong tháng trước.
Ấn Độ là nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ 3 trên thế giới và tháng 8 năm ngoái, tỷ lệ nhập khẩu hàng ngày đạt mức cao kỷ lục 4,45 triệu thùng/ngày. Có tới khoảng 80% nhu cầu dầu thô của nước này đang được đáp ứng bởi nhập khẩu, điều này làm cho việc đa dạng hoá trở thành một vấn đề đặc biệt cấp bách. Vấn đề này thậm chí đã trở nên cấp thiết hơn trong thời gian gần đây, sau cuộc tranh cãi với Iran về việc triển khai mỏ khí Farzad-B, mà Tehran gần đây đã trao quyền cho Gazprom của Nga, thay vì ONGC và các đối tác Ấn Độ.
Hợp đồng này bao gồm 1,6 triệu thùng dầu Mars cộng với 400.000 thùng Western Canadian Select, được vận chuyển bởi PetroChina. IOC cho biết giá "rất cạnh tranh" với Basra Light của Iraq, và nếu vẫn giữ nguyên như vậy thì dầu của Mỹ sẽ được vận chuyển tới Ấn Độ nhiều hơn.
Reuters ghi nhận, hỗn hợp dầu thô nặng hơn là một sự ưa chuộng mới của các nhà máy lọc dầu Ấn Độ, vốn gần đây đã trải qua hoạt động tu sửa trên quy mô lớn, và có giá rẻ hơn so với hỗn hợp dầu nhẹ hơn. Ấn Độ gia nhập cùng với Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và Australia như là nước nhập khẩu dầu mỏ của Mỹ khi các quốc gia Châu A-Thái Bình Dương đang tìm cách đa dạng hóa nguồn dầu nhập khẩu của họ.
Hạn chế xuất khẩu dầu thô Mỹ đã được dỡ bỏ hồi tháng 12 năm 2015, và năm ngoái Mỹ đã xuất khẩu trung bình 520.000 thùng dầu mỗi ngày, theo dữ liệu EIA. Trong khi Canada vẫn là điểm đến lớn nhất cho xuất khẩu dầu thô của Mỹ, thì phần đóng góp của Canada vào xuất khẩu dầu thô của Mỹ đã giảm mạnh, từ 92 phần trăm trong năm 2015 xuống còn 58 phần trăm vào năm 2016, EIA cho biết trong tháng trước.
Ấn Độ là nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ 3 trên thế giới và tháng 8 năm ngoái, tỷ lệ nhập khẩu hàng ngày đạt mức cao kỷ lục 4,45 triệu thùng/ngày. Có tới khoảng 80% nhu cầu dầu thô của nước này đang được đáp ứng bởi nhập khẩu, điều này làm cho việc đa dạng hoá trở thành một vấn đề đặc biệt cấp bách. Vấn đề này thậm chí đã trở nên cấp thiết hơn trong thời gian gần đây, sau cuộc tranh cãi với Iran về việc triển khai mỏ khí Farzad-B, mà Tehran gần đây đã trao quyền cho Gazprom của Nga, thay vì ONGC và các đối tác Ấn Độ.
Nguồn tin: xangdau.net
Relate Threads